Quy định về kếtoán dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Một phần của tài liệu Kế toán hàng tồn kho tại các công ty xây lắp trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 51)

- Báo cáo tài chính Báo cáo quản trị

a,Quy định về kếtoán dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Cuối kỳ khi hàng tồn kho có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì hàng tồn kho được ghi nhận theo giá trị thuần có thể thực hiện được bằng cách trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho15.

- Thời điểm trích lập dự phòng được thực hiện vào cuối niên độ kế toán, trước khi khóa sổ để lập báo cáo tài chính.

- Đối tượng trích lập dự phòng

+ Đối với hàng tồn kho là hàng hóa, thành phẩm : Đối tượng trích lập là những hàng hóa, thành phẩm có giá trị thuần nhỏ hơn giá gốc

+ Đối với hàng tồn kho là nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ. Đối tượng trích lập dự phòng là những nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ có giá trị thuần nhỏ hơn giá gốc, đồng thời thành phẩm do chúng tạo nên có giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá gốc.

- Xác định mức dự phòng tồn kho cần trích lập

Mức dự phòng giảm giá vật tư

hàng hóa

=

Lượng vật tư, hàng hóa

thực tế tồn kho tại thời

điểm lập BCTC * Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán - Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho b, Phương pháp kế toán

15 thông tư hướng dẫn số 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002 về nội dung của bốn chuẩn mực kế toán (số 02, 03, 04,14) đã ban hành.

* Chứng từ kế toán

- Hóa đơn, chứng từ phản ánh giá gốc của hàng tồn kho được lập dự phòng - Biên bản kiểm kê số lượng hàng tồn kho tại thời điểm lập dự phòng - Bảng tổng hợp mức lập dự phòng

- Các bằng chứng tin cậy về giá bán và chi phí ước tính, tính cho hàng tồn kho được lập dự phòng

* Vận dụng tài khoản kế toán Tài khoản sử dụng

TK 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Bên Nợ: Số hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho ghi giảm giá vốn hàng bán

Bên Có: Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần trích lập cuối niên độ

Số dư bên Có: Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện có

Kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu

- Cuối niên độ kế toán căn cứ vào số lượng và khả năng giảm giá của từng thứ hàng tồn kho để xác định mức trích lập dự phòng tính vào chi phí

Nợ Tk 632- giá vốn hàng bán

Có TK 159- dự phòng giảm giá hàng tồn kho

- Nếu số dự phòng phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước thì số chênh lệch lớn hơn phải trích lập bổ sung:

Nợ TK 632 Có TK 159

- Nếu số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng đã lập năm trước thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập

Nợ TK 159 Có TK 632 * Sổ kế toán

Tùy thuộc vào hình thức kế toán doanh nghiệp áp dụng mà sổ kế toán sử

dụng để phản ánh dự phòng giảm giá hàng tồn kho khác nhau, cụ thể: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nếu đơn vị áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ, kế toán sử dụng các sổ kế toán sau:

+ Nhật ký chứng từ số 8 + Sổ cái TK 159

+ Các sổ kế toán liên quan: Bảng kê số 3,6...

- Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung, kế toán sử dụng các sổ kế toán sau:

+ Nhật ký chung + Sổ cái TK 159...

1.3. Kinh nghiệm của một số nước có nền kinh tế phát triển về tổ chức kếtoán hàng tồn kho: toán hàng tồn kho:

Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, nền kinh tế, Việt Nam đã và đang tham gia và hòa nhập vào nền kinh tế thế giới. Là một công cụ quản lý kinh tế quan trọng, hạch toán kế toán cũng phải được cải tiến, hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu cơ chế quản lý kinh tế và hội nhập với hệ thống kế toán đang áp dụng phổ biến trên thế giới.

Để hoàn thiện công tác kế toán nói chung và kế toán hàng tồn kho nói riêng, chúng ta cần tiếp thu kinh nghiệm hạch toán kế toán của các nước phát triển đang có hệ thống kế toán được nhiều quốc gia áp dụng.

Do đặc điểm về tình hình kinh tế nói chung, về môi trường chính trị, pháp lý, về yêu cầu quản lý và kiểm soát với các lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp, bản chất của các hoạt động kinh tế của từng doanh nghiệp. . . Ở mỗi quốc gia là khác nhau cho nên hệ thống kế toán Ở mỗi quốc gia cũng khác nhau đặc biệt là về mô hình và phương pháp kế toán. Song, xét về đặc điểm hệ thống kế toán thì nói chung hệ thống kế toán các nước chia làm hai loại:

Thứ nhất là hệ thông kê toán mở với các đặc điểm cơ bản là quy định các chuẩn mực, nguyên tắc kế toán nhưng không có khuôn mẫu cụ thể, do đó trong thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp có thể vận dụng một cách linh hoạt. Hệ thống này được áp dụng ở các nước có nền kinh tế điều tiết chủ yếu qua thị trường chứng khoán như Mỹ, Anh, Thái Lan. . .

Thứ hai là hệ thông kế toán thống nhất với đặc điểm là hệ thống kế toán có tính

pháp lý cao nên phương pháp kế toán có tính thống nhất và mang tính tiêu chuẩn hóa cao. Hệ thống này được áp dụng chủ yếu ở các nước có nền kinh tế được điều tiết chủ yếu qua hệ thống ngân hàng như Pháp, Đức, Bỉ . . . Trên cơ sở tìm hiểu kế toán hàng tồn kho ở một số nước điển hình, từ đó rút ra những kinh nghiệm quý báu, nhằm hoàn thiện kế toán hàng tổn kho trong các đơn vị xây lắp một cách có cơ sở khoa học.

1.3.1. Đặc điểm kê toán hàng tồn kho của hệ thống kê toán Mỹ

Theo chuẩn mực kế toán hàng tồn kho Mỹ thì: Hàng tồn kho là toàn bộ số hàng mà doanh nghiệp mua về và dự trữ bao gồm cả hàng mua đang đi đường, hàng đã bán nhưng chưa giao, hàng đang gửi, hàng hóa cũ hư hỏng có thể bán được.

Đối với doanh nghiệp thương mại: hàng tồn kho bao gồm hàng hóa tồn kho, hàng đang đi đường hoặc hàng gửi bán.

Đối với doanh nghiệp sản xuất, hàng tồn kho bao gồm: Nguyên vật liệu, sản phẩm đang chế tạo và thành phẩm.

a, Giá thực tế nhập kho:

Giá nhập kho của hàng tồn kho được thực hiện theo giá gốc. Giá gốc hàng tồn kho là tổng chi phí trực tiếp, gián tiếp phát sinh để đưa hàng hóa vào điều kiện sẵn sàng để bán, ở địa điểm, trạng thái hiện tại, như vậy giá gốc hàng tồn kho có thể bao gồm các loại sau:

- Giá trên hóa đơn

- Chi phí vận chuyển, bảo hiểm hàng hóa khi vận chuyển - Chi phí đóng gói, lắp ráp phát sinh để chuẩn bị cho hàng bán - Chi phí kiểm nhận và kiểm tra hàng hóa

Việc đánh giá hàng tồn kho phụ thuộc vào phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp đang sử dụng. Theo phương pháp kê khai thường xuyên, việc ghi nhận hàng hóa mua vào bán ra về số lượng, giá trị phải tiến hành thường xuyên, liên tục. Theo phương pháp kiểm kê định kỳ thì chỉ vào thời điểm cuối kỳ, từ đó xác định giá vốn hàng bán trên cơ sở hàng tồn kho đầu kỳ, hàng nhập trong kỳ và hàng tồn kho cuối kỳ

Một phần của tài liệu Kế toán hàng tồn kho tại các công ty xây lắp trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 51)