Nguyên nhân hạn chế trong quản lý nợ thuế tại Chi cục thuế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế tại Chi cục thuế thành phố Hà Giang (Trang 66)

5. Kết cấu của đề tài

3.2.4. Nguyên nhân hạn chế trong quản lý nợ thuế tại Chi cục thuế

trước. Cụ thể như đã được trình bày ở phần thực trạng trên, tỷ lệ nợ đọng thuế so với tổng thu ngân sách giai đoạn 2011-2013 cụ thể là: Năm 2011 nợ thuế chiếm tỷ lệ chiếm13,4%; năm 2012 nợ thuế chiếm tỷ lệ 11,4% tăng 8,3% so với năm 2011; năm 2013 nợ thuế chiếm tỷ lệ 12,3% và tăng 29,2% so với năm 2012.

Thứ hai, hoạt động quản lý nợ và thu hồi nợ đọng kết quả đạt được chưa

cao, mặc dù năm sau số thu hồi nợ thuế cao hơn năm trước nhưng vẫn không hoàn thành mục tiêu kế hoạch giảm được nợ thuế ở tỷ lệ cho phép năm 2010 là 4%, năm 2011 và năm 2012 là 5% so với tổng số thu ngân sách cả năm.

Công tác thực hiện các biện pháp cưỡng chế thuế tại Chi cục thuế thành phố Hà Giang tuy đã quyết liệt tập trung thực hiện việc cưỡng chế thuế nhưng vẫn tập trung vào biện pháp trích tiền gửi từ tài khoản của NNT và số ít đình chỉ sử dụng hoá đơn các biện pháp còn lại chưa triển khai.

Thứ ba, việc thực hiện chế độ báo cáo và đánh giá kết quả thực hiện kế

hoạch thu nợ hàng quý, hàng năm chưa thường xuyên, kịp thời và chưa khoa học dẫn đến việc kiểm tra chứng từ nộp thuế hàng ngày nên chưa kịp báo cáo số thu khi có yêu cầu báo cáo nhanh. Đánh giá công tác thu nợ chưa sát với tình hình hoạt động kinh doanh của người nộp thuế.

3.2.4. Nguyên nhân hạn chế trong quản lý nợ thuế tại Chi cục thuế thành phố Hà Giang phố Hà Giang

3.2.4.1 Nhóm nguyên nhân khách quan (môi trường luật pháp, cơ chế chính sách liên quan đến quản lý nợ thuế)

Thứ nhất, trong tiến trình cải cách hiện đại hóa ngành Thuế giai đoạn

2005-2010 và giai đoạn 2011-2015 ngành Thuế đã tổ chức lại cơ cấu bộ máy từ cấp Tổng cục đến Cục Thuế và Chi cục Thuế, đồng thời cải cách hệ thống chính sách thuế cho phù hợp với thông lệ quốc tế và chuyển từ cơ chế thông báo thuế sang cơ chế tự khai tự nộp và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trong qua trình chấp hành thực hiện chính sách thuế vẫn còn một phần không nhỏ NNT ý thức trách nhiệm về nghĩa vụ thuế đối với nhà nước chưa cao hoặc còn cố tình dây dưa chây ì không nộp ngay số tiền thuế phải nộp trong kỳ tính thuế vào ngân sách nên đã dẫn đến số nợ thuế có khả năng thu tăng nhanh.

