1 Nhiệt điện 4.562 57.263 23.665 389 2Sản xuất công nghiệp,
3.3.2 Một số kiến nghị nhằm tạo tính khả thi cho việc áp dụng biện pháp thu phí nhằm hạn chế phương tiện giao thông cá nhân trên địa bàn Hà Nộ
thu phí nhằm hạn chế phương tiện giao thông cá nhân trên địa bàn Hà Nội
3.3.2.1 Kiến nghị về việc đề xuất mức phí
Mức phí đưa ra phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Hà Nội và đảm bảo thực hiện được mục tiêu giảm việc sử dụng PTGTCN đặc biệt là trong những giờ cao điểm. Vì vậy, mức phí thấp cũng không phải là một giải pháp tốt để giải quyết tình trạng hiện tại. Mức phí quá cao sẽ là một gánh gặng tài chính cho người dân nhưng nếu mức phí thấp thỡ nó không tác động được đến quyết định của người dân trong việc chuyển từ sử dụng PTGTCN
sang sử dụng PTGTCC. Nó dẫn đến tình trạng người dân vẫn nộp phí nhưng mức độ sử dụng phương tiện thì không thay đổi. Để có được mức phí hợp lý, cần phối hợp với Bộ Tài chính đồng thời có những cuộc điều tra khảo sát thăm dò ý kiến của người dân. Bên cạnh đú, phớ đặt ra để hạn chế người dân đi xe cá nhân thì cũng phải có tạo điều kiện cho họ một cách thức sử dụng phương tiện đi lại khác để không ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của họ.
3.3.2.2 Kiến nghị về quản lý thực hiện
Khi biện pháp được áp dụng, cần phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải để quản lý thực hiện. Bộ Giao thông Vận tải sẽ đề xuất một số chính sách để quản lý chặt chẽ việc nộp phí như chính sách về kiểm soát lưu lượng xe vào trung tâm thành phố đặc biệt là vào những giờ cao điểm, về đề xuất tăng cường lượng cảnh sát giao thông tại những nút giao thông quan trọng, khuyến khích người dân thực hiện nghiêm túc, tăng cường các biện pháp giáo dục, tuyên truyền rộng rãi tới mọi tầng lớp nhân dân để mọi người cùng hiểu và cùng thực hiện,… Ngoài ra, có thể thực hiện giám sát thu phí thông qua thông tin đăng ký hộ khẩu, đăng ký xe, hoặc do UBND tại nơi cư trú tự thu, tự giám sát.
3.3.2.3 Kiến nghị về bảo đảm lợi ích cho người dân
Khi biện pháp thu phí được áp dụng thì cũng cần phải đẩy mạnh phát triển hệ thống giao thông cộng, không phải chỉ có xe buýt mà còn nhiều loại hỡnh khỏc như xe điện, tàu điện ngầm và những loại hình này cần phải được trợ giá để đảm bảo chi phí thấp cho người sử dụng. Với mức phí cao, người dân có thể bỏ việc sử dụng PTGTCN nhưng để thay thế cho nó, họ cần phải có những phương tiện thay thế để vẫn có thể đảm bảo nhu cầu đi lại. Nếu đạt được điều đó thì hình thức thu phí mới phát huy được hết tác dụng của nó. Học tập kinh nghiệm của một số nước phát triển và đã sử dụng hiệu quả công
cụ thu phí, hầu hết các nước này đều có hệ thống giao thông công cộng rất hiện đại và thuận tiện cho người sử dụng. Người dân vì thế luôn lựa chọn các hình thức giao thông này vì chi phí thấp và lại không phải nộp phí. Áp dụng vào Việt Nam, đây là vấn đề khó khăn và để thực hiện phải cần có thời gian và lộ trình nhất định.
3.4 Tiểu kết chương III
Bằng phương pháp điều tra xã hội học, chương III đã đi vào nghiên cứu cụ thể hơn về mức độ sử dụng các loại phương tiện giao thông và những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương tiện đi lại của người dân. Hình thức áp dụng phí và mức phí được đưa vào trong quá trình điều tra nhưng hầu hết không nhận được sự đồng tình của người được phỏng vấn. Từ đó cho thấy được những khó khăn mà Hà Nội gặp phải khi áp dụng biện pháp thu phí nhằm hạn chế PTGTCN cho mục đích nâng cao chất lượng môi trường. Hiện TP vẫn chưa đáp ứng đủ các điều kiện về cơ sở hạ tầng giao thông, về hệ thống giao thông công cộng để có thể đảm bảo lợi ích cho người tham gia giao thông khi áp dụng mức phí. Vì vậy một loạt các giải pháp đặt ra với Hà Nội đó là quy hoạch một số nút giao thông quan trọng, tăng cường đèn báo hiệu và lực lượng cảnh sát, đầu tư phát triển giao thông công cộng không phải chỉ có xe buýt mà còn nhiều loại phương tiện khác như tàu điện ngầm, xe điện,…; tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức và có sự phối kết hợp giữa các Bộ Ngành để thực hiện đồng bộ, có hiệu quả.
KẾT LUẬN
Hiện nay, số lượng ô tô, xe máy tại Hà Nội đang có xu hướng tăng mạnh qua các năm. Tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của thành phố không đáp ứng kịp nhu cầu đi lại ngày càng tăng của người dân. Điều này tạo nên sức ép lớn đối với môi trường cũng như phát triển kinh tế - xã hội. Dân cư đông đúc, phương tiện giao thông dày đặc gây ách tắc trờn cỏc tuyến đường Hà Nội và một loạt các vấn đề về môi trường, đặc biệt là môi trường không khí, từ đó dẫn đến những thiệt hại nặng nề về kinh tế và trực tiếp tác động xấu đến sức khỏe người dân. Vấn đề bức xúc này cần phải được Chính quyền thành phố lên kế hoạch, định hướng các biện pháp khắc phục hiệu quả và kịp thời. Các công cụ kinh tế đã được sử dụng thành công trong việc kiểm soát lượng xe cá nhân cũng như lượng khí thải do hoạt động giao thông thải vào môi trường ở nhiều nước trên thế giới đã được đề xuất và bước đầu áp dụng vào Việt Nam. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế xã hội cũng như những đặc điểm về thực trạng giao thông của nước ta chưa thực sự phát triển nên việc thực hiện còn gặp nhiều khó khăn và phải đối mặt với sự phản đối quyết liệt của người dân.
Với chuyên đề của mình, tác giả đã trình bày về hiện trạng sử dụng các phương tiện giao thông gây ô nhiễm không khí, những bức xúc trong vấn đề giao thông của Hà Nội và các công cụ quản kinh tế trong quản lý môi trường không khí mà tập trung chủ yếu vào biện pháp áp dụng mức phí để hạn chế PTGTCN trên địa bàn Hà Nội cho mục đích nâng cao chất lượng môi trường. Từ kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới, tác giả đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng loại hình quản lý này trong điều kiện của Việt Nam nói riêng và Hà Nội nói chung.
Do còn gặp nhiều khó khăn và thiếu kinh nghiệm trong khảo sát thực tế để nắm thông tin và thực hiện chuyên đề nên không tránh khỏi sai sót. Rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo và các bạn để chuyên đề được hoàn thiện hơn.