Thực trạng quản lý nợ thuế tại Chi cục thuế thành phố Hà Giang

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế tại Chi cục thuế thành phố Hà Giang (Trang 46)

5. Kết cấu của đề tài

3.2.2. Thực trạng quản lý nợ thuế tại Chi cục thuế thành phố Hà Giang

Qua thực tế tại Chi cục thành phố Hà Giang đã triển khai thực hiện một số công tác quản lý nợ cụ thể:

3.2.2.1. Tình hình lập kế hoạch thu nợ

Kể từ khi thành lập Đội quản lý nợ thuế đến nay, nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý nợ thuế cũng như việc xây dựng chỉ tiêu thu tiền nợ thuế. Chi cục thuế thành phố Hà Giang đã tổ chức thực hiện việc xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ, sau khi kết thúc năm ngân sách Chi cục thuế thành phố Hà Giang đã chỉ đạo tiến hành chốt nợ thuế đến 31/12 năm trước làm căn cứ lập chỉ tiêu thu tiền nợ thuế, đồng thời phân tích, đánh giá khả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

năng thu thu và xử lý các khoản nợ thuế, xây dựng mục tiêu hạ tỷ lệ nợ thuế so với tổng số thu ngân sách đến thời điểm 31/12 năm kế hoạch.

Xác định công tác xây dựng chỉ tiêu thu tiền nợ thuế hàng năm là rất quan trọng trong công tác quản lý nợ thuế tại Chi cục Thuế thành phố Hà Giang, xây dựng chỉ tiêu nợ không chỉ là căn cứ để đánh giá kết quả thực hiện công tác quản lý nợ hàng năm mà còn là căn cứ quan trọng để đánh giá hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế. Tuy nhiên, hiện nay việc xây dựng chỉ tiêu thu tiền nợ thuế còn chưa phát huy được tối đa hiệu quả của nó vì hai lý do cơ bản sau:

Thứ nhất, việc chốt nợ tại thời điểm 31/12 hàng năm còn mang tính

chất tương đối, việc lấy số nợ tại một thời điểm để làm căn cứ xác định chỉ tiêu thu nợ thuế cả năm đôi khi không phản ánh đúng được bản chất của việc lập chỉ tiêu thu tiền thuế nợ, chưa dự báo hết được những biến động về phát triển kinh tế xã hội năm thực hiện.

Thứ hai, hiện tại Chi cục Thuế thành phố Hà Giang quy định mục tiêu

giảm nợ so với tổng thu ngân sách hàng năm chung cho tất cả các ngành nghề, lĩnh vực dẫn đến việc xây dựng chỉ tiêu thu tiền nợ thuế gặp nhiều khó khăn chưa sát với thực tế. Thực trạng quản lý nợ thuế hiện tại cho thấy cơ cấu nợ thuế giữa các khu vực, ngành nghề có sự chênh lệch rất lớn, bên cạnh đó có những lĩnh vực ngành nghề phát sinh nợ thuế rất nhỏ hoặc không đáng kể như: Nợ thuế phát sinh lớn chủ yếu lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, khai thác chế biến khoáng sản, phát sinh nợ không đáng kể hoặc không phát sinh như: Tiền sử dụng đất, các loại phí lệ phí...

3.2.2.2.Tình hình thực hiện quản lý nợ và xử lý thu nợ

Thứ nhất, tình hình quản lý nợ thuế

Phân công thu nợ thuế là phân công người theo dõi nợ thuế cho từng công chức quản lý nợ thuế cụ thể để thực hiện việc đôn đốc theo dõi tình hình nợ thuế của từng tổ chức, cá nhân nộp thuế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phân công quản lý tiền thuế nợ là rất quan trọng nhằm nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý tiền thuế nợ. Việc phân công không hợp lý không những gây tốn kém thời gian, công sức, chi phí quản lý mà còn liên quan đến các Đội nghiệp vụ chức năng khác trong văn phòng Chi cục Thuế như: Kê khai thuế, Kiểm tra thuế, ... Do đó, việc phân công hợp lý nó sẽ là yếu tố then chốt trong việc phối hợp quản lý, đôn đốc, điều chỉnh và thực hiện cưỡng chế nợ thuế.