Thứ hai, Luật Quản lý thuế có hiệu lực từ 01/7/2007 đã bóc tách rạch

ròi giữa chính sách và công tác quản lý thuế riêng biệt. Công tác quản lý thuế đã từng bước được hoàn thiện và chặt chẽ hơn song qua quá trình tổ chức thực hiện đã phát sinh nhiều vướng mắc cần phải điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế cụ thể là: Các quy định về gia hạn nộp thuế chưa phù hợp còn chung chung, DN sản xuất kinh doanh tốt, chưa tốt, thực hiện nghĩa vụ thuế tốt hoặc cố tình không thực hiện nghĩa vụ thuế đều như nhau không có tính cưỡng chế, chưa bao quát hết các trường hợp phát sinh thực tế, Luật Quản lý thuế chỉ quy định 4 trường hợp được gia hạn nộp thuế; vì vậy trong thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đặc biệt là các trường hợp người nộp thuế gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan chưa có cơ chế xử lý giãn nợ cũng là nguyên nhân làm cho số nợ thuế tăng lên. Đối với các doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại doanh nghiệp như sáp nhập, khoán kinh doanh hoặc cổ phần hóa gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, còn nợ thuế nhưng không được gia hạn nộp thuế; các doanh nghiệp xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách cấp khi hoàn thành nghiệm thu theo từng hạng mục được chấp nhận thanh toán hoặc công trình đầu tư hoàn thành nghiệm thu quyết toán bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa được thanh toán vốn mặc dù phải kê khai thuế nhưng cũng không được gia hạn. Hoặc việc gia hạn nộp thuế cho người nộp thuế bị thiên tai, hỏa hoạn gặp khó khăn thì về mặt thủ tục theo quy định phải có biên bản của Hội đồng xác định giá trị của tài sản bị thiệt hại, Trung tâm định giá hoặc Công ty định giá nhưng thực tế nhiều trường hợp không có hoặc không thực hiện được vì phải lệ thuộc bắt buộc vào các quy định trên văn bản này nên chưa có cơ sở để giải quyết.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một số trường hợp người nộp thuế thực tế không có khả năng nộp thuế, nợ đọng kéo dài. Theo đó, phải tính phạt chậm nộp, số nợ tăng thêm nhưng chưa có cơ chế để xóa nợ tiền thuế, tiền phạt, khả năng thu nợ khó khăn hơn. Việc áp dụng chế tài phạt chậm nộp phát sinh trước ngày 1/7/2007 cũng có một số vấn đề vướng mắc. Thực tế, việc phạt chậm nộp đối với cả các đơn vị gặp khó khăn tạm thời về tài chính do nguyên nhân khách quan là không có tính khả thi, chưa thực sự tháo gỡ khó khăn của Doanh nghiệp trong bối cảnh sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn như hiện nay. Bên cạnh đó, những khoản nợ phát sinh từ 1/7/2007 trở về trước mà đến nay không còn đối tượng để thu nợ do các đối tượng bỏ trốn, mất tích, các Doanh nghiệp đã giải thể, phá sản và thiên tai hỏa hoạn. Nhưng không thực hiện các thủ tục giải thể, phá sản, thiên tai hỏa hoạn bất ngờ theo pháp luật quy định chưa có đủ căn cứ để xử lý nên Chi cục thuế thành phố Hà Giang chưa có đủ cơ sở pháp lý để đề nghị thanh lý số nợ thuế này do vậy đã làm cho tuổi nợ và tiền phạt nộp chậm tiền thuế ngày càng gia tăng.

Ngoài ra, các biện pháp cưỡng chế nợ thuế quy định trong văn bản quy phạm pháp luật chặt chẽ nhưng thực tế việc triển khai thực hiện rất khó khăn, việc thu thập thông tin về tài khoản của người nộp thuế mất nhiều thời gian và nhân lực do người nộp thuế lách luật mở tài khoản tại nhiều Ngân hàng để tránh việc cưỡng chế qua tài khoản. Đồng thời, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế đối với các doanh nghiệp xây dựng vãng lai đang gặp khó khăn do chưa có cơ chế phối hợp quản lý giữa Chi cục Thuế với cơ quan thuế trực tiếp quản lý nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính. Còn đối với biện pháp cưỡng chế bằng hình thức kê biên tài sản phải phối hợp thẩm tra, xác minh với nhiều cơ quan, thủ tục nhiều nên thời gian kéo dài, trong khi đó việc kê biên tài sản là rất khó thực hiện do Chi cục thuế thành phố Hà Giang không có nhân lực và kho tàng để quản lý tài sản kê biên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thứ ba, sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong công tác quản lý

nợ và cưỡng chế thuế còn chưa kịp thời; đặc biệt trong việc cung cấp số dư tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, mặc dù theo quy định của Luật Quản lý thuế quy định các tổ chức cá nhân đều phải có trách nhiệm cung cấp thông tin về NNT theo yêu cầu của cơ quan thuế. Song trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng, Luật Ngân hàng và các Tổ chức tín dụng cũng quy định ngân hàng được phép bảo mật thông tin về khác hàng của mình trừ những trường hợp pháp luật quy định. Do vậy, để gắn trách nhiệm các cơ quan liên quan với công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế ngành thuế Hà Giang đã ký kết quy chế phối hợp với các Ngân hàng. Tuy nhiên, trên thực tế một số Ngân hàng vẫn có biểu hiện miễn cưỡng và thiếu hợp tác nhiều trường hợp đổi do lỗi sơ sót quên, nhầm…. Công tác phối hợp, hỗ trợ truy tìm, điều tra xác minh các đối tượng nợ thuế bỏ trốn chưa tốt. Ngoài ra, các cơ quan pháp luật thực hiện điều tra xử lý đối tượng vi phạm pháp luật thuế chưa tích cực dẫn đến nhiều vụ việc thường kéo dài, không có kết luận xử lý hoặc khi xử lý không thông tin cho cơ quan thuế biết để phối hợp xử lý thu nợ.

