Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp xây dựng vùng giá trị đất đai và tương quan đường phố phục vụ định giá đất hàng loạt tại khu vực phường Đức Xuân thị xã Bắc Kạn (Trang 59)

3. Yêu cầu của đề tài

3.1.3.Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

3.1.3.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế a) Tăng trưởng kinh tế

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước cùng với xu thế phát triển chung của tỉnh, trong những năm gần đây kinh tế của thị xã đã có những chuyển biến tắch cực, khai thác tốt hơn thế mạnh vốn có của thị xã.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2005 - 2010 của thị xã đạt 19,1% (tốc độ tăng trưởng của tỉnh đạt 11,2%), trong đó: ngành thương mại, dịch vụ tăng 21,71%; ngành công nghiệp - TTCN tăng 21,35%; ngành nông, lâm nghiệp tăng 6,33%. Năm 2011, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 19,61%; giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 96.546 tỷ đồng; tổng mức bán lẻ hàng hoá dịch vụ và tiêu dùng xã hội trên địa bàn đạt 368 tỷ đồng; trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp: tổng sản lượng lương thực có hạt cả năm đạt 4.688 tấn; thu nhập bình quân đầu người đạt 16,5 triệu đồng/người/năm.

b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cùng với sự tăng trưởng kinh tế thì cơ cấu kinh tế cũng từng bước được chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng - dịch vụ và giảm tương đối ngành nông nghiệp.

Tỷ trọng thương mại - dịch vụ trong GDP tăng từ 42,2% năm 2000 lên 46,5% năm 2005 và năm 2010 đạt 50,06%. Như vậy sau khoảng 10 năm, tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ tăng 7,86%. Cùng với thương mại - dịch vụ thì tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng cũng tăng lên, từ 32,2% năm 2000 lên 36,5% năm 2005 và khoảng 40,37% năm 2010. Bên cạnh việc tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng - dịch vụ thì ngành nông nghiệp đang có xu hướng giảm dần từ 25,3% năm 2000 xuống 17,0% năm 2005 và đến năm 2010 khoảng 9,59%.

Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2000 - 2005 - 2010 - 2011

Đơn vị tắnh: (%)

Chỉ tiêu Hiện trạng cơ cấu

2000 2005 2010 2011

Cơ cấu GDP 100 100 100 100

Nông - Lâm - Ngư nghiệp 25,30 17,00 9,59 11,63

Công nghiệp - Xây dựng 32,20 36,50 40,37 38,62

Thương mại Ờ dịch vụ 42,20 46,50 50,06 49,75

(Nguồn: Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Bắc Kạn đến năm 2020 và Báo cáo đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ V nhiệm kỳ 2010 - 2015)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 3.2 : Cơ cấu ngành năm 2011

Nhìn chung trong những năm qua, ngành công nghiệp đã có sự sắp xếp, cơ cấu lại sản xuất theo hướng khắc phục những khó khăn, gắn sản xuất với thị trường, thực hiện nhiều đổi mới công nghệ, hiện đại hoá trong các khâu sản xuất kinh doanh... phát huy được những lợi thế của nhiều sản phẩm. Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng, nhất là trong khu vực ngoài quốc doanh, chất lượng ngày càng tăng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế đồng thời phục vụ tốt đời sống nhân dân.

* Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội:

- Thuận lợi:

Về vị trắ địa lý, thị xã Bắc Kạn có nhiều thuận lợi hơn so với một số đô thị thuộc vùng núi cao về khoảng cách, Bắc Kạn gần thủ đô Hà Nội hơn, địa bàn, đất đai, nguồn lực khác thuận lợi cho phát triển công nghiệp, dịch vụ và nông - lâm nghiệp sinh thái.

So với toàn tỉnh, thị xã có nhiều điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế, với nguồn nhân lực trẻ, dồi dào; lao động có trình độ văn hoá, là cơ sở để tiếp thu khoa học kỹ thuật và công nghệ mới. Trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật của lao động thị xã cao hơn so mức trung bình của tỉnh và vùng; đội ngũ cán bộ quản lý năng động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Cơ sở vật chất phục vụ kinh tế - xã hội được tăng cường đáng kể: hệ thống đường quốc lộ, đường tỉnh lộ, đường giao thông nông thôn, hệ thống điện từ tỉnh đến xã được cải tạo, nâng cấp. Hệ thống bệnh viện tỉnh, trạm xá xã, hệ thống trường học được kiên cố hóa. Hệ thống đô thị, khu dân cư mới được quy hoạch và xây dựng theo hướng hiện đại. Các khu, cụm công nghiệp được hình thànhẦ, tạo tiền đề cho các bước phát triển tiếp theo.

Thị xã Bắc Kạn có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành sản xuất, dịch vụ, du lịch nếu được đầu tư thoả đáng và được tổ chức, quản lý hiệu quả.

Một thuận lợi khác phải kể đến, đó là Chắnh phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp quy liên quan nhằm ưu đãi, khuyến khắch, thúc đẩy các tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phắa Bắc, theo đó các khó khăn ở các tỉnh này đều được trung ương đặc biệt quan tâm giải quyết, nhất là những vướng mắc trong tiến trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Chắnh phủ có chủ trương giúp đỡ các tỉnh thuộc vùng này trong các chương trình kinh tế - xã hội nhằm nhanh chóng xoá đói - giảm nghèo, tạo điều kiện cho nhân dân trong vùng tự mình phát huy, khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng về điều kiện tự nhiên như đất đai, tài nguyên rừng cũng như tài nguyên du lịch,...

- Khó khăn:

Dân số nông thôn, lao động nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao, đời sống một bộ phận dân cư còn khó khăn. Đặc biệt là đồng bào dân tộc ở những bản xa trung tâm thuộc 4 xã ngoại thị của thị xã.

Quy mô kinh tế còn nhỏ, tỷ lệ tắch luỹ từ nội bộ cho đầu tư còn quá khiêm tốn. Cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài gần như rất yếu do vị trắ địa lý, địa hình phức tạp, thị trường tiêu thụ nội địa xa, cước phắ vận chuyển hàng hoá cao.

Công tác xây dựng đô thị còn gặp nhiều khó khăn về vốn, đầu tư hạ tầng kỹ thuật, đô thị còn chắp vá, chưa đồng bộ. Một số lĩnh vực văn hoá, giáo dục, y tế chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, nhiều cơ quan, đơn vị còn thiếu trụ sở làm việc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khu vực doanh nghiệp trong nước còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thị trường. Quy mô các doanh nghiệp còn nhỏ, điều kiện đổi mới công nghệ hạn chế. Đội ngũ doanh nhân chưa có nhiều kinh nghiệm trong kinh tế thị trường; chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ kinh doanh còn rất khiêm tốn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Là một thị xã miền núi nên quỹ đất dành cho việc xây dựng các cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội luôn là vấn đề khó khăn đối với thị xã.

- Áp lực đối với đất đai:

Trong những năm tới, yêu cầu phát triển nhanh công nghiệp - xây dựng, du lịch - dịch vụ kéo theo nhu cầu sử dụng đất ngày càng lớn. Việc bố trắ thỏa đáng đất đai cho nhu cầu này, đặc biệt là yêu cầu cho đất khu, cụm công nghiệp, đất ởẦ là rất cần thiết đồng thời bắt buộc phải bố trắ vào đất sản xuất nông nghiệp, nếu không tắnh toán và quy hoạch hợp lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người nông dân.

Nhằm đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa nông thôn thì việc bố trắ đất cho các khu, cụm công nghiệp, đất sản xuất kinh doanh, việc đầu tư, cải tạo phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng (giao thông, cấp thoát nước, trường học, y tếẦ) sẽ đòi hỏi một quỹ đất tương đối lớn, không chỉ gây sức ép về quy mô diện tắch mà còn tạo áp lực trong việc xác định vị trắ xây dựng, bố trắ công trình.

Cùng với đẩy nhanh phát triển công nghiệp - xây dựng, dịch vụ - du lịch, tốc độ đô thị hóa sẽ diễn ra nhanh trong những năm tới. Nhu cầu đất cho quy hoạch mở rộng đô thị là khá lớn gây áp lực không nhỏ đến sử dụng đất đặc biệt là các khu vực có hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển.

