Kinh nghiệm về quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế của một số

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế tại Chi cục thuế thành phố Hà Giang (Trang 32)

5. Kết cấu của đề tài

1.3.1.Kinh nghiệm về quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế của một số

huyện, thành phố trong nước

- Cục thuế tỉnh Thái Bình.“Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế tại Cục thuế tỉnh Thái Bình” (2012) của Đỗ Thị Ngọc

Hà, tác giả đã đánh giá tổng quan về nội dung quản lý nợ và cưỡng chế thuế đã đưa ra các lý luận về nợ thuế; đánh giá hiệu quả công tác quản lý nợ thuế và tham khảo nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước đồng thời đề cập vận dụng vào công tác quản lý nợ tại Việt Nam. Đánh giá tình hình thực tiễn tại địa phương đồng thời đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế .

- Luận văn thạc sĩ kinh tế “Tăng cường quản lý nợ và cưỡng chế nợ

thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội” (2012) của Đỗ Thị Ngọc. Tác giả phân

tích làm rõ các nội dung liên quan đến công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế và đánh giá được đặc điểm của NNT trên địa bàn thành phố Hà Nội chi phối tới công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế; đề xuất các nhóm giải pháp cho công tác quản lý nợ thuế trên địa bàn Hà Nội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Cục thuế TP Hà Nội với bài báo khoa học “Giải pháp thu hồi nợ thuế sau thanh tra tại cục thuế TP Hà Nội”, Tạp chí Tài chính số 3 (569) 2012. Bài viết đã phấn tích khá rõ các nguyên nhân đặc biệt các nguyên nhân từ phía cơ quan thuế (tại các phòng thanh tra, phòng kiểm tra, quản lý nợ, kê khai và kế toán thuế) để từ đó đề xuất một số giải pháp. Tuy nhiên, bài viết không nghiên cứu toàn diện về quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế mà chỉ nghiên cứu giải pháp quản lý, thu hồi nợ thuế sau thanh tra tại thành phố Hà Nội.

- Tại Chi cục thuế huyện Krong Buk, tỉnh Đắk Lắk đề cập đến việc nợ thuế của các DN tăng do nguyên nhân từ cách quản lý, chỉ đạo điều hành thu và sử lý nợ thuế còn nhiều bất cập, mấu chốt nói đến việc trách nhiệm của cán bộ quản lý đến đâu, việc cán bộ quản lý lỏng lẻo, thiếu kiên quyết “dễ thu, khó bỏ” để DN chây ỳ mưu toan chiếm đoạt tiền thuế.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm có thể vận dụng cho Chi cục thuế thành phố Hà Giang

Mỗi nghiên cứu nêu trên đã làm nổi bật lên những khía cạnh riêng và đưa ra những giải pháp đối với vấn đề quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế, từ các kinh nghiệm học hỏi từ các tỉnh, quận, huyện trong cả nước trên các phương diện qua tạp chí, sách báo, tài liệu của ngành thuế, qua học tập kinh nghiệm thực tiễn nhiều kinh nghiệm, bài học đã được Chi cục thuế thành phố Hà giang vận dụng, tuy nhiên, phần đa các kinh nghiệm đó chỉ áp dụng ở một vấn đề hoặc có áp dụng nhưng chưa đưa ra giải pháp trong dài hạn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Luận văn sẽ tập trung vào trả lời cho các câu hỏi sau:

- Thực trạng công tác quản lý nợ thuế đối với người nộp thuế trên địa bàn thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang như thế nào? Những yếu tố nào hạn chế công tác quản lý nợ thuế đối với người nộp thuế trên địa bàn thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang?

- Những giải pháp nào được đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với người nộp thuế trên địa bàn thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và cách tiếp cận

Phương pháp Lựa chọn, địa điểm nghiên cứu là vấn đề quan trọng, bởi

vì địa điểm nghiên cứu ảnh hưởng khách quan tới kết quả phân tích và mang tính đại diện cho toàn bộ địa bàn nghiên cứu. Đặc điểm của công tác quản lý nợ thuế đối với người nộp thuế trên địa bàn thành phố Hà Giang là những người nộp thuế đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang cho nên luận văn chọn địa bàn thành phố Hà Giang là địa điểm nghiên cứu.

Cách tiếp cận. để phân tích rõ đầy đủ và khách quan những nội dung liên quan đến công tác quản lý nợ thuế đối với các DN, tác giả luận văn sử dụng cách tiếp cận khoa học và thực tiễn; cách tiếp cận chủ quan và khách quan, như vậy thứ nhất cần phải nắm vững được chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thuế, thứ hai là các hệ thống văn bản qui định về luật quản lý thuế, qui định về quản lý nợ thuế phân tích và xác định về đối tượng nợ thuế, đôn đốc thu nợ thuế, thứ ba cần tập hợp phân tích các tài liệu, số liệu liên quan đến công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế; xác định công cụ quản lý để từ đó đánh giá được mức độ và thực trạng của công tác quản lý nợ thuế, cuối cùng cần tham khảo ý kiến các chuyên gia về công tác quản lý thuế, quản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lý nợ thuế và cưỡng chế thuế. Với cách tiếp cận khách quan từ nhiều phía đó sẽ là tiền đề luận văn đánh giá đúng những kết quả đã đạt được và cũng thấy rõ được những hạn chế cần khắc phục để có giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với các DN tại Chi cục thuế thành phố Hà Giang.

