Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp xây dựng vùng giá trị đất đai và tương quan đường phố phục vụ định giá đất hàng loạt tại khu vực phường Đức Xuân thị xã Bắc Kạn (Trang 55)

3. Yêu cầu của đề tài

3.1.2.Các nguồn tài nguyên

3.1.2.1. Tài nguyên đất a. Diện tắch

Theo số liệu thống kê năm 2011 thị xã Bắc Kạn có diện tắch đất tự nhiên (DTTN) là 13.688,0 ha, trong đó: Đất nông nghiệp 11.261,6 ha, chiếm 82,27% DTTN; đất phi nông nghiệp 1.195,39 ha, chiếm 8,73% DTTN và đất chưa sử dụng 1.231,01 ha, chiếm 8,99% DTTN.

b. Thổ nhưỡng

Đánh giá theo địa hình và mức độ thắch nghi đối với loại cây trồng, vật nuôi, đất đai của thị xã được chia thành 6 nhóm chắnh sau:

- Đất phù sa sông: Nằm trên các khu vực có địa hình thấp, nơi tắch tụ phù sa do xói mòn từ đồi núi dọc theo triền sông Cầu và phân bố dọc theo các triền suối. Nhóm đất này tương đối thuần nhất về màu sắc có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nặng, diện tắch có thành phần thịt nhẹ đến trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất. Loại đất này có tỷ lệ chất dinh dưỡng cao, khả năng giữ chất màu, giữ ẩm tốt, ắt bị xói mòn. Đây là các loại đất tốt nhất cho canh tác, phù hợp với nhiều loại cây trồng. Hiện loại đất này đang được sử dụng trồng lúa nước và các loại rau màu.

- Đất phù sa ngòi suối: Đất có thành phần cơ giới nhẹ, cấp hạt lớn, hạt thô, địa hình bậc thang, càng xa bờ càng nặng hơn, song chịu ảnh hưởng trực tiếp của địa hình, đá mẹ và độ che phủ thực vật xung quanh. Về thành phần hoá học, tỷ lệ mùn trong đất trung bình, đạm tổng số và dễ tiêu khá, đất có phản ứng chua, chất dinh dưỡng trung bình, tỷ lệ canxi trong đất thấp, lượng sắt, nhôm di động cao. Loại đất này thắch hợp cho trồng lúa màu và cây công nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Đất dốc tụ trồng lúa nước: Phân bố xen kẽ, rải rác khắp các đồi núi, chứa nhiều sỏi cát sắc cạnh, thành phần cơ giới thịt nhẹ, đôi khi tầng mặt là thịt trung bình. Đất có phản ứng chua, thiếu lân, nghèo chất dinh dưỡng.

- Đất Feralắt biến đổi do trồng lúa: Đây là loại đất do san đồi thành ruộng bậc thang để trồng lúa nước. Tầng đất mỏng, các chất đạm, mùn tổng số khá, Lân, Kali tổng số bình thường, các chất dễ tiêu nghèo, đất rất chua. Do địa hình bậc thang nên khả năng giữ nước, giữ màu kém. Hiện nay loại đất này đang được cấy 2 vụ lúa hoặc một lúa một màu, nhưng bị hạn hán do không chủ động nước nên thường xuyên bỏ hoá vụ đông xuân.

- Đất Feralắt nâu vàng phát triển trên phù sa cổ: Phân bố rải rác ở ven sông suối của địa hình đồi núi thoải. Tầng đất dày (tới trên 1m) nhưng lại xuất hiện nhiều cuội sỏi trong tầng phẫu diện, đất tơi xốp. Đất chua, nghèo dinh dưỡng, lượng nhôm di động trong đất cao, H+

chiếm ưu thế nên ảnh hưởng đến quá trình phân giải chất hữu cơ do vậy các chất dinh dưỡng nghèo.

- Đất feralắt vàng đỏ phát triển trên đá granit: Ở thị xã loại đất này chủ yếu phân bố ở độ cao 200 Ờ 700m, tầng đất từ trung bình đến dày nhưng có nhiều đá lộ đầu, thành phần cơ giới ở tầng mặt có tỷ lệ cát cao và nhiều cát thô, càng xuống dưới cát càng giảm dần, tỷ lệ sét tăng. Hàm lượng mùn cao, tốc độ phân giải chất hữu cơ chậm, đất có phản ứng trung tắnh, ắt chua. Thắch hợp cho phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, cây ăn quả, cây lâm nghiệp.

3.1.2.2. Tài nguyên nước

Hiện tại trên địa bàn thị xã hai nguồn nước: nước mặt và nước ngầm, chất lượng đều tốt có thể sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn.