Giai đoạn 2011 đến nay công tác phân công thu nợ thuế tại Chi cục thuế thành phố Hà Giang được thực hiện theo hướng trực tiếp quản lý số lượng tổ chức cá nhân nợ thuế cụ thể chứ không phân công quản lý theo loại hình kinh tế hoặc theo ngành nghề kinh doanh. Trên cơ sở biên chế hiện có của Đội thì mỗi công chức được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý theo dõi bình quân trên 60 Doanh nghiệp thực tế phát sinh kê khai hàng tháng trên 100 Doanh nghiệp hiện đang được giao quản lý, việc phân công quản lý nợ thuế theo từng đơn vị cũng đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ thuế. Song trong thực tế SXKD lại đa dạng nhiều ngành nghề nên trong quá trình quản lý cán bộ công chức phải theo dõi xử lý đôn đốc nợ thuế phát sinh từ nhiều loại hình kinh tế khác nhau, có nhiều đặc điểm kinh doanh khác biệt nhau. Vì vậy, dẫn đến khó khăn cho việc nắm bắt tình hình thực tế phát sinh nợ, cũng như chuyển tải các chính sách thuế và tư vấn hỗ trợ Doanh nghiệp theo quy định của Luật Quản lý thuế. Điều này cho thấy việc phân công quản lý theo đối tượng nộp thuế tuy đã gắn trách nhiệm mỗi cán bộ công chức thuế vào việc triển khai thực hiện công tác thu nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế, nhưng vẫn chưa phát huy tối đa được hiệu quả quản lý nợ thuế. Bởi mỗi công chức thuế phải tìm hiểu nắm bắt nhiều loại hình kinh doanh khác nhau nên tính chuyên môn hoá không cao và dẫn đến hiệu lực hiệu quả quản lý nợ thuế còn hạn chế chưa phát huy hết được năng lực công chức làm công tác quản lý nợ thuế.

Qua tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu thực tế cho thấy rằng, cơ cấu nợ thuế tại Chi cục thuế thành phố Hà Giang không đồng đều và có sự chênh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lệch lớn giữa các khu vực kinh tế. Điều này được thể hiện rõ qua các bảng và biểu số liệu sau:

Bảng 3.4: Cơ cấu nợ thuế theo khu vực giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng số nợ 21.075 22.839 29.513

DNNN 4,2 4,5 47

DN NQD 20.469,8 22.250 28.571

Hộ kinh doanh 575 525,5 472

Nợ thuế của ĐTNT khác 26 59 63

(Nguồn: Chi cục thuế thành phố Hà Giang)

Bảng 3.5: Cơ cấu tỷ lệ nợ thuế theo khu vực giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng nợ thuế Dọc 100 100 100 Ngang 8,3 29,2 Nợ của DNNN Dọc 0,02 0,02 0,16 Ngang 7,1 1.044 Nợ của DN NQD Dọc 97,1 97,4 96,8 Ngang 8,6 28,4

Nợ của hộ kinh doanh Dọc 4,4 2,3 1,6

Ngang -8,7 -11

Nợ thuế của ĐTNT khác Dọc 0,2 0,3 0,2

Ngang 26,9 6,7

(Nguồn: Chi cục thuế thành phố Hà Giang)

Các bảng và biểu số liệu trên cho thấy, nợ của khối doanh nghiệp Nhà nước do Chi cục thuế Hà Giang quản lý từ năm 2011 đến 2013 tuy chỉ chiếm tỷ lệ 0,02% đến 0,16 so với tổng số nợ với tỷ lệ như vậy nợ thuế khu vực DNNN nợ thuế không lớn tuy nhiên đến năm 2013 tăng cả tỷ lệ và số tuyệt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đối từ 4,5 triệu đồng lên 47 triệu đồng. Song thông qua số liệu phản ánh cho thấy các đơn vị thuộc DNNN có hệ thống kiểm soát nội bộ tốt, có ý thức chấp hành khá tốt nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước. Nợ thuế khu vực hộ kinh doanh và các đối tượng khác chiếm tỷ lệ nhỏ hầu như không đáng kể, khoản nợ thuế của các hộ kinh doanh là khoản nợ lưu cữu từ năm 2007 cho đến nay chủ yếu là các hộ đã ngừng nghỉ kinh doanh, không có mặt tại địa bàn, trong khi đó theo hướng dẫn về xóa nợ thuế đối với các trường hợp bỏ trốn mất tích phải có xác nhận của công an nơi….. đối với các trường hợp chết phải có giấy chứng tử và thời gian áp dụng xóa nợ tiền thuế trước 1/7/2007 theo TT 179/2013/TT- BTC ngày 2/12/2013 ,vì vậy số thuế nợ đối với hộ kinh doanh và nợ thuế của các đối tượng khác đến nay vẫn chưa được thanh lý theo quy định.