2.2.2. Cơ sở phương pháp luận

Đề tài vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng làm cơ sở phương pháp luận. Bởi vì chủ nghĩa duy vật biện chứng là khoa học về các quy luật chung nhất của tự nhiên và xã hội loài người, tư duy của con người. Những nguyên lý của nó có tác dụng hướng dẫn gợi mở các cách thức xem xét sự việc, hiện tượng trong cả tự nhiên, xã hội và trong nhận thức. Những nguyên lý ấy cung cấp cho chúng ta một thế giới khoa học nó yêu cầu xem xét sự việc, hiện tượng theo quan điểm toàn diện, phát triển, liên hệ phổ biến, lịch sử cụ thể…. Theo đó Đề tài phân tích nguồn gốc sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý nợ thuế dựa trên cơ sở biện chứng, đồng thời ngoài sự tác động từ các yếu tố khác nhau đến công tác quản lý nợ thuế thì công tác này cũng tự hoàn thiện theo những tác động khách quan. Mặt khác khi nghiên cứu, xem xét công tác quản lý nợ thuế cần phải đặt trong điều kiện cụ thể của thành phố Hà Giang.

2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin

Nguồn số liệu thứ cấp chủ yếu lấy ở sách, báo; văn bản luật về thuế, các quy trình của ngành Thuế nhằm cung cấp những lý luận có liên quan tới thuế và quản lý nợ thuế.

Thu thập từ các đội chức năng, ban lãnh đạo CCT thành phố Hà Giang và phần mềm quản lý thuế của ngành thuế các số liệu về kết quả thu thuế, về số nợ đọng thuế…

Thu thập và tính toán từ những số liệu đã công bố của các cơ quan Thống kê trung ương, các viện nghiên cứu, các trường đại học, các tạp chí, báo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chí chuyên ngành và những báo cáo khoa học đã được công bố, các nghiên cứu trong nước, các tài liệu do các cơ quan của tỉnh Hà Giang; Báo cáo tổng kết của Chi cục Thuế thành phố Hà Giang và Cục Thuế tỉnh Hà Giang.

2.2.4. Phương pháp tổng hợp thông tin

Phương pháp phân tổ thống kê để hệ thống hóa và tổng hợp tài liệu theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu.

Xử lý và tính toán các số liệu, các chỉ tiêu nghiên cứu được tiến hành trên máy tính bằng các phần mềm Excel và phần mềm tin học của Tổng cục Thuế.

Các số liệu tính toán được thể hiện trên bảng thống kê một cách có hệ thống, lôgíc nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng của các hiện tượng nghiên cứu.

2.2.5. Phương pháp phân tích thông tin, số liệu a. Phương pháp thống kê mô tả a. Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội vào việc mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế - xã hội thông qua số liệu thu thập được.

b. Phương pháp quy nạp

Đề tài tiếp cận nghiên cứu từ những cái cụ thể đến khái quát vì vậy khi nghiên cứu công tác quản lý nợ thuế tại chi cục thuế thành phố Hà giang, đề tài sử dụng cách tiếp cận từ những vấn đề cụ thể, thực tiễn về công tác quản lý nợ thuế ở thành phố Hà Giang từ đó đưa ra những đánh giá khái quát thành những kết luận có tính quy luật và hệ thống.

c. Phương pháp bảng thống kê để tổng hợp

Đề tài sử dụng hệ thống những bảng thống kê số liệu theo chiều dọc và chiều ngang để mô tả hiện trạng công tác quản lý nợ thuế tại Chi cục thuế thành phố Hà Giang và tác động của các nhân tố tới công tác quản lý nợ thuế ở thành phố Hà Giang theo thời gian (từ năm 2011 - 2013), từ đó tổng hợp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đánh giá công tác quản lý nợ thuế ở thành phố Hà Giang trong những điều kiện và thời gian cụ thể.

d. Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp

Những số liệu thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: số liệu báo cáo tháng, quý, năm của Đội quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế thuộc Chi cục thuế thành phố Hà giang, số liệu báo cáo Tổng kết công tác thuế năm từ cục thuế, Chi cục thuế thành phố Hà Giang và các ngành chức năng khác có liên quan từ năm 2011 đến năm 2013; công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế cùng với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hà Giang.

e. Phương pháp so sánh

Thông qua số bình quân, tần suất, độ lệch chuẩn bình quân, số tối đa, tối thiểu. Phương pháp thống kê so sánh gồm cả so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối để đánh giá động thái phát triển của hiện tượng, sự vật theo thời gian và không gian.

