5. Kết cấu của đề tài
4.2.3. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục đối với đối tượng nộp thuế
Hiện nay, hiệu quả của công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động tuyên truyền hỗ trợ cho đối tượng nộp thuế. Với việc tăng cường công tác tuyên truyền sẽ giúp người nộp thuế nắm được các quy định của luật thuế, từ đó nâng cao ý thức chấp hành tốt pháp luật thuế làm giảm thiểu tình trạng nợ đọng thuế.
Chi cục thuế thành phố Hà Giang cần Thành lập tổ tư vấn pháp luật tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về các chính sách thuế để mọi tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ thuế. Kịp thời biểu dương các doanh nghiệp chấp hành tốt chính sách thuế với Nhà nước, đồng thời công khai đưa lên thông tin đại chúng phê phán mạnh mẽ các hiện tượng vi phạm pháp luật thuế, tên các doanh nghiệp còn chây ỳ nợ thuế kéo dài.
4.3. Một số khuyến nghị với nhà nƣớc và địa phƣơng
Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế trên đây chỉ phát huy tốt tác dụng của nó trong những điều kiện nhất định. Do vậy, để đảm bảo thực hiện có hiệu quả các giải pháp nêu trên cần cân nhắc thực hiện các giải pháp điều kiện sau đây:
4.3.1. Nhà nước cần hoàn thiện các văn bản chính sách pháp luật liên quan đến quản lý nợ thuế quan đến quản lý nợ thuế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
4.3.1.1. Xây dựng và ban hành các chuẩn mực quản lý nợ và cưỡng chế thuế
Cần thiết phải tiến hành xây dựng các tiêu chí và chuẩn mực đánh giá chất lượng công tác thu nợ. Xây dựng hệ thống hỗ trợ, đồng thời theo dõi, giám sát việc thực hiện công tác thu nợ và cưỡng chế thuế. Chỉ tiêu về nợ thuế sẽ là một tiêu chí để đánh gia chất lượng quản lý thuế của các cơ quan thuế ngoài việc thực hiện kế hoạch thu ngân sách được giao hàng năm. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế cần được nghiên cứu kỹ lưỡng. Trên cơ sở các tiêu chí này, sẽ đề ra các chuẩn mực cần đạt được của công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế. Một số tiêu chí cụ thể dưới đây có thể nghiên cứu áp dụng.
Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác quản lý nợ - Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng số thu ngân sách từ thuế và phí
Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất phản ánh hiệu quả đôn đốc thu nộp thuế của cơ quan thuế. Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của công tác đôn đốc nợ đối với những khoản nợ trong hạn của cơ quan thuế trong năm. Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả quản lý nợ và đôn đốc thu nộp càng cao, và ngược lại.
- Tỷ lệ nợ có khả năng thu (hoặc nợ không có khả năng thu…)/tổng thu ngân sách từ thuế và phí
Tiêu chí này phản ánh tình hình các loại nợ cụ thể. Tiêu chí này phản ánh hiệu quả công tác quản lý nợ và đốc thu của cơ quan thuế đối với từng loại nợ đạt đến mức độ nào. Tỷ lệ này cũng cho biết khả năng thu hồi nợ ở mức độ nào.
- Tuổi nợ bình quân của các khoản nợ thuế quá hạn đã được nộp
Công thức tính chỉ tiêu này như sau:
Tuổi nợ bình quân (tính theo ngày) =
Tổng số ngày thực tế phát sinh của tất cả các khoản nợ quá hạn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tiêu chí này cho biết khoảng thời gian trung bình của một khoản nợ từ khi phát sinh đến khi được nộp vào NSNN. Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả công tác quản lý nợ và đôn đốc thu nộp càng cao, và ngược lại.
- Tỷ lệ chi phí hành chính phục vụ thu nợ thuế/Số thuế quá hạn thu hồi được
Công thức tính chỉ tiêu này như sau:
Tỷ lệ chi phí hành chính =
Tổng chi phí thực tế dùng cho thu nợ
x 100% Tổng số tiền nợ quá hạn trong năm
Tiêu chí này cho biết mức độ chi phí để thu hồi nợ như thế nào, để thu được một đồng nợ thuế thì mất bao nhiêu đồng chi phí. Chỉ tiêu này càng thấp càng tốt.
- Tỷ lệ số lượt người nộp thuế nợ quá hạn/Số người nộp thuế
Tỷ lệ này phản ánh phạm vi đối tượng nợ thuế rộng hay hẹp. Nếu tỷ lệ này cao chứng tỏ mức độ nợ thuế đã lan rộng. Nếu tỷ lệ này thấp, chứng tỏ nợ quá hạn chỉ tập trung ở một số đối tượng nhất định. Như vậy, tỷ lệ này phản ánh hiệu quả răn đe, cảnh báo của cơ quan thuế đối với những đối tượng nợ thuế.
Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác cưỡng chế thuế
- Tỷ lệ số cuộc cưỡng chế thành công/Tổng số đối tượng đã thực hiện cưỡng chế thuế
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế đã thực hiện trong một thời kỳ như thế nào. Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả công tác cưỡng chế thuế càng tốt.
- Tỷ lệ chi phí hành chính để cưỡng chế thuế/Tổng số tiền thuế thu được qua cưỡng chế
Công thức tính chỉ tiêu này như sau:
Tỷ lệ chi phí cƣỡng chế =
Tổng chi phí thực tế dùng cho cƣỡng chế thuế
x 100% Tổng số tiền nợ thu đƣợc trong năm
Tiêu chí này phản ánh chi phí thực tế mà cơ quan thuế đã phải bỏ ra để thực hiện các cuộc cưỡng chế so với số thuế có thể thu được qua cưỡng chế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chỉ tiêu này càng thấp thì tính hiệu quả của cưỡng chế thuế càng cao. Khi chỉ tiêu này bằng và lớn hơn 100% thì tính hiệu quả xét riêng dưới góc độ số thu rất thấp, thậm chí có thể nói là phi hiệu quả. Đối với từng cuộc cưỡng chế có thể chấp nhận tính phi hiệu quả này để đánh đổi lấy sự cảnh báo, răn đe. Nhưng nếu tính tổng thể thì không thể chấp nhận tính phi hiệu quả này.
Từ các tiêu chí nêu trên, trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế, cơ quan thuế cần ban hành các chuẩn mực cụ thể về quản lý nợ và cưỡng chế thuế. Do giới hạn về thời gian nghiên cứu nên luận văn chưa thể đề xuất những chuẩn mực cụ thể cho công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế.
4.3.1.2. Sửa đổi các quy định về các biện pháp cưỡng chế thuế trong Luật Quản lý thuế
Thực trạng tình hình cưỡng chế thuế theo phân tích ở chương 2 cho thấy những tồn tại và hạn chế của công tác này thời gian qua. Số vụ cưỡng chế còn ít so với yêu cầu, một số biện pháp cưỡng chế còn chưa được thực hiện đầy đủ, đồng bộ. Do đó, cưỡng chế thuế chưa đạt được mục tiêu về tính hiệu lực và hiệu quả của pháp luật thuế quy định. Cưỡng chế thuế chưa mang tính răn đe và chưa nâng cao ý thức tuân thủ của người nợ thuế nên số nợ thuế thời gian qua chưa có xu hướng giảm. Khi ý thức tuân thủ pháp luật của người nộp thuế còn chưa cao thì việc thực hiện tốt công tác cưỡng chế thuế là việc quan trọng giai đoạn này.
