Hiện trạng sử dụng các loại phí trong hoạt động giao thông tại Hà Nộ

Một phần của tài liệu luận văn kỹ thuật môi trường Sử dụng biện pháp thu phí nhằm hạn chế phương tiện giao thông cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội cho mục đích nâng cao chất lượng môi trường (Trang 60)

1 Nhiệt điện 4.562 57.263 23.665 389 2Sản xuất công nghiệp,

2.3 Hiện trạng sử dụng các loại phí trong hoạt động giao thông tại Hà Nộ

Hiện nay việc sử dụng các công cụ kinh tế đặc biệt là các loại phí trong hoạt động giao thông tại Hà Nội hiện chưa được coi là một công cụ hữu hiệu để kiểm soát ô nhiễm không khí. Nhiều nước trên thế giới như Singapore, Anh, Nhật Bản đã sử dụng các công cụ kinh tế cách đây nhiều năm và coi nó như một chiếc “đũa thần” để giải quyết ách tắc giao thông và ô nhiễm không khí do các hoạt động giao thông gây ra. Tuy nhiên với Việt Nam, đây vẫn còn là một công cụ mới và để có thể áp dụng nó vào thực tế cần phải có lộ trình sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội.

Tại Hà Nội công cụ kinh tế thu phí đầu tiên được sử dụng là tăng phí đăng ký đối với xe máy để kiềm chế sự gia tăng quá nhanh của loại hình PTGT này. Theo đú, phớ đăng ký đối với xe máy tăng lên 5%. Tuy nhiên, khi áp dụng chính sách này vào thực tế, nó chưa thực sự đem lại hiệu quả đối với môi trường. Thứ nhất, tăng lệ phí đăng ký xe không khuyến khích người sử dụng quan tâm hơn đến chất lượng của phương tiện cũng như tác hại của việc sử dụng nó đối với môi trường. Vì vậy, đây là biện pháp chỉ quan tâm đến số lượng. Thứ hai, tăng lệ phí đăng ký xe chưa thực sự buộc người dân từ bỏ ý định mua xe. Vì trên thực tế, khi họ đã có đủ tiền để quyết định mua xe, hay mức độ cần thiết của chiếc xe là rất cao trong cuộc sống mưu sinh của họ thì việc phải đúng thờm tiền đăng ký xe không phải là vấn đề quan trọng. Họ sẽ vẫn chấp nhận bỏ thêm tiền để có được phương tiện đi lại. Vì vậy biện pháp này chưa thực sự hiệu quả trong việc giảm số lượng PTGTCN trên địa bàn thành phố. Năm 2007, nhằm mục tiêu giảm PTGTVN, Cục Đường bộ Việt Nam đã mạnh dạn đề xuất tăng lệ phí đối với xe cá nhân bằng 30 – 50% giá trị của phương tiện. Tuy nhiên, đề xuất này hiện đang chịu sự phản ứng quyết liệt của người dân. Họ cho rằng chính sách này đặt ra chỉ nhằm đối phó với áp lực của dư luận mà không hề nghĩ đến nhu cầu đi lại, kiếm sống của người dân. Vì vậy, trước mắt chính sách vẫn chưa được đưa vào áp dụng tại Hà Nội.

Nhiều hình thức thu phớ khỏc như phí dừng đỗ xe, phí gửi xe, phí thu thông qua xăng dầu đã được sử dụng rất hiệu quả ở nhiều nước phát triển trên thế giới nhưng hiện chưa được áp dụng tại Việt Nam do gặp phải nhiều vấn đề bất cập trong khâu quản lý cũng như đảm bảo quyền lợi cho người dân.

Mới đây, đề xuất thu phí đối với phương tiện cá nhân lưu thông vào giờ cao điểm theo ngày tháng của Cục Đường bộ Việt Nam được đưa ra với mức phí áp dụng tại TP. HCM là 10.000 đồng/ ngày đối với xe máy và 20.000 đồng/ngày đối với ô tô. Áp dụng vào điều kiện của Hà Nội, cần phải điều chỉnh lại mức phí này cho hợp lý hơn để việc thu phớ khụng trở thành gánh nặng kinh tế đối với người dân. Theo điều tra phỏng vấn người dân tại Hà Nội với 200 phiếu thì có tới trên 60% người không đồng tình với đề xuất thu phí này. Hầu hết trong số họ đều ý thức được về mục đích của đề xuất thu phí là nhằm tăng nguồn vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và hệ thống giao thông công cộng, giảm gánh nặng ô nhiễm môi trường không khí cho Hà Nội, giảm ách tắc giao thông đặc biệt là vào giờ cao điểm… nhưng một chính sách đánh vào túi tiền của người dân thì thường không được hưởng ứng. Có nhiều nguyên nhân của tình trạng này như ý thức trách nhiệm của người dân chưa cao, thu nhập của nhiều người còn ở mức thấp và việc sử dụng các PTGTCN là hết sức cần thiết trong công việc, cuộc sống của họ,… Thực tế này cho thấy những khó khăn đối với Chính quyền Hà Nội trong việc sử dụng các công cụ kinh tế để kiểm soát ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông gây ra.

Như vậy, hiện nay, việc sử dụng các loại phí để hạn chế PTGTCN trên địa bàn thành phố Hà Nội còn ở mức thấp. Trong tương lai, Chính quyền Hà Nội cần phải thắt chặt quản lý hơn nữa và tăng cường học hỏi kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới để sử dụng hiệu quả các công cụ kinh tế.

Một phần của tài liệu luận văn kỹ thuật môi trường Sử dụng biện pháp thu phí nhằm hạn chế phương tiện giao thông cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội cho mục đích nâng cao chất lượng môi trường (Trang 60)