Sử dụng phương pháp phân tích thống kê để đánh giá thực trạng quản lý nợ thuế đối với người nộp thuế; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nợ thuế.

Phương pháp so sánh để đánh giá các đối tượng nghiên cứu về công tác quản lý nợ và hoàn thiện công tác quản lý nợ.

g. Phương pháp dự báo thống kê

Dự báo là việc xác định các thông tin chưa biết có thể xảy ra trong tương lai của hiện tượng được nghiên cứu dựa trên cơ sở những số liệu thống kê trong những giai đoạn đã qua.

Dự báo sự biến động các nguồn lực của tỉnh Hà Giang, đó là dự báo sự biến động về đất đai, lao động, khả năng đầu tư phát triển của tỉnh trong thời gian tới. Từ đó dự báo về công tác quản lý nợ, thu nợ thuế của người nộp thuế tại thành phố Hà Giang. Công việc dự báo hoàn toàn không dễ dàng, bởi lẽ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chúng ta phải nói trước những điều chưa biết, sự chính xác trong các kết quả của dự báo sẽ mang đến sự thành công hay thất bại của một phương án.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Tổng số thu NSNN toàn thành phố Hà Giang giai đoạn 2011 - 2013 - Số tiền thuế nợ đọng của người nộp thuế tại thành phố Hà Giang do Chi cục Thuế thành phố Hà Giang quản lý giai đoạn 2011 - 2013

- Số tiền thuế nợ đã thu được trong các năm 2011, 2012, 2013 của các sắc thuế.

- Chỉ tiêu đánh giá thực trạng công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế tại Chi cục thuế thành phố Hà Giang; chỉ ra những thành công và hạn chế cũng như những nguyên nhân chủ quan và khách quan.

- Chỉ tiêu đề xuất phương hướng giải pháp thích hợp để hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế qua đó góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý thuế của Chi cục thuế thành phố Hà Giang.

- Chỉ tiêu hoàn thiện các quy trình quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế. - Chỉ tiêu về nâng cao năng lực, bố trí lại nguồn nhân lực công chức thuế thực hiện công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HÀ GIANG

3.1. Đặc điểm kinh tế- xã hội của thành phố Hà Giang và cơ cấu tổ chức Chi cục thuế thành phố Hà Giang Chi cục thuế thành phố Hà Giang

3.1.1. Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội

Thành phố Hà Giang nằm ở trung tâm của tỉnh Hà Giang, cách biên giới Việt Nam - Trung Quốc gần 20 km và cách Hà Nội 318 km. Thành phố được thành lập ngày 27 tháng 9 năm 2010, phía Bắc, Tây, Nam giáp huyện Vị Xuyên tỉnh hà giang, phía Đông giáp huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang. Nằm trên trục Quốc lộ 2 là tuyến giao thông huyết mạch, trục trung chuyển giữa vùng kinh tế tây nam của Trung Quốc và các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Thành phố cách cửa khẩu Thanh Thủy 23 km về phía bắc, thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, theo quy định tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật đầu tư.

Địa hình của thành phố Hà Giang là một vùng thung lũng bằng phẳng nằm hai bên bờ Sông Lô nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, đơn vị hành chính được chia thành 5 phường và 3 xã có 17 dân tộc anh em cùng chung sống. Tuy là một Thành phố còn nghèo đời sống của nhân dân các dân tộc Hà Giang còn nhiều khó khăn, song thành phố Hà Giang cũng có những tiềm năng thế mạnh để tập trung phát triển kinh tế như: sản xuất và chế biến nông lâm thổ sản, phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch... cùng với tỉnh Hà Giang tạo thành chuỗi đô thị “liên hợp” của 7 tỉnh miền núi phía Bắc Bắc bộ.

Thành phố Hà Giang đã xác định chiến lược phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, thương mại dịch vụ và phát triển du lịch; nông lâm ngư nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá; tài chính tín dụng phải đảm bảo đáp ứng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

được nhu cầu đầu tư phát triển; quản lý đầu tư khai thác tài nguyên tiết kiệm đúng mục đích hợp lý hiệu quả; khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển rộng rãi trên các lĩnh vực và quy mô khác nhau thu hút đầu tư dưới các hình thức hợp đồng, hợp tác kinh doanh; áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào các lĩnh vực; từng bước xoá đói giảm nghèo, các vấn đề an sinh xã hội đều được đảm bảo, đời sống của nhân dân từng bước được nâng cao.

Trong giai đoạn phát triển 2011 - 2013 nhân dân các dân tộc của thành phố Hà Giang đã nỗ lực phấn đấu khắc phục mọi khó khăn, quyết tâm xoá đói giảm nghèo từng bước nâng cao đời sống của người dân, mặc dù với điều kiện là một tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới, đặc biệt khó khăn song với truyền thống đoàn kết, nỗ lực phấn đấy quyết tâm vượt qua mọi khó khăn thách thức, đột phá trên một số lĩnh vực, nên đã đạt được những thành tự to

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế tại Chi cục thuế thành phố Hà Giang (Trang 32)