1 Nhiệt điện 4.562 57.263 23.665 389 2Sản xuất công nghiệp,
50% 50% 100% 33% 0% Ngã tư Kim Liên – Giả
Ngã tư Kim Liên – Giải
Phóng
100% 83% 100% 100% 100%
Nguồn: Cục BVMT, 2007
Ta có thể thấy nồng độ bụi TSP vượt mức tiêu chuẩn nhiều nhất là tại điểm quan trắc ngã tư Kim Liên – Giải Phóng. Đây cũng là khu vực tập trung đông dân cư, nhiều trường Đại học, bệnh viện nên thường xuyên xảy ra tình trạng tắc nghẽn giao thông trong giờ cao điểm. Ngoài ra, tại Hà Nội còn nhiều điểm khác cũng bị ô nhiễm bụi nặng như khu vực chân cầu Thăng Long, đường Phạm Văn Đồng, đường Khuất Duy Tiến, ngã tư Đại Cồ Việt – Giải Phóng, ngã ba Nguyễn Phong Sắc – Trần Đăng Ninh.
Một số khí độc hại gây ô nhiễm không khí chủ yếu phát ra từ các phương tiện giao thông bao gồm NO2, CO, CO2. Hiện nay, nồng độ các loại khớ trờn tại các khu đô thị nhìn chung vẫn ở mức độ cho phép. Tuy nhiên, tại một số địa điểm và vào một số thời điểm nhất định trong ngày thì nồng độ các chất này có tăng lên vượt mức TCVN. Càng đi vào những khu dân cư đông đúc và lưu lượng người tham gia các hoạt động giao thông nhiều thì nồng độ các chất khí gây ô nhiễm này càng cao.
Hà Nội là một trong những khu vực có nồng độ NO2 trong không khí cao hơn hẳn so với những đô thị khác và chủ yếu là ở những khu vực có mật độ PTGT cao. Điều này cũng chứng tỏ hoạt động giao thông chính là tác nhân chính tạo ra NO2. Theo số liệu quan trắc ở một số điểm tại Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2002 đến hết tháng 6/2007, vẫn có nhiều thời điểm nồng độ NO2
vượt TCVN (0,2 mg/ m3).
Ô nhiễm SO2 tại Hà Nội chủ yếu là do hoạt động của các KCN và nồng độ chất khí này vẫn nằm trong giới hạn cho phép, nhìn chung vẫn chưa vượt mức TCVN 5937:2005. Như vậy tức là mức độ ô nhiễm SO2 do hoạt động của các PTGT tại Hà Nội vẫn chưa ở mức đáng báo động.
Ô nhiễm tiếng ồn
Ô nhiễm tiếng ồn là một trường hợp ô nhiễm không khí thường ít khi được chú ý đến và rất khó quản lý. Tuy nhiên, việc tiếng ồn vượt quá mức độ cho phép gây nên tác hại rất lớn đối với sức khỏe con người. Tại Hà Nội trong những năm gần đây, mức độ ô nhiễm tiếng ồn ngày một tăng cao mà nguyên nhân chủ yếu là do các hoạt động GTVT. Trờn các tuyến đường của Hà Nội, mức độ ồn giao thông thường giao động trong mức 70 – 75 dBA tức là vừa đạt mức TCVN. Nhưng tại các tuyến phố lớn, cỏc nỳt giao thông quan trọng thì con số này lên tới mức 80 – 85 dBA, khi có tiếng còi xe thì mức ồn tăng lên 90 – 100 dBA. Người dân đô thị vẫn hiện chưa nắm được quy định khi sử dụng
còi xe và tình trạng tắc nghẽn vẫn thường xuyên xảy ra là những nguyên nhân trực tiếp gây ra tiếng ồn lớn trên đường phố. Đặc biệt là tiếng còi xe vào ban đêm kết hợp với việc hoạt động của một lượng lớn các loại xe tải cỡ lớn, xe cụngtenơ làm cho tiếng ồn càng tăng lên mạnh. Nó tác động nghiêm trọng đến sức khỏe của con người, gây nên các bệnh về thính giác, tâm lý, rối loạn chức năng nóo,…