Thông qua tài liệu tổng hợp cho thấy nợ thuế khu vực Doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn ở mức cao và tăng dần qua các năm cả về số tuyệt đối và tỷ trọng so với tổng số nợ thuế. Năm 2011 nợ thuế của khu vực này chiếm 97,1%; năm 2012 chiếm 97,4% tăng so với năm 2011 là 8,6%; năm 2013 chiếm 96,8% tăng so với năm 2012 là 28,4%. Nợ thuế khu vực Doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ chủ yếu, bình quân từ 2011 đến 2013 chiếm trên 97% so với tổng nợ thuế toàn Chi cục Thuế thành phố Hà Giang. Tình hình này xuất phát từ ba vấn đề:

1) Các Doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản sản xuất kinh doanh không bền vững kết quả kinh doanh phụ thuộc chủ yếu vào mức đầu tư công của ngân sách Nhà nước, cùng với việc sau nhiều năm đầu tư dàn trải thiếu quy hoạch ngành, vùng nên Nhà nước nợ chưa thanh toán theo khối lượng xây dựng cơ bản là khá lớn do thiếu nguồn vốn đầu tư.

2) Một phần do yếu tố chính sách do đặc thù chủ yếu là hoạt động xây dựng cơ bản theo quy định về thuế GTGT đối với hoạt động XDCB khi hoàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thành khối lượng được nghiệm thu chấp nhận thanh toán hoặc công trình thi công hoàn thành nghiệm thu quyết toán bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa được thanh toán vốn, đều phải kê khai nộp thuế không thuộc diện được gia hạn nộp thuế. Đến thời điểm 01/1/2011 Nghị định số 106/2010/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực cho phép gia hạn đối với hoạt động trong lĩnh vực XDCB có số tiền thuế nợ do nguyên nhân chưa được thanh toán vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước thì được gia hạn 01 năm, song thủ tục gia hạn chưa được các Doanh nghiệp quan tâm đúng mức vì thế đã đẩy số nợ thuế tăng lên. Một phần do chịu tác động ảnh hưởng của nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ thắt chặt chi tiêu công, thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, làm cho nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh, hàng tồn kho lớn, lãi xuất tín dụng tăng cao, thủ tục vay vốn phức tạp (phải có tài sản thế chấp) doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, các công trình xây dựng không nằm trong khu vực công trình trọng điểm đều phải dừng không tiếp tục thi công.

3) Các chế tài xử phạt về nộp chậm tiền thuế chưa đủ sức răn đe, hiện

thấp hơn lãi suất ngân hàng, (0.05%/ngày) cùng với việc thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm trong khi đó các Doanh nghiệp lại khó tiếp cận được nguồn vốn vay nên đã chiếm dụng tiền thuế không nộp ngay số thuế nợ, phát sinh trong kỳ vào ngân sách của Nhà nước mà sử dụng tiền thuế vào mục đích kinh doanh của mình, mặt khác phần lớn các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa có ý thức nghiêm túc tuân thủ chính sách pháp luật về thuế chưa coi việc nộp thuế là nghĩa vụ và trách nhiệm của mình.

Bên cạnh việc nghiên cứu số thuế nợ theo khu vực thì để tạo điều kiện cho công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế, cần xem xét số nợ thuế đó chủ yếu tập trung ở sắc thuế nào. Từ đó, giúp cho cơ quan thuế tìm hiểu được nguyên nhân của vấn đề nợ thuế và sẽ đưa ra được những biện pháp đôn đốc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nợ một cách hiệu quả. Để làm rõ vấn đề này chúng ta tìm hiểu thông qua hai bảng và biểu số liệu sau:

Bảng 3.6: Tổng hợp nợ thuế theo sắc thuế giai đoạn 2011 - 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng nợ 21.075 22.839 29.513

Thuế GTGT 11.379 12.317 15.667

Thuế TNDN 3.400 3.428 4.042

Thuế Tài nguyên 1.011 1.132 1.061

Thuế Thu nhập CN 8 9 3 Tiền phạt 3.950 4.383 7.024 Thu tiền SSĐ 92 113 210 Tiền thuê đất 6 6 5 Thuế nhà đất 211 304 163 Phí 727 790 946 Môn bài 186 245 275