Dân số tăng đòi hỏi quỹ đất lớn phục vụ xây dựng nhà ở, đất sản xuất, xây dựng công trình phục vụ đời sống của con người như công trình văn hóa, thể thao, khu vui chơiẦ Điều này cũng tác động rất lớn đối với đất đai của thị xã.

Như vậy, từ thực trạng phát triển kinh tế - xã hội những năm gần đây cũng như dự báo phát triển trong tương lai (trong khi quỹ đất có hạn) thì áp lực đối với đất đai của thị xã đã và sẽ ngày càng gay gắt hơn dẫn đến thay đổi lớn hiện trạng sử dụng đất hiện nay của thị xã.

3.2. Đánh giá thực trạng tƣ liệu bản đồ địa chắnh và công tác định giá đất hàng năm tại phƣờng Đức Xuân

3.2.1. Đánh giá thực trạng tư liệu bản đồ địa chắnh

Bản đồ địa chắnh của phường Đức Xuân được đo vẽ năm 2012, gồm 46 tờ, tỷ lệ bản đồ 1/500, hệ thống bản đồ của phường đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn chỉ đạo thực hiện đo đạc, chỉnh lý năm 2012. Nhìn chung hệ thống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

bản đồ của phường được lập có chất lượng, đảm bảo đưa vào sử dụng phục vụ cho công tác định giá đất.

Năm 2010 - 2012 các thông tin địa chắnh của phường cũng cập nhật và thiết lập, thông tin về các thửa đất tương đối đầy đủ và chắnh xác về tên chủ sử dụng, mục đắch sử dụng, nguồn gốc...

3.2.2. Công tác định giá đất tại tỉnh Bắc Kạn

Thực hiện Luật Đất đai năm 1993, Nghị định 87/CP ngày 17/8/1994 của Chắnh phủ và Thông tư liên bộ 94-TT/LB ngày 14/11/1994 của Bộ Tài chắnh - Bộ Xây dựng - Tổng cục Địa chắnh - Ban Vật giá của Chắnh phủ hướng dẫn thi hành Nghị định số 87/CP ngày 17/8/1994 của Chắnh phủ quy định khung giá các loại đất, hướng dẫn phân loại đường phố và loại vị trắ. Cũng như các tỉnh và thành phố khác trong cả nước, UBND tỉnh Bắc Kạn tiến hành công tác định giá đất với tất cả các loại đất theo quy định.

Sau khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực, Chắnh phủ đã ban hành Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất áp dụng trong cả nước. Áp dụng Nghị định 188/2004/NĐ-CP và Thông tư 114/2004/TT-BTC, UBND tỉnh Bắc Kạn công bố giá đất vào ngày 01/01 hàng năm để làm cơ sở thực hiện giao dịch giữa Nhà nước và người sử dụng đất. Theo đó, các Quyết định áp dụng cho giá đất qua các năm, được áp dụng hang năm theo quy định của Luật đất đai năm 2003. Trong đó giá đất ở tại tỉnh Bắc Kạn được quy định cụ thể đến từng đường phố, từng khu vực.

3.2.3. Giá đất ở quy định tại địa bàn nghiên cứu

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi thu thập giá quy định của tỉnh từ năm 2013 và 2014.

3.3. Kết quả xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ nền phục vụ định giá tại phƣờng Đức Xuân

3.3.1 Xây dựng và chuẩn hóa dữ liệu bản đồ địa chắnh

3.3.1.1. Chuẩn hóa dữ liệu địa chắnh số trên Microstation

Các bản đồ phường Đức Xuân đã được chuẩn hoá trên Microstation trước khi chuyển về dạng shape file.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Bước 1. Chuẩn hóa dữ liệu bản đồ địa chắnh: Đây là khâu đầu trong quá trình thiết lập dữ liệu. Hiện trang các dữ liệu địa chắnh của phường Đức Xuân, thị xã Bắc Kạn như trên đã nêu là các bản đồ địa chắnh dạng số được lưu trữ dưới dạng *.dgn. Khu vực thử nghiệm gồm 72 mảnh bản đồ địa chắnh chắnh quy dạng số, tỷ lệ thành lập là 1/500.