Thứ tư, nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng nợ đọng thuế là

trong xu thế hội nhập và phát triển chúng ta thực hiện cơ chế tự khai tự nộp thuế tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, nước ta bắt đầu trong tiến trình hội nhập và phát triển còn một bộ phận đáng kể NNT chưa có ý thức tuân thủ pháp luật thuế, cố tình dây dưa, chây ỳ không chịu nộp số thuế theo nghĩa vụ vào ngân sách nhà nước gây nợ thuế tăng cao.

Thứ năm, tình hình kinh tế trong thời gian qua có nhiều khó khăn, lãi

suất tín dụng tăng cao, giá cả các mặt hàng đầu vào tăng, Chính phủ áp dụng các chính sách điều tiết vĩ mô như: Thắt chặt tiền tệ, cắt giảm đầu tư công, theo đó hiệu quả sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp giảm, nhiều Doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn trong khi tiền phạt nộp chậm tiền thuế (tính đến trước khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

có hiệu lực thi hành, 1/7/2013, mức phạt nộp chậm là 0,05% ngày) còn thấp hơn lãi suất của Ngân hàng và chỉ chỉ tính chung cho thời gian chậm nộp tiền thuế còn đối với Ngân hàng tính lãi đẻ ra lãi. Vì vậy, các Doanh nghiệp nói chung đặc biệt các doanh nghiệp có số thuế phải nộp lớn đã tranh thủ chiếm dụng tiền thuế để phục vụ cho nhu cầu chi của doanh nghiệp. Mặc dù cơ quan thuế đã nhận diện đó là một trong những nguyên nhân chính làm cho nợ thuế tăng cao trong những năm gần đây và đã đề xuất để Quốc hội sửa Luật Quản lý thuế, song trong khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế chưa có hiệu lực thi hành thì đây vẫn là nguyên nhân khiến nợ thuế tăng cao trong thời gian qua.

3.2.3.2 Nguyên nhân liên quan đến tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương

Do tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế, Thành phố hà giang là Thành phố trực thuộc Tỉnh có điều kiện kinh tế khó khăn, các Doanh nghiệp tự tạo ra hàng hóa, sản phẩm mới cho tiêu dùng…. Là rất ít chủ yếu hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại mua đi bán lại phục vụ là chủ yếu hay kinh doanh ngành XDCB là chờ vào sự đầu tư của nhà nước mới có việc làm còn không có thì ngồi chờ xin dự án….. vì vậy hoạt động sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp trên địa bàn thành phố thời gian qua gặp không ít khó khăn, tình trạng nợ đọng thuế ngày một gia tăng, nhiều Doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, kém hiệu quả, số Doanh nghiệp giải thể, phá sản tăng. Trong hơn 300 Doanh nghiệp đang hoạt động thì chỉ có khoảng 51% Doanh nghiệp hoạt động có lãi, số còn lại hoạt động cầm chừng, kinh doanh không hiệu quả. Nguyên nhân chủ yếu là do phần lớn các Doanh nghiệp trong đều có quy mô nhỏ, khâu tổ chức sản xuất kinh doanh yếu, phương án sản xuất thiếu khả thi, thiếu vốn kinh doanh, mặc dù có nhiều chính sách ưu đãi về chính sách, vay vốn tín dụng nhưng ít doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện vay vốn... Dẫn đến thực trạng chung của các Doanh nghiệp trong tỉnh, thành phố

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

là hàng hóa tồn kho lớn, khó tiêu thụ, khả năng cạnh tranh kém, nợ đọng thuế ngày một tăng, không có khả năng thanh toán,...