* Nguồn nước mặt: Thị xã Bắc Kạn chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Cầu và các con suối chảy qua địa bàn xã như suối Nông Thượng, suối Thị xã (suối Bắc Kạn), suối Pá Danh, suối Nặm Cắt, suối Xuất Hóa. Trong đó suối Nông Thượng có chức năng tiêu toàn bộ lượng nước mưa, nước thải của lưu vực phắa Nam và phắa Tây thị xã Bắc Kạn. Các sông và suối chảy qua trên địa bàn thị xã đóng vai trò quan trọng trong việc cấp nước cho dân sinh và sản xuất trên toàn địa bàn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Sông Cầu có chiều dài chảy qua địa phận thị xã khoảng 20 km, rộng trung bình 40m, lưu lượng dòng chảy bình quân năm là 73 m3/s, mùa lũ là 123 m3

/s, mùa khô là 8,05 m3/s. Độ dốc dòng chảy trung bình là 1,750. Là con sông lớn của vùng Đông Bắc được bắt nguồn từ nhiều con suối chảy ra thuộc địa phận xã Ngọc Phái, Phương Viên huyện Chợ Đồn.

- Suối Nông Thượng có diện tắch lưu vực 14,2 km2, chiều dài suối 4,7 km. - Suối Thị Xã có diện tắch lưu vực 2,3 km2, chiều dài suối 2,8 km. - Suối Pá Danh có diện tắch lưu vực 2,8 km2, chiều dài suối 2,7 km.

- Suối Nặm Cắt có diện tắch lưu vực 110 km2,chiều dài nhánh chắnh của suối 25 km, là phụ lưu lớn nhất của sông Cầu. Lưu lượng nước trung bình là 1,43 m3/s và lưu lượng tối đa là 1,65 m3/s.

* Nguồn nước ngầm: Theo kết quả nghiên cứu của cơ quan Địa chất, tại thị xã Bắc Kạn có khả năng khai thác nước ngầm tập trung với quy mô nhỏ, lưu lượng giếng từ 6,69 l/s đến 12,11 l/s. Chất lượng nước ngầm đảm bảo chỉ tiêu cơ bản, có thể sử dụng làm nước uống; tuy nhiên cần lưu ý đến các yếu tố như Fe, SiO2, NO3 và chỉ tiêu vi sinh.

Trữ lượng nước ngầm được xác định:

- Cấp B (cấp công nghiệp): 4.330 m3/ngày đêm.

- Cấp C1: 2.838 m3/ngày đêm.

- Cấp C2: 9.600 m3/ngày đêm.

3.1.2.3. Tài nguyên rừng

Tài nguyên rừng của thị xã vào loại trung bình, theo kết quả thống kê đất đai năm 2011 diện tắch đất lâm nghiệp của thị xã có 9.943,81 ha, chiếm 72,65% diện tắch tự nhiên, trong đó rừng sản xuất chiếm 93,88% diện tắch đất lâm nghiệp, rừng phòng hộ chiếm 6,12%. Hàng năm diện tắch rừng trồng mới đều đạt khoảng 150 ha/năm, nâng độ che phủ rừng đạt từ 55,47% năm 2005 lên trên 63,49% năm 2011.

- Thảm thực vật: Trước đây rừng thị xã Bắc Kạn chủ yếu là rừng tự nhiên với nhiều loài cây bản địa và nhiều loài gỗ quý như Lát, Đinh, Lim, Sến, Táu, Dẻ,Ầ nhưng do việc khai thác rừng tuỳ tiện, không đúng quy trình, việc đốt phá rừng làm nương rẫy dẫn đến tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Động vật rừng: Động vật rừng của thị xã Bắc Kạn từng rất phong phú gồm nhiều loại thuộc lớp thú, lớp chim, lớp bò sát và lớp lưỡng cư. Nhưng do diện tắch rừng bị giảm mạnh trong những thập niên qua, cùng với tập quán săn bắn bừa bãi nên hầu hết các loài thú quý hiếm bị suy giảm cả về số loài cũng nhý về cá thể, trong đó nhiều loài đã bị tiêu diệt.

Tóm lại, trong những năm gần đây được sự hỗ trợ của các chương trình, dự án trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc nhân dân đã chú ý nhiều đến việc trồng rừng, trồng cây ăn quả dài ngày, do đó thảm thực vật rừng được khôi phục và ngày càng phát triển.

3.1.2.3. Tài nguyên khoáng sản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tài nguyên khoáng sản của thị xã Bắc Kạn hầu như không có. Theo kết quả điều tra thăm dò trên địa bàn thị xã Bắc Kạn chỉ có một số ắt các loại khoáng sản với trữ lượng không đáng kể :

- Núi đá vôi: Tập trung chủ yếu ở xã Xuất Hóa, hiện đang được đưa vào khai thác và sử dụng. Trong những năm tới diện tắch này sẽ được mở rộng hơn để phục vụ cho nhu cầu phát triển của thị xã.

- Nguồn cát của thị xã Bắc Kạn có trữ lượng khá: Nguồn cát được khai thác chủ yếu ở các bãi cát ven sông Cầu phục vụ cho nhu cầu xây dựng trong địa bàn thị xã. Hiện nay tình trạng khai thác cát đang diễn ra một cách bừa bãi vì vậy trong những năm tới cần có quy hoạch cụ thể để đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

3.1.2.5. Tài nguyên nhân văn

Lịch sử hình thành thị xã Bắc Kạn đã trải qua nhiều lần thay đổi cương vực và tên gọi. Đời Lê, Bắc Kạn là phủ thuộc tổng Nông Thượng, châu Bạch Thông, trấn Thái Nguyên, nay thuộc tỉnh Bắc Kạn, đến năm 1900, thị xã Bắc Kạn được thành lập; Ngày 14/4/1967, Chắnh phủ ra Quyết định số 50/CP đổi thị xã Bắc Kạn thành thị trấn Bắc Kạn trực thuộc huyện Bạch Thông; Ngày 16/7/1990, Hội đồng bộ trưởng (nay là Chắnh phủ) ban hành Nghị định số 262/HĐBT, giải thể thị trấn Bắc Kạn, thuộc huyện Bạch Thông để thành lập thị xã Bắc Kạn thuộc tỉnh Bắc Thái. Thị xã Bắc Kạn được thành lập trên cơ sở các phố: Nà Mây, Đội Thân, Đức Xuân, Đội Kỳ, Phùng Chắ Kiên của thị trấn Bắc Kạn (trừ phố Minh Khai, chuyển về xã Huyền Tụng) và các thôn bản: Phiêng Luông, Tống Tỏ, Khuối Rỏm, Nà Rào (phần phắa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nam Sông Cầu) của xã Dương Quang và Bản Ảng của xã Huyền Tụng, thuộc huyện Bạch Thông; Ngày 1/1/1997, tỉnh Bắc Kạn tái lập, thị xã Bắc Kạn trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Bắc Kạn với 4 phường (phường Nguyễn Thị Minh Khai, phường Đức Xuân, phường Sông Cầu, phường Phùng Chắ Kiên) và 4 xã (xã Xuất Hóa, xã Dương Quang, xã Huyền Tụng, xã Nông Thượng).

Với lịch sử phát triển lâu đời đã đem lại cho thị xã Bắc Kạn một kho tàng nhân văn phong phú. Trên địa bàn thị xã có nhiều dân tộc anh em sinh sống trong đó có 4 dân tộc chắnh, gồm Tày, Kinh, Nùng và Dao, trong đó dân tộc Tày chiếm đa số (47%), dân tộc Kinh chiếm (45%). Ngoài ra ở thị xã còn có một số dân tộc ắt người khác như Sán Dìu, ... Dân cư đô thị của thị xã chủ yếu làm việc trong các công sở Nhà nước và dịch vụ thương mại; một số làm việc trong khu vực công nghiêp - xây dựng nhưng không lớn. Dân cư nông thôn chủ yếu làm việc trong khu vực nông - lâm nghiệp, dịch vụ sản xuất và buôn bán nhỏ.

Nhân dân thị xã Bắc Kạn nói riêng, nhân dân toàn tỉnh Bắc Kạn nói chung đều có truyền thống anh dũng trong các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm và có lòng nhiệt tình trong công cuộc xây dựng đất nước; có bề dày văn hoá dân gian, dân tộc đặc sắc và cần cù, chịu khó, có tinh thần sáng tạo, tạo dựng cho mình những giá trị văn hoá riêng, đặc thù của nền văn hoá các dân tộc vùng cao.

Trong bối cảnh phát triển mới, nhân dân trong thị xã vừa cố gắng gìn giữ, phát triển bản sắc văn hoá dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá hiện đại từ miền xuôi và từ bên ngoài, phát huy các nghề truyền thống, vừa tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại với óc sáng tạo, năng lực cải tiến, hình thành thêm nhiều ngành nghề, tạo ra cục diện mới trong phân công và sắp xếp lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho chắnh mình và cho toàn cộng đồng các dân tộc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp xây dựng vùng giá trị đất đai và tương quan đường phố phục vụ định giá đất hàng loạt tại khu vực phường Đức Xuân thị xã Bắc Kạn (Trang 55)