- Báo cáo tài chính Báo cáo quản trị
n Số lượg hàg tồ trước
CÁCH THỨC THỰC HIỆN CÁC BƯỚC QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Sự cần thiết phải nghiên cứucông tác kế toán HTK tại các
công tác kế toán hàng tồn kho tại các công ty xây lắp trên địa bàn thành phố Hà Nội và một số bộ phận có liên quan.
Mục đích của cuộc phỏng vấn là để tìm hiểu các vấn đề liên quan đến phương pháp điều tra chưa đề cập hết về thực trạng kế toán hàng tồn kho tại các doanh nghiệp qua nhận xét của những người liên quan tới hoanh nghiệp đó.
Nội dung của các cuộc phỏng vấn được tác giả chuẩn bị trước xoay quanh những nội dung chính của công tác kế toán hàng tồn kho.
- Các cuộc phỏng vấn được thực hiện trong suốt quả trình thực hiện nghiên cứu đề tài. Qua cuộc phỏng vấn, tác giả đã có những cái nhìn tổng quan, đầy đủ hơn về thực trạng kế toán hàng tồn kho tại các công ty xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phương pháp phỏng vấn: có thể thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp. Phương pháp này được thực hiện qua 3 bước:
Bước 1: Lập kế hoạch phỏng vấn:
-Xác định đối tượng phỏng vấn: Giám đốc, Các nhân viên phòng kế toán
- Dự kiến các câu hỏi phỏng vấn: Hệ thống các câu hỏi tập trung vào các vấn đề cần làm rõ: tổ chức công tác kế toán, hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách sử dụng trong kế toán hàng tồn kho...
- Xác định thời gian phỏng vấn và thông báo trước cho người được phỏng vấn.
Bước 2: Thực hiện phỏng vấn: Khi phỏng vấn cần nêu ra các câu hỏi một cách
ngắn gọn, dễ hiểu. Quan sát, lắng nghe câu trả lời và ghi chép cẩn thận, chi tiết lại.
Bước 3: Tổng hợp kết quả.
Thứ hai: Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Tác giả thực hiện pương pháp này qua nhiều kênh thông tin như: tham khảo các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài, các bài viết liên quan trên các phương tiện thông tin đại chúng và các tài liệu liên quan tại doanh nghiệp
Mục đích của việc nghiên cứu tài liệu là thu thập các thông tin để hệ thống lý luận chung kế toán hàng tồn kho và thực trạng kế toán hàng tồn kho tại các công ty xây lắp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Nội dung chính của các tài liệu được nghiên cứu là: các vấn đề về kế toán hàng tồn kho, các vấn đề liên quan tới doanh nghiệp và hệ thống chứng từ sổ sách, báo cáo. . Các tài liệu viết cần được nghiên cứu thường khá đa dạng, như:
- Tài liệu giao dịch như hóa đơn, chứng từ: Phiếu nhập kho, Phiếu chi, Giấy báo Nợ, hóa đơn GTGT....
- Tài liệu lưu trữ như sổ sách ghi chép, công văn, tệp dữ liệu, hồ sơ....
- Tài liệu về các chuẩn mực, chế độ liên quan đến kế toán hàng tồn kho: Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Các thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực....
- Các tài liệu trên các tạp chí kinh tế, kế toán có liên quan đến kế toán hàng tồn kho.
Đây là phương pháp sử dụng chủ yếu, đảm bảo thu thập đầy đủ và chính xác các thông tin về kế toán hàng tồn kho tại đơn vị, là căn cứ chủ yếu để so sánh với các chuẩn mực, chế độ trong quá trình hạch toán kế toán hàng tồn kho. Tất cả các thông tin, tài liệu thu thập được sẽ được hệ thổng hóa thành từng vấn đề theo nội dung. Sau đó tiến hành phân tích thông tin qua đánh giá ý nghĩa của các con số, so sánh cách phản ánh các nghiệp vụ kế toán hàng tồn kho với Chuẩn mực, Chế độ kế toán hiện hành. Cuối cùng sử dụng phương pháp tổng hợp, đánh giá và đưa ra kết luận. Việc nghiên cứu tài liệu được tác giả sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài.