5. Kết cấu của đề tài
3.1.2. Đặc điểm NNT trên địa bàn thành phố Hà Giang
Thành phố Hà Giang là thành phố trung tâm của tỉnh vùng cao biên giới địa đầu của tổ quốc là tỉnh xuất phát điểm về kinh tế thấp, trình độ dân trí chưa cao, các tiềm năng thế mạnh mới bắt đầu được khơi dậy và phát triển. Vì vậy, các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh cũng có đặc thù riêng đó là:
Thứ nhất, số lượng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Giang
không lớn. Theo tài liệu quản lý tại Chi cục thuế thành phố Hà Giang, năm 2011 Chi cục Thuế thành phố Hà Giang quản lý thuế gần 275 doanh nghiệp. Tính đến 31/12/2013, Chi cục thuế thành phố quản lý 518/1.032 Doanh nghiệp chiếm 50,1% DN của toàn ngành thuế Hà Giang. Trong đó 212 Doanh nghiệp ở trong tình trạng không hoạt động hoặc ngừng nghỉ KD, còn lại 306 DN hiện đang nộp tờ khai tại cơ quan thuế. Với số lượng doanh nghiệp không nhiều, thực hiện việc phân cấp quản lý cho đến nay số lượng Doanh nghiệp Chi cục thuế quản lý 306 thực tế đang hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, với nguồn nhân lực hiện được biên chế tại đội nghiệp vụ chức năng của Chi cục thuế thành phố có đủ khả năng quản lý thuế đối với các doanh nghiệp khá chặt chẽ theo quy định của các luật thuế.
Thứ hai, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố
Hà Giang chủ yếu là các Doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, siêu nhỏ. Ngành nghề kinh doanh không đa dạng sản phẩm sản xuất ra ít có khả năng cạnh tranh trên thị trường (trừ lĩnh vực thuỷ điện, XDCB), năng lực tài chính hạn chế …
Thứ ba, Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tại thành phố Hà Giang chủ
yếu hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản chiếm tới trên 43,7% Do vậy, kết quả sản xuất kinh doanh của phần lớn các doanh nghiệp phụ thuộc vào vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước, số thu nộp ngân sách hàng năm chịu tác động ảnh hưởng rất lớn vào mức đầu tư công của ngân sách Nhà nước và các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chương trình, mục tiêu xóa đói giảm nghèo, theo chương trình 135 và chương trình 30A của Chính phủ.
Từ những đặc điểm có tính chất đặc thù riêng trên địa bàn thành phố Hà Giang nên trong quá trình tổ chức quản lý thuế đã tác động đến công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế cụ thể như sau:
Một là, số lượng doanh nghiệp SXKD trên địa bàn tỉnh tăng khá nhanh,
ngành thuế Hà Giang đã chủ động phân cấp cho Chi cục thuế thành phố quản lý trực tiếp đến 50,1% số Doanh nghiệp hiện có, chủ yếu là các Doanh nghiệp có quy mô nhỏ, siêu nhỏ hoạt động kinh doanh ở lĩnh vực XDCB, SXVLXD và thương mại dịch vụ hoặc có hoạt động sản xuất khác. Các Doanh nghiệp chủ yếu là hoạt động kinh doanh ở nhiều địa phương khác trong tỉnh nhưng trụ sở lại đóng chân trên địa bàn thành phố. Do địa bàn tỉnh rất rộng khoảng cách địa lý quá xa, phức tạp nên khi thực hiện công tác quản lý nợ thuế gặp nhiều khó khăn, việc nắm bắt các thông tin liên quan đến sản lượng hoàn thành thực tế tại công trình,việc thanh toán vốn đối với doanh nghiệp nợ thuế không kịp thời sẽ ảnh hưởng công tác quản lý nợ thuế.
Hai là, quy mô các Doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Giang chủ
yếu là vừa, nhỏ và siêu nhỏ trình độ quản lý còn nhiều hạn chế, năng lực sản xuất kinh doanh kém, sản phẩm chưa đa dạng về chủng loại và mẫu mã, kém khả năng cạnh tranh trên thị trường, nguồn vốn kinh doanh hạn hẹp nên khi phát sinh thuế phải nộp trong bối cảnh khó khăn về kinh tế các Doanh nghiệp thường chiếm dụng tiền thuế sử dụng vào mục đích khác dẫn đến việc nợ thuế có xu hướng ngày càng tăng cao.
Ba là, thu từ khu vực DNNQD trên địa bàn thành phố chiếm tỷ trọng
lớn so với tổng số thu. Trong đó thu từ hoạt động XDCB chiếm trên 60% số thu từ khu vực này, đối với hoạt động XDCB chu kỳ sản xuất ra sản phẩm với thời gian dài, chia ra làm nhiều thời điểm nghiệm thu thanh toán khác nhau. Đặc biệt, tại thành phố Hà Giang hoạt động SXKD XDCB chủ yếu từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp nên khi xác định thuế phải nộp theo khối lượng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hoàn thành chấp nhận thanh toán, Doanh nghiệp phải kê khai nộp thuế, trong khi vốn đầu tư lại chưa được Nhà nước thanh toán làm cho NNT không có tiền nộp thuế cho NSNN và đây cũng là một yếu tố không nhỏ làm cho nợ thuế tăng cao.