Thuế Nông nghiệp 105 112 117

(Nguồn: Chi cục Thuế thành phố Hà Giang)

Bảng 3.7: Cơ cấu nợ thuế theo sắc thuế giai đoạn 2011 - 2013

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng nợ Dọc 100 100 100 Ngang 8,37 29,22 Thuế GTGT Dọc 53,99 53,92 63,45 Ngang 8,24 27,19 Thuế TNDN Dọc 16,13 15,0 13,69 Ngang 0,82 17,9

Thuế Tài nguyên Dọc 4,79 4,95 3,59

Ngang 11,9 -6,3 Thuế Thu nhập CN Dọc 0,037 0,039 0,010 Ngang 12,5 -66,67 Tiền phạt Dọc 18,74 19,19 23,79 Ngang 10,96 60,2 Thu tiền SSĐ Dọc 0,43 0,49 0,71 Ngang 22,82 85,8 Tiền thuê đất Dọc 0,028 0,026 0,016 Ngang 6,25 41,17 Thuế nhà đất Dọc 0,89 0,9 0,89 Ngang 0 -16,7 Phí Dọc 3,44 3,45 3,2 Ngang 8,66 19,74 Môn bài Dọc 0,88 1,07 0,93 Ngang 31,7 12,24

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thuế Nông nghiệp Dọc 0,49 0,49 0,39

Ngang 6,66 4,46

(Nguồn: Chi cục Thuế thành phố Hà Giang)

Từ bảng 3.6 và bảng 3.7 cho thấy, nợ thuế GTGT thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ của cả năm (chiếm gần 2/3 tổng số nợ của cả năm).

Như chúng ta biết, thuế GTGT là sắc thuế gián thu, Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng; Hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế GTGT; Người nộp thuế GTGT là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT. Nghĩa là tiền thuế GTGT được tính vào giá bán hàng hóa, dịch vụ mà người mua phải trả khi mua hàng, các tổ chức cá nhân SXKD, dịch vụ chỉ đứng ra nộp thay cho người tiêu dùng sử dụng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đó. Với bản chất của thuế GTGT như vậy, thì loại thuế này sẽ có số nợ đọng không lớn vì khi thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, người bán hàng phải có nghĩa vụ nộp ngay tiền thuế GTGT vào NSNN tuỳ theo từng loại hình khai thuế và nộp thuế theo tháng, quý hoặc từng lần phát sinh. Song trên thực tế tại thành phố Hà Giang các tổ chức cá nhân khi cung cấp hàng hoá dịch vụ phát sinh khoản thuế GTGT phải nộp đã kê khai với cơ quan thuế nhưng lại cố tình dây dưa, chây ì không nộp ngay số thuế GTGT phải nộp trong kỳ vào ngân sách Nhà nước mà chiếm dụng làm vốn kinh doanh hoặc sử dụng vào mục đích khác. Theo tài liệu tổng hợp bảng 3.6 và biểu 3.7 cho thấy, số nợ thuế GTGT năm 2011 chiếm 53,99% so với tổng nợ thuế cả năm, năm 2012 tỷ lệ này gần như không thay đổi chỉ tăng 8,24% so với năm 2011 (theo chiều ngang), năm 2013 cùng với đà tăng của tổng số nợ tỷ lệ tương ứng các năm trước, nhưng so với năm 2011 thuế GTGT tăng 27,19% đây là tỷ lệ sắc thuế nợ tăng cao nhất từ trước đến nay. Nguyên nhân chính là do các Doanh nghiệp trong năm 2013 gặp nhiều khó khăn trong SXKD do tác động suy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

giảm kinh tế thế giới và chính sách điều hành vĩ mô nền kinh tế của Chính phủ để ngăn chặn kiềm chế lạm phát, thắt chặt chính chính sách tiền tệ, tiết kiệm chi tiêu công... đã tác động làm cho nợ thuế tăng cao trong năm 2013.

Xét về nợ thuế TNDN - một loại thuế trực thu, trực tiếp đánh vào thu nhập của các hoạt động: Sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ, thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản... Tuy nhiên, khoản nợ thuế thu nhập Doanh nghiệp tại biểu tổng hợp trên là thuế thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc diện phải kê khai tạm nộp hàng quý và thuế TNDN phải nộp theo quyết toán năm và thuế thu nhập phải nộp sau thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế theo kế hoạch hàng năm của

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế tại Chi cục thuế thành phố Hà Giang (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)