Bối cảnh phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế tại Chi cục thuế thành phố Hà Giang (Trang 76)

5. Kết cấu của đề tài

4.1.1.Bối cảnh phát triển kinh tế xã hội

Trong thời gian trước mắt, nền kinh tế nước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức tình hình kinh tế, chính trị thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp như: Nội chiến diễn ra ở một số nước trên thế giới, tình hình tranh chấp biển đông, bất ổn về chính trị... cùng với sự suy thoái kinh tế toàn cầu khủng hoảng nợ công Châu âu gia tăng đã đẩy kinh tế thế giới vào tình trạng khó khăn, làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội khác của nước ta.

Ở trong nước, do bị tác động ảnh hưởng suy thoái của kinh tế thế giới Chính phủ đã áp dụng các giải pháp điều tiết vĩ mô nền kinh tế sử dụng biện pháp thắt chặt tiền tệ và ban hành nghị quyết 11 áp dụng các giải pháp kiềm chế lạm phát, cắt giảm chi tiêu công, đảm bảo an sinh xã hội cùng với thiên tai dịch bệnh xảy ra liên tiếp trên địa bàn cả nước cũng đã gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư. Theo đà suy giảm kinh tế những năm qua, năm 2014 này cũng được dự báo mức độ tăng trưởng rất thấp. Với kịch bản sáng sủa nhất thì phải từ 2015 trở đi, kinh tế Việt Nam mới tăng trưởng ổn định trở lại.

Trước tình khó khăn nêu trên Chính phủ cũng đã sử dụng công cụ thuế để điều chỉnh và tháo gỡ khó khăn cho Doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu thông qua các chính sách miễn, giảm, giãn thuế đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ các Doanh nghiệp có tính chất đặc thù xuất khẩu, các Doanh nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hoạt động các ngành nghề thuộc diện được khuyến khích, Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động.

Trước tình hình kinh tế kinh tế xã hội trong nước sau ảnh hưởng của lạm phát và suy thoái kinh tế thế giới sẽ dần ổn định và phát triển tốt hơn, tạo nhiều cơ hội cho tỉnh Hà Giang thu hút vốn đầu tư phát triển, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa; các Hiệp định, Nghị định về phân giới cắm mốc, quản lý biên giới, hoạt động cửa khẩu biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc được ký kết sẽ tạo đà cho quan hệ đối ngoại và các hoạt động đối ngoại, kinh tế biên mậu với Trung quốc có nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn, nền kinh tế của tỉnh có điều kiện hội nhập sâu với các tỉnh của Trung Quốc. Kết quả sau 25 Năm đổi mới của đất nước và những thành tựu quan trọng tỉnh Hà Giang đã đạt được trong thời gian qua tuy nhiên thành phố Hà Giang vẫn còn là thành phố nghèo kém phát triển; điều kiện tự nhiên - xã hội khó khăn, thời tiết khí hậu, dịch bệnh diễn biến bất thường; nền kinh tế của thành phố đang ở trình độ phát triển thấp, quy mô nhỏ, sức cạnh tranh yếu, trình độ dân trí và ứng dụng khoa học và công nghệ thấp so với các vùng khác trong cả nước. Song trước tình hình thực tế của Tỉnh Hà Giang nói chung và thành phố Hà giang nói riêng yêu cầu phát triển trong những năm tới Thành phố Hà Giang đạt ra các mục tiêu chủ yếu đến năm 2015 đó là:

Giá trị tăng thêm của nền kinh tế đạt tốc độ bình quân 14,6% trong đó: Các ngành dịch vụ tăng 17,5%; công nghiệp - xây dựng tăng 19,5%; nông lâm nghiệp tăng 5,5%. Cơ cấu kinh tế: Dịch vụ chiếm 39,5%; công nghiệp xây dựng chiếm 34,1%; nông lâm nghiệp chiếm 26,4%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 18 triệu đồng/người/năm. Huy động vốn đầu tư phát triển đạt 20.000 tỷ đồng; thu ngân sách trên địa bàn đạt 270 tỷ đồng trở lên;

Trước bối cảnh kinh tế xã hội trong nước và của thành phố Hà Giang như đã nêu trên là những yếu tố tác động ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp do Chi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế tại Chi cục thuế thành phố Hà Giang (Trang 76)