Chính vì vậy, việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế nên căn cứ vào từng điều kiện cụ thể để đạt hiệu quả cao nhất, không nên bắt buộc phải thực hiện tuần tự như hiện nay. Theo quy định hiện nay, có 7 biện pháp cưỡng chế nhưng việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế phải thực hiện tuần tự từ biện pháp thứ nhất đến biện pháp thứ 7, qui định cứng nhắc nói trên đã dẫn đến hiệu quả của công tác cưỡng chế mang lại thường không cao. Giả sử như biện pháp có hiệu quả và tiết kiệm chi phí khi thực hiện tại cơ quan thuế là biện pháp đình chỉ sử dụng hoá đơn lại chỉ được thực hiện ở biện pháp thứ 6,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
(Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế, sẽ có hiệu lực vào 01/7/2013, quy định thông báo hoá đơn không còn giá trị sử dụng ở bước thứ 4). Đây chính là bất cập của công tác cưỡng chế mà gây nhiều khó khăn cho
các cục thuế địa phương trong quá trình thực hiện các biện pháp cưỡng chế này. Do đó, cần thay đổi áp dụng linh hoạt thực hiện các biện pháp cưỡng chế theo Luật Quản lý thuế quy định là điều kiện quan trọng để nâng cao hiệu quả của cưỡng chế nợ thuế thời gian tới.
Ngoài ra, cơ chế thị trường hiện nay thì các doanh nghiệp hầu hết thường có một hay nhiều chi nhánh, đơn vị hạch toán phụ thuộc tại địa phương khác, hoặc các đơn vị xây dựng tại địa phương khác nơi trụ sở chính có trụ sở. Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế đối với các doanh nghiệp xây dựng vãng lai đang gặp khó khăn do chưa có cơ chế phối hợp xử lý giữa cơ quan thuế các địa phương quản lý doanh nghiệp đóng trụ sở chính. Khi cơ quan thuế thực hiện cưỡng chế còn gặp khó khăn như: Cưỡng chế nợ tại chi nhánh hay trụ sở chính nơi cơ quan thuế có chi nhánh hay nơi cơ quan thuế có trụ sở chính sẽ thực hiện cưỡng chế và nếu cưỡng chế thành công thì địa phương nào sẽ thụ hưởng tiền nộp vào ngân sách Nhà nước từ việc cưỡng chế này. Do vậy, khi thực hiện quản lý nợ và cưỡng chế thuế của những doanh nghiệp này thì điều kiện cần là nên có quy định hướng dẫn thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế đối với người nợ thuế có trụ sở chính đặt ở tỉnh khác, huyện khác và đồng thời chỉ đạo các địa phương có cơ chế phối hợp xử lý giữa các cơ quan thuế địa phương.
4.3.1.3. Điều chỉnh qui định về phạt nộp chậm thuế
Bối cảnh kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn như hiện nay thì với việc
giãn, giảm thuế phải nộp cho các Doanh nghiệp, đồng thời tháo gỡ khó khăn cho Doanh nghiệp là rất cần thiết để giảm tình trạng nợ đọng thuế. Do vậy, để công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế ở Chi cục, Cục Thuế địa phương thì điều kiện quan trọng là Chính phủ nên tạm thời không tính phạt nộp chậm tiền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thuế với một số các Doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính. Thực tế thu ngân sách Nhà nước các năm trước và trong quản lý thuế đã cho thấy, việc nuôi dưỡng và tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước là việc quan trọng hơn nhiều so với việc tận thu ngân sách Nhà nước. Việc phạt chậm nộp trong thời gian tới bị coi như tận thu sẽ càng làm cho các Doanh nghiệp có khó khăn lâm vào tình trạng phá sản, gây mất ổn định nền kinh tế, ảnh hưởng đến số thu trong tương lai, đồng thời làm cho số nợ tại cơ quan tăng lên, gây khó khăn cho công tác đôn đốc và cưỡng chế thuế của cơ quan thuế nói chung và Chi cục thuế thành phố Hà Giang nói riêng.
Do đó, điều kiện trước mắt để góp phần giúp công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế có hiệu quả là Bộ Tài chính không tính phạt chậm nộp đối với các Doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính do nguyên nhân khách quan như: Ngân sách Nhà nước chưa thanh toán cho Doanh nghiệp, thu hộ cho ngân sách bên thứ ba ở nước ngoài, Doanh nghiệp có số thuế giá trị gia tăng âm (-) đang làm thủ tục hoàn thuế để tạo điều kiện cho Doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế của mình đồng thời thể hiện quan điểm bình đẳng giữa Doanh nghiệp và Nhà nước. Đối với người nộp thuế có hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng thì không xử phạt chậm nộp số thuế còn nợ ngân sách tương ứng với số thuế đề nghị hoàn, vì thời gian xử lý hồ sơ hoàn thuế thường dài từ 15 đến 60 ngày làm việc (theo quy định của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý
thuế thì thời gian giải quyết hoàn thuế từ 6 ngày đến 40 ngày).
