Tốc độ cơ giới hóa
Trong những năm gần đây, cũng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt thì tốc độ cơ giới hóa tại Hà Nội cũng tăng mạnh mẽ. Cùng với dân số tăng cao, các loại hình PTGT cũng tăng với tốc độ chóng mặt qua các năm. Theo một điều tra được thực hiện cho Chương trình phát triển đô thị tổng thể Thủ đô Hà Nội (HAIDEP), người ta thống kê được hiện nay tại Hà Nội có tới 84% số hộ gia đình có xe máy và hơn 40% trong số đó là có nhiều hơn hai xe. Đối với ô tô, tuy số lượng đăng ký vẫn ở mức thấp, chỉ khoảng 1,6% hộ gia đình có xe con nhưng với mức sống ngày càng tăng cao như hiện nay thì con số này vẫn đang tăng lên nhanh chóng, đe dọa luồng giao thông ở một số khu vực trung tâm thành phố. Theo một số liệu thống kê khác của Bộ Giao thông Vận tải, năm 2007, số lượng phương tiện cơ giới ở Hà Nội là vào khoảng 1.710.309 xe với mật độ là 473 xe/1000 dân và mức độ tăng trưởng trung bình là 18%. Đặc biệt, số lượng xe cơ giới tăng cao, đạt tới mức 2000-3600 xe/giờ trong những giờ cao điểm và tại những nút giao thông quan trọng như Ngã Tư Sở, Giải Phóng, Đê La Thành, Trường Chinh… gây ra ách tắc giao thông, ô nhiễm khói bụi, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người.
Hiện nay, hệ thống xe buýt trên địa bàn thành phố cũng đang được hoàn thiện và mở rộng nhanh chóng nhưng tỷ phần của loại hình PTGT này vẫn chỉ đạt 5% trong tổng lượng nhu cầu giao thông đô thị. Hơn nữa, loại hình đi lại bằng xích lô tồn tại từ nước những năm 90 nay đã giảm dần và thay vào đó là taxi và xe ôm kết hợp với mức độ tăng trưởng kinh tế trung bình
năm của thành phố là 11% dự kiến cũng là một nguyên nhân làm tăng số lượng PTGTCN được sử dụng như ô tô, xe máy.
Hình 2.3: Số lượng phương tiện vận tải chuyên nghiệp của Hà Nội qua các năm
Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội, 2007
Hình 2.4: Số lượng ô tô, xe máy đăng ký của Hà Nội qua các năm
Như vậy, có thể thấy được PTGTCN ở Hà Nội không ngừng tăng trong những năm vừa qua. Nếu cứ với tốc độ tăng như hiện nay dự báo tới năm 2010, số lượng xe cơ giới tại Hà Nội có thể lên tới trên 2,5 triệu. Trong khi tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng không đáp ứng kịp với tốc độ tăng của phương tiện cơ giới, tình trạng này sẽ trở thành sức ép nặng nề đối với tăng trưởng kinh tế, bảo đảm chất lượng môi trường không khí của Hà Nội, tình trạng tắc nghẽn giao thông trong giờ cao điểm trở thành vấn đề khó giải quyết và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt cũng như sức khỏe của người dân.
Cơ sở hạ tầng
Tại Hà Nội đường giao thông chỉ chiếm 1,9% tổng diện tích đất tự nhiên (ALMEC, 2007) tức là ở vào mức tương đối thấp so với các thành phố lớn khác. Về mạng lưới đường nội đô, thành phố hiện có 7 trục chính: đường Giải Phóng - Lê Duẩn; đường Nguyễn Trãi - Nguyễn Lương Bằng - Tôn Đức Thắng; đường Cầu Giấy - Kim Mã - Nguyễn Thái Học - Tràng Thi; đường Đội Cấn - Lê Hồng Phong - Điện Biên Phủ; đường Hoàng Hoa Thám - Phan Đỡnh Phùng; đường Trương Định - Bạch Mai - Phố Huế; đường Nguyễn Văn Cừ - Cầu Chương Dương. Đường phố nội đô Hà Nội có chiều dài tổng cộng khoảng 343 km với diện tích mặt đường xấp xỉ 5,25 km2. Mật độ đường bình quân ở nội thành là rất thấp chỉ đạt 4,08 km đường/km2 và 0,19 km2
đường/km2. Riêng ở quận Tây Hồ chỉ đạt 0,8 km đường/km2. Bên cạnh đó, Hà Nội cũng thiếu đường vành đai và đường cao tốc không được kết nối thành một mạng lưới đường bộ cấp vùng hiệu quả.
Bên cạnh đó, tốc độ đô thị hóa cao vượt mức đáp ứng của tốc độ phát triển hạ tầng cơ sở tạo nên nhiều hạn chế cho giao thông Hà Nội. Hiện thành phố có tới 580 nút giao thông và hầu hết cỏc nỳt là đồng mức, bao gồm 279 ngã ba, 282 ngã tư, 17 ngã năm và 1 ngã bảy. Đây cũng là những điểm giao thông thường xảy ra tắc nghẽn nhất trong giờ cao điểm. Hệ thống ngã ba, ngã
tư dày đặc lại kết hợp với đường hẹp, chất lượng kém và phân luồng hạn chế không thể giải quyết lưu thông thông suốt cho một cường độ dòng xe lớn ở mức 1.800 - 3.600 xe/giờ. Điều này dẫn tới tình trạng xe cộ đi lại hỗn độn, luôn phải thay đổi tốc độ, dừng lại lâu và tốc độ trung bình chỉ đạt được 18 - 32 km/h, lượng khí thải từ các phương tiện giao thông vì vậy tăng lên đáng kể gây ô nhiễm không khí. Ngoài ra, vấn đề quy hoạch mạng lưới giao thông tại các khu đô thị mới tuy đã có những chú trọng và cải thiện đáng kể nhưng năng lực vận tải hiện vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu bền vững của thành phố nên vẫn thường xuyên xảy ra ùn tắc ở nhiều nơi. Trong tương lai, Hà Nội sẽ tập trung phát triển hệ thống giao thông hướng tâm vào thành phố và nối với các tỉnh, đặc biệt là Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và liên kết với các đô thị xung quanh.
Hình 2.5: Bản đồ quy hoạch phát triển GTVT thủ đô Hà Nội đến năm 2020
Nguồn: Bộ Giao thông Vận tải
Theo đó, hệ thống đường bộ sẽ được nâng cấp và xây dựng thờm cỏc đường quốc lộ hướng tâm, cao tốc hướng tâm, xây dựng khép kín và hoàn thiện hệ thống đường vành đai. Hệ thống giao thông công cộng cũng được tập
trung đầu tư phát triển trọng điểm là mạng lưới xe buýt và hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn với mục tiêu đáp ứng 35-40% nhu cầu đi lại vào năm 2020.