Hoạt động thƣơng mại nhằm mục đích trao đổi những mặt

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại đàng trong nhật bản thời kỳ các chúa nguyễn (1558 1777) (Trang 63)

thiết yếu để phát triển kinh tế mỗi nƣớc

Thế kỉ XVI, Việt Nam và Nhật Bản đều diễn ra những biến động chính trị lớn. Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất Thuận Hóa, bắt đầu gây dựng cơ nghiệp cho họ Nguyễn. Ông chịu sự uy hiếp từ chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, nên tìm mọi cách giao thƣơng, mở rộng quan hệ với bên ngoài. Mục đích của chúa Nguyễn Hoàng là phát triển kinh tế, trao đổi và mua bán vũ khí từ ngoài vào để chống lại lực lƣợng của chúa Trịnh.

Việc buôn bán, trao đổi thƣơng mại với Nhật Bản đã góp phần tạo nên sự tăng vọt của nền kinh tế Đàng Trong đầu thế kỉ XVII. Nhờ vậy, chúa Nguyễn đã có thể trang bị cho mình những khí giới tiên tiến để có thể chống cự lại với chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Đàng Trong với những đặc điểm của một quốc gia đã ra đời và phát triển trên sự phát triển một cách thành công nền thƣơng mại và kinh tế trong bốn thập niên đầu thế kỉ XVII.

Ở Nhật Bản, cùng với những chủ trƣơng thiết lập thể chế chính trị, xã hội mới, Tokugawa Ieyasu cho thực hiện chính sách đối ngoại cởi mở, khuyến khích phát triển ngoại thƣơng. Thời kì 1601 - 1635, Nhật Bản mở rộng quan hệ đối ngoại, tiếp thu những kiến thức mới về kĩ thuật. Nhu cầu trao đổi hàng

hóa: bạc và tơ lụa, hƣơng liệu... thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Nhật Bản với các nƣớc Đông Nam Á, trong đó có Đàng Trong của Việt Nam.

Ngƣời Nhật rất chuộng tơ, lụa ở Đàng Trong.

Ngƣời Nhật tới Đàng Trong thoạt tiên là vì tơ, lụa. Họ có thể mua tơ lụa ở đây dễ dàng hơn ở các nơi khác vì tại cảng chính là Hội An có một số ngƣời Nhật sinh sống và những ngƣời Nhật này có thể thu gom tơ sống trƣớc khi tàu của họ tới. Hoạt động này quan trọng đến nỗi giá tơ lụa ở Đàng Trong vào thời này lên xuống tùy theo nhịp độ Châu ấn thuyền tới cảng [43, tr.103].

Ngoài ra, thƣơng nhân Nhật còn yêu thích các loại đặc sản Đàng Trong nhƣ yến sào, kì nam, trầm hƣơng. Những ngƣời theo Hồi giáo hoặc Phật giáo có tục hỏa táng với các thứ gỗ thơm, vì vậy các thƣơng nhân nƣớc ngoài và đặc biệt là thƣơng nhân Nhật đến đây mua rất nhiều.

Trao đổi buôn bán thƣơng mại đã tạo nên những vùng chuyên canh trồng cây nông nghiệp, dâu tằm, mía, quế... Ngành khai thác lâm sản nhƣ sừng tê giác, ngàvoi, trầm hƣơng rất phát triển.

Nếu nhƣ thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản diễn ra nhằm trao đổi những hàng hóa thiết yếu, phục vụ cho nhu cầu của mỗi bên thì thƣơng mại giữa Đàng Trong với Trung Quốc và nhiều quốc gia khác, hàng hóa trao đổi có phần đa dạng hơn, mục đích chủ yếu là kiếm lời và mở rộng thị trƣờng buôn bán. Thƣơng nhân Trung Quốc đến buôn bán ở Đàng Trong hay làm trung gian trong thƣơng mại Đàng Trong - Nhật Bản (mua tiền kim loại ở Nhật Bản với giá thấp, sau đó mang tới Đàng Trong bán với giá cao hơn) chỉ nhằm mục đích kiếm lời, làm giàu. Thƣơng nhân VOC (Hà Lan), Bồ Đào Nha đến Đàng Trong buôn bán chủ yếu nhằm mục đích lợi nhuận và tìm kiếm thị trƣờng. Đây là một điểm khác biệt trong giao lƣu thƣơng mại giữa Đàng Trong - Nhật Bản và với các quốc gia khác.

Nhƣ vậy, từ nhu cầu cần thiết để sinh tồn và phát triển mà Đàng Trong và Nhật Bản đều mở rộng hoạt động ngoại thƣơng nhằm mục đích phát triển kinh tế mỗi bên. Điều này đã góp phần nâng cao đời sống kinh tế xã hội của cả vùng đất mới Đàng Trong phát triển nhanh chóng và về một số mặt nào đó còn mạnh hơn cả vùng đất Đàng Ngoài.

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại đàng trong nhật bản thời kỳ các chúa nguyễn (1558 1777) (Trang 63)