Việc không tính phạt nộp chậm đối với các Doanh nghiệp khó khăn về tài chính sẽ có những ưu, nhược điểm nhất định, cần được nhìn nhận để quy định hợp lý nhất.
Ưu điểm: Kịp thời tháo gỡ khó khăn và tạo cơ hội cho Doanh nghiệp
vực dậy sản xuất, qua đó Doanh nghiệp đánh giá được thực trạng một cách chính xác mặt mạnh, mặt yếu, những tồn tại và những cái mà mà mình có thể vươn lên. Đồng thời, qua đó Doanh nghiệp tự xác định và xây dựng chiến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
lược phát triển cho mình Doanh nghiệp khai thác được những chính sách mới tạo điều kiện để Doanh nghiệp tạo ra thời cơ mới.
Nhược điểm: Chính sách không tính phạt nộp chậm đối với Doanh
nghiệp nếu không công khai minh bạch không áp dụng đúng phạm vi, đối tượng và kèm theo điều kiện cụ thể sẽ không công bằng cho người nộp thuế, doanh nghiệp bị phạt, Doanh nghiệp không bị phạt chậm nộp sẽ làm cho Doanh nghiệp mất lòng tin vào cơ quan thuế, đồng thời tạo ra lỗ hổng để Doanh nghiệp lách luật và một bộ phận cán bộ thoái hoá lợi dụng lỗ hổng chính sách nhũng nhiễu tiêu cực, gây thất thu ngân sách Nhà nước.
Để thực hiện tốt việc áp dụng quy định trên cần quy định cụ thể các tiêu chí về phạm vi, đối tượng và điều kiện áp dụng:
Phạm vi, đối tượng áp dụng là: Đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều kiện áp dụng là: Các Doanh nghiệp sản xuất, đầu tư vào các lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư và lĩnh vực ưu đãi đầu tư; địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư. Các quy định đó được quy định tương tự chính sách thu hút ưu đãi đầu tư của Chính phủ.
4.3.1.4. Mở rộng diện gia hạn nộp thuế
Qua nghiên cứu xem xét thực trạng của quản lý nợ và cưỡng chế thuế
thì thấy rằng việc xem xét mở rộng diện được gia hạn nộp thuế là cần thiết. Xuất phát từ thực tế là có khá nhiều Doanh nghiệp nộp chậm tiền thuế vì nguyên nhân khách quan bất khả kháng. Những đối tượng này cần được gia hạn để có điều kiện được trả nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Theo đó cần nghiên cứu bổ sung vào Luật Quản lý thuế một số trường hợp gia hạn thuế và giao thẩm quyền giải quyết cho Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế, để quy định này không bị lạm dụng cần quy định những tiêu chí định lượng rõ ràng trên cơ sở tài liệu kế toán và các tài liệu khác có liên quan, có văn bản giải trình của NNT trình tự xét duyệt chặt chẽ. Đồng thời, yêu cầu NNT phải cam kết đảm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
bảo tính trung thực của thông tin cung cấp và cam kết nộp đủ thuế khi hết thời hạn gia hạn nộp thuế theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Chính phủ cần phân cấp cho Bộ Tài chính, cơ quan thuế được xem xét, cho phép Doanh nghiệp nộp dần những khoản nợ thuế phù hợp với tình hình tài chính của Doanh nghiệp và chưa thực hiện biện pháp cưỡng chế thuế đối với trường hợp này, miễn phạt nộp chậm đối với trường hợp Doanh nghiệp có khó khăn những đã nộp đủ nợ gốc vào NSNN. Đồng thời, xem xét gia hạn đối với một số trường hợp thay đổi chính sách làm ảnh hưởng đến kết quả SXKD.
Như vậy đảm bảo thu nợ thuế được khả thi cũng như đảm bảo đối xử