3.3.1.2. Xây dựng dữ liệu địa chắnh số Phường

Bước 2. Đưa hệ thống dữ liệu bản đồ số địa chắnh vào cơ sở dữ liệu: Để thực hiện được nội dung này theo [1] cần áp dụng quy trình. Sau khi kiểm tra và chuyển về dạng shape file bản đồ phường Đức Xuân đã được đưa vào hệ thống GIS để xây dựng thành CSDL.

Hình 3.3: Bản đồ phường Đức Xuân đã được chuẩn hoá sau đó được chuyển về dạng Shap File và chuyển vào GIS

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.3.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chắnh và các dữ liệu phục vụ định giá đất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.2.1. Kết quả xây dựng cơ sở dữ liệu địa chắnh

Dữ liệu bản đồ địa chắnh tại phường Đức Xuân, thị xã Bắc Kạn đã được đo đạc bản đồ địa chắnh chắnh quy với 72 mảnh bản đồ tỷ lệ 1/500. Các dữ liệu bản đồ đã để ở dạng bản vẽ số với format dữ liệu *.dgn. Trên thực tế, các dữ liệu trên cấu trúc format *.dgn không thể thực hiện được các bài toán phân tắch như dữ liệu mà thực tế cần qua bước xây dựng cơ sở dữ liệu.

Hình 3.4: Bản đồ phường Đức Xuân trong hệ thống GIS được quản lý theo các đối tượng sử dụng đất

3.3.3. Xây dựng hệ thống giao thông

Bước 2. Xây dựng hệ thống giao thông: Sau khi đã có được CSDL địa chắnh số, do quá trình lập lớp chuyên đề về hệ thống giao thông là khâu nền tảng để xác định các vùng dân cư theo đường phố.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.3.3.1. Tách lớp dữ liệu giao thông ra khỏi các dữ liệu bản đồ phường Đức Xuân phục vụ xác định vùng giá đất và giá trị đất đai

Việc xây dựng chi tiết hệ thống giao thông trong bản đồ địa chắnh thành lớp thông tin chuyên đề riêng. Được tách lớp dữ liệu giao thông ra khỏi các dữ liệu nền địa chắnh phường Đức Xuân. Lớp thông tin thửa đất sẽ không có các đối tượng sử dụng là đất giao thông. Dữ liệu này sau khi tác được thành lớp riêng được hoàn thiện theo các bước tiếp sau.

3.3.2.2. Bổ sung và xây dựng hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu giao thông phục vụ xác định vùng giá đất và giá trị đất đai

Để đạt được mục tiêu xây dựng chi tiết hệ thống giao thông trong bản đồ địa chắnh thành lớp thông tin chuyên đề riêng. Lớp thông tin này cần chi tiết hoá, đóng khép các ngõ, phố theo đúng các địa danh. Đây là nhiệm vụ quyết định quá trình xác định chắnh xác vùng giá trị; yếu tố dữ liệu quan trọng để xác định giá trị bất động sản.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Dựa vào hệ thống giao thông đã được hoàn thiên kết hợp với bản đồ địa chắnh, xây dựng vùng giá đất theo quy định của thị xã.

3.3.4. Xây dựng vùng dân cư theo hệ thống giao thông

Bước 3. Xây dựng vùng dân cư theo hệ thống giao thông: Trên cơ sở các dữ liệu địa chắnh, các dữ liệu về hệ thống giao thông, xây dựng các vùng dân cư theo tuyến phố. Việc xây dựng các vùng vị trắ, các khu dân cư theo hệ thống giao thông Hình 3.4.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.4. Xác định phân vùng giá trị đất đai và vùng giá đất theo các vị trắ đƣờng phố

3.4.1 Xác định phân vùng giá trị đất đai theo các vị trắ đường phố

Ở khâu này nếu phân vùng chia các vùng vị trắ theo (quy định của các địa phương) ta sẽ xây dựng được vùng giá trị theo đường phố theo các quy đinh hiện hành. Nếu các vùng giá trị được phân tắch chi tiết ta sẽ được vùng giá trị chi tiết.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp xây dựng vùng giá trị đất đai và tương quan đường phố phục vụ định giá đất hàng loạt tại khu vực phường Đức Xuân thị xã Bắc Kạn (Trang 59)