3.2.3.3. Công tác tổ chức quản lý và trình độ, phẩm chất đội ngũ cán bộ công

chức thực thi công tác quản lý nợ thuế

Thứ nhất, các biện pháp cưỡng chế nợ thuế chưa được quan tâm đầy đủ. Chi cục thuế thành phố Hà Giang là một trong những đơn vị sớm triển khai sắp xếp lại mô hình cấu bộ máy tổ chức theo quy định của Tổng cục Thuế. Từ đầu năm 2010 Đội quản lý thu nợ thuế và cưỡng chế thuế đã được thành lập trên cơ sở thực hiện QĐ 504 ngày 29/3/2010 quy định về chức năng nhiệm vụ các Đội thuế thuộc Chi cục thuế. Tuy được thành lập nhưng do là Đội chức năng mới cùng với yếu tố chính sách chưa thống nhất, quy trình quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế chưa được ban hành (quy trình quản lý nợ thuế theo QĐ 1395/QĐ-TCT được ban hành vào 14/10/2011), việc quản lý cưỡng chế nợ thuế thiếu chặt chẽ, triển khai thực hiện chưa thống nhất, nên đã dẫn đến các biện pháp cưỡng chế thuế đạt được kết quả không cao, chưa mang tính răn đe và phòng ngừa vi phạm của các đối tượng nộp thuế.

Sau thời điểm 1/7/2007 Luật Quản lý thuế có hiệu lực thi hành, mặc dù đã được pháp luật quy định về các biện pháp cưỡng chế nợ thuế rất chặt chẽ nhưng thực tế việc triển khai lại rất khó thực hiện. Trong nhóm 7 biện pháp cưỡng chế nợ thuế được quy định trong Luật Quản lý thuế thì có đến 6 biện pháp khi thực hiện Cục Thuế Hà Giang còn gặp khó khăn và hầu như là không thực hiện được hoặc nếu có thực hiện được thì số thu nợ là rất ít. Cụ thể như sau: Thực tế tại Chi cục thuế thành phố Hà Giang không thực hiện được các biện pháp cưỡng chế kê biên, phát mãi tài sản do đa số tài sản của đối tượng nộp thuế đã cầm cố hoặc thế chấp với Ngân hàng. Thực tế hiện nay cho thấy, việc thực hiện cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền gửi Ngân hàng là chủ yếu và một số ít trường hợp áp dụng biện pháp đình chỉ sử dụng hóa đơn. Điều này thể hiện qua biểu số liệu sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đơn vị tính: triệu đồng

Biện pháp Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số thuế đã thu Số thuế đã thu Số thuế đã thu

Tổng nợ thuế đã thu 15.911 18.271 26.768 Trích tiền gửi ngân hàng 11.677,5 10.780.7 20.056

Đình chỉ sử dụng hóa đơn 17,5 18,3 20

Tỷ lệ số thuế thu được so với tổng nợ đã thu

73,5 59,1 75

(Nguồn:Chi cục thuế thành phố Hà Giang) Tại Chi cục thuế thành phố Hà Giang trong thời gian qua, có 5 nhóm biện pháp cưỡng chế nợ thuế không thực hiện được hoặc không được thực hiện vì nếu thực hiện thì chi phí quá lớn mà kết quả thu được không tương xứng. Do vậy, qua biểu trên cho thấy, 2 biện pháp cưỡng chế được sử dụng là trích tiền gửi ngân hàng và đình chỉ sử dụng hóa đơn. Hiệu quả đạt được từ biện pháp trích tiền gửi khá cao do tính đặc thù chủ yếu nợ thuế từ hoạt động XDCB nên khi nguồn vốn đầu tư được cấp và thông tin được cung cấp theo quy chế phối hợp Chi cục thuế thành phố Hà Giang đã tập trung chủ yếu vào biện pháp cưỡng chế này nên hiệu quả đạt được rất cao, tỷ lệ thu hồi nợ thuế năm 2011 chiếm 73,5% đến năm 2013 lên đến 75% đây là biện pháp chủ yếu được sử dụng trong công tác quản lý và thu nợ thuế hàng năm.

Thêm nữa, đội quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế tại Chi cục thuế thành phố Hà Giang vẫn tập trung chủ yếu vào công tác cưỡng chế từ tài khoản ngân hàng là chủ yếu, chưa triển khai các biện pháp cưỡng chế khác theo luật định nhằm thu hồi nợ cho NSNN. Do vậy, hiệu quả thu nợ còn thấp, dẫn đến việc quản lý nợ cũng thấp theo.

Thứ hai, đội ngũ công chức Đội quản lý nợ và cưỡng chế thuế của

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế tại Chi cục thuế thành phố Hà Giang (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)