Điều kiện tự nhiên
Hà Nội là thủ đô đồng thời cũng là thành phố lớn thứ hai nằm ở trung tâm miền Bắc của Việt Nam với dân số với 6,233 triệu người. Thuộc đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đõy đó sớm trở thành một trung tâm chính trị và tôn giáo ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Hà Nội tiếp giáp với các tỉnh Thỏi Nguyờn, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình ở phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, và Hòa Bình, Phú Thọ phía Tây. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội hiện nay có diện tích 3.324,92 km2, nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng gồm một thị xã, 10 quận và 18 huyện ngoại thành.
Hình 2.1: Bản đồ thành phố Hà Nội
Điều kiện kinh tế xã hội
Hà Nội là một trong hai đầu tàu kinh tế của cả nước, trung tâm của Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà Nội liên tục tăng mạnh mẽ. Năm 2007, GDP bình quân đầu người của Hà Nội lên tới 31,8 triệu đồng, trong khi con số của cả nước là 13,4 triệu. Hà Nội cũng là một trong những địa phương có đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều nhất, với 1.681,2 triệu USD và 290 dự án. Thành phố cũng là địa điểm của 1.600 văn phòng đại diện nước ngoài, 14 khu công nghiệp cùng 1,6 vạn cơ sở sản xuất công nghiệp. Bên cạnh các công ty nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng GDP của Hà Nội. Năm 2007, tốc độ tăng GDP so với năm 2006 là 12,07%. Cùng với tốc độ tăng trưởng đó, việc làm cũng tăng theo và tỷ lệ nghèo đói trong toàn bộ khu vực Châu thổ sông Hồng trong đó có Hà Nội giảm từ 62,7% năm 1993 xuống còn 22,4% vào năm 2002 (Theo ALMEC 2007). Hiện nay, cơ cấu ngành nghề ở Hà Nội đang có xu hướng chuyển dịch theo hướng công nghiệp húa-hiện đại hóa.
Bảng 2.1: Cơ cấu ngành kinh tế của Hà Nội
Dịch vụ Công nghiệp Nông nghiệp
2001 38,6% 38,1% 23,3%
2007 38,2% 41,52% 20,28%
Nguồn: http://www.hanoi.gov.vn/
Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch giữa các ngành còn chậm. Từ khi mở rộng địa giới hành chính với hơn 6 triệu dân và 3,2 triệu người trong độ tuổi lao động nhưng thành phố vẫn thiếu lực lượng lao động chuyên môn cao, nhiều sinh viên ra trường vẫn phải đào tạo lại và chất lượng chưa cao. Trước mắt, Hà Nội vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội. Định hướng phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2020 của Hà Nội là nhằm mục tiêu tăng tỷ trọng GDP của Hà Nội trong tổng GDP của cả nước lên khoảng 9,5-9,8% vào năm 2010 và 11-12% vào năm
2020, nâng tỷ lệ GDP bình quân đầu người của Hà Nội vào năm 2020 tăng 1,5 lần so với năm 2005 và định hướng tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2001-2010 là 10%/năm, giai đoạn 2010-2020 là 11%/năm.
Bảng 2.2: Chiến lược phát triển kinh tế của Hà Nội giai đoạn 2005 - 2030 Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Đơn vị 2006 - 2010 2010 - 2020 2020 - 2030 GDP (giá 1994) tỷ đồng 54.453 141.237 366.332 Tốc độ tăng GDP % 10,5 11 10
Cơ cấu kinh tế % 100 100 100
Nông, lâm, nghiệp % 2,0 1,0 1,0
Công nghiệp và xây dựng % 48 60 64
Dịch vụ % 50 39 35
GDP/người USD 1999 5180
Nguồn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Thủ đô
Về vấn đề gia tăng dân số, cũng giống như nhiều thành phố khác, Hà Nội đang trải qua giai đoạn gia tăng dân số đáng kể do nhập cư cũng như do gia tăng tự nhiên. Theo thống kê năm 2006 (Hà Nội chưa mở rộng địa giới hành chính) thì dân số Hà Nội đã vượt mức 3 triệu người. Đến năm 2007, dân số Hà Nội tăng thêm 138.000 người đạt 3.398.889 nhân khẩu với 784.881 hộ, tăng 3,5% so với năm 2006. Phân bố dân cư trên địa bàn thành phố không đồng đều. Khu vực nội thành có mật độ dân số cao (15.381 người/km2). Trong đó, có một số khu vực rất cao như khu phố cổ Hà Nội, có phường ở quận Hoàn Kiếm mật độ dân số tới 70.000-80.000 người/km2. Khu vực ngoại thành mật độ dân số thấp bình quân 1.386 người/km2.
Nguồn: Tổng Cục thống kê Hà Nội, 2007
Trong những năm gần đây, tốc độ gia tăng có xu hướng mạnh hơn và nó trở thành sức ép lớn đối với sự phát triển của thành phố.
Bên cạnh đó, sự gia tăng dân số cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng đã tác động mạnh mẽ đến môi trường thành phố. Hà Nội vốn được coi là thành phố có sự hài hòa giữa các yếu tố văn hóa, xã hội, tự nhiên. Nguồn nước, cây cối và không gian xanh phong phú của Hà Nội tạo ra cảnh quan hấp dẫn kết hợp với một nền văn hiến lâu đời, vững chắc với các giá trị truyền thống đã làm tăng thêm giá trị của thành phố. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa nhanh chóng hiện đang dần hủy hoại những giá trị đáng quý của môi trường thành phố. Một loạt các khu công nghiệp mọc lên thải vào môi trường hàng tấn khói bụi và độc hại; dân số tăng mạnh mẽ bao gồm cả sự gia tăng của các luồng dân cư nông thôn vãng lai gây ra một loạt các vấn đề môi trường và liên quan đến sức khỏe con người. Người dân Hà Nội đang ngày ngày phải sống trong bầu không khí ô nhiễm bởi khói bụi công nghiệp và các hoạt động giao thông vận tải, đông đúc, chật chội, nguồn nước ô nhiễm, hệ thống thoát nước không hiệu quả… Như vậy, Hà Nội cần phải lồng ghép vấn đề môi trường
vào quá trình quản lý để có được những hướng đi đúng cho việc phát triển thành phố thủ đô, trái tim của Tổ quốc.