5. Kết cấu của đề tài
3.1.1. Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội
Thành phố Hà Giang nằm ở trung tâm của tỉnh Hà Giang, cách biên giới Việt Nam - Trung Quốc gần 20 km và cách Hà Nội 318 km. Thành phố được thành lập ngày 27 tháng 9 năm 2010, phía Bắc, Tây, Nam giáp huyện Vị Xuyên tỉnh hà giang, phía Đông giáp huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang. Nằm trên trục Quốc lộ 2 là tuyến giao thông huyết mạch, trục trung chuyển giữa vùng kinh tế tây nam của Trung Quốc và các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Thành phố cách cửa khẩu Thanh Thủy 23 km về phía bắc, thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, theo quy định tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật đầu tư.
Địa hình của thành phố Hà Giang là một vùng thung lũng bằng phẳng nằm hai bên bờ Sông Lô nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, đơn vị hành chính được chia thành 5 phường và 3 xã có 17 dân tộc anh em cùng chung sống. Tuy là một Thành phố còn nghèo đời sống của nhân dân các dân tộc Hà Giang còn nhiều khó khăn, song thành phố Hà Giang cũng có những tiềm năng thế mạnh để tập trung phát triển kinh tế như: sản xuất và chế biến nông lâm thổ sản, phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch... cùng với tỉnh Hà Giang tạo thành chuỗi đô thị “liên hợp” của 7 tỉnh miền núi phía Bắc Bắc bộ.
Thành phố Hà Giang đã xác định chiến lược phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, thương mại dịch vụ và phát triển du lịch; nông lâm ngư nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá; tài chính tín dụng phải đảm bảo đáp ứng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
được nhu cầu đầu tư phát triển; quản lý đầu tư khai thác tài nguyên tiết kiệm đúng mục đích hợp lý hiệu quả; khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển rộng rãi trên các lĩnh vực và quy mô khác nhau thu hút đầu tư dưới các hình thức hợp đồng, hợp tác kinh doanh; áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào các lĩnh vực; từng bước xoá đói giảm nghèo, các vấn đề an sinh xã hội đều được đảm bảo, đời sống của nhân dân từng bước được nâng cao.
Trong giai đoạn phát triển 2011 - 2013 nhân dân các dân tộc của thành phố Hà Giang đã nỗ lực phấn đấu khắc phục mọi khó khăn, quyết tâm xoá đói giảm nghèo từng bước nâng cao đời sống của người dân, mặc dù với điều kiện là một tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới, đặc biệt khó khăn song với truyền thống đoàn kết, nỗ lực phấn đấy quyết tâm vượt qua mọi khó khăn thách thức, đột phá trên một số lĩnh vực, nên đã đạt được những thành tự to lớn, quan trọng, tạo bước phát triển mới, tích cực, rõ nét trên các lĩnh vực.
Trong tiến trình phát triển đặc biệt là trong những năm trở lại đây với sự cố gắng vươn lên; năng động sáng tạo; khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực đầu tư; phát huy nội lực và lồng ghép sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; khai thác quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn của Trung ương để xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như: Điện, đường, trường, trạm, nước sinh hoạt, xây dựng đô thị, nông thôn mới. Đồng thời, tổ chức thực hiện tốt các cơ chế chính sách bước đầu đã thu hút được các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư phát triển một số lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh như: khai thác và chế biến khoáng sản, dịch vụ, du lịch...
Đạt được kết quả đáng khích lệ nêu trên ngoài sự quan tâm đầu tư của Trung ương, sự chỉ đạo quyết liệt có hiệu quả của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố, sự phấn đấu nỗ lực của các cấp, các ngành và nhân dân các dân tộc trên địa bàn, cùng với sự đóng góp tích cực của các doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh, đầu tư và tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp một phần đáng kể cho ngân sách tỉnh Hà Giang nói chung và thành phố Hà Giang nói riêng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/