- Phân tích thông tin về việc ra quyết định quản lý hàng tồn kho
PHIẾU XUẤT KHO
mức chênh lệch cũng như tìm ra được các nguyên nhân gây ra biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong quá trình xây dựng công trình.
Mẫu 4.1
Công ty Cổ phần phát triển nhà Hà Nội số 5
PHIẾU XUẤT KHO
Số: PXK …..
Ngày … tháng … năm …..
Họ tên người nhận hàng: ………….. Địa chỉ (Bộ phận): ………. Lý do nhận:
Xuất tại kho:
Đơn vị tính: …… S T T Danh mục công việc Nội dung công việc Tên vật tư Đơn vị Định mức Thực tế Khối lượn g Đơn giá Thành tiền Khối lượn g Đơn giá Thành tiền Cộng
Giám đốc Người nhận Thủ kho
- Về tài khoản kế toán: DN căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài
chính ban hành hoặc được Bộ Tài chính chấp thuận áp dụng cho DN để chi tiết hóa theo các cấp phù hợp với kế hoạch, dự toán đã lập và yêu cầu cung cấp thông tin kế toán quản trị cho các nhà quản lý DN. Tuy nhiên, việc chi tiết hóa các tài khoản phải đảm bảo không được làm sai lệch nội dung, kết cấu và phương pháp ghi chép trên tài khoản...
- Về sổ kế toán: DN căn cứ vào hệ thống sổ kế toán do Bộ Tài chính ban hành. Việc bổ sung hoặc thiết kế các nội dung của sổ kế toán không được làm sai lệch nội dung các chỉ tiêu đã quy định trên sổ kế toán. Các DN có thể thiết kế các mẫu sổ phù hợp với yêu cầu quản lý theo các loại hàng tồn kho, theo từng bộ phận, từng công việc và các yêu cầu khác của kế toán quản trị.
- Về lập báo cáo kế toán quản trị: Báo cáo hàng tồn kho là một trong những báo
cáo kế toán quản trị phản ánh một cách chi tiết tình hình hàng tồn kho của DN theo từng loại, từng thứ hàng phục vụ cho yêu cầu quản trị kinh doanh. Ban quản trị thường ưu tiên quan tâm đến các vấn đề như quyết định khi nào đặt mua hàng tồn kho (xác định thời gian) và mỗi lần mua thì phải mua bao nhiêu (lượng đặt mua kinh tế nhất). Việc xây dựng biểu mẫu báo cáo cần được đảm bảo các yếu tố cụ thể sau:
(i) Phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu chi tiết, cụ thể do yêu cầu quản trị kinh doanh đặt ra như các khoản mục chi tiết của giá thành hàng mua cho từng loại hàng tồn kho.
(ii) Trong báo cáo phải ghi thông tin kế toán thực tế, đồng thời phải ghi cả số liệu kế hoạch hoặc dự toán làm căn cứ so sánh, đánh giá khi sử dụng thông tin trong báo cáo kế toán nhằm phục vụ cho yêu cầu sử dụng thông tin.
KẾT LUẬN
Qua quá trình học tập ở trường và thời gian tìm hiểu thực tế công tác hạch toán kế toán nói chung và công tác kế toán hàng tồn kho nói riêng ở các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn Hà Nội trong đó luận văn nghiên cứu thực tế tại 3 đơn vị là Công ty Cổ phần phát triển nhà Hà Nội số 5; Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng 18; Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng Hud 1. Được sự chỉ đạo và giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn và các cán bộ kế toán trong công ty, em đã hoàn thành Luận văn thạc sỹ về đề tài
“Kế toán hàng tồn kho tại các công ty xây lắp trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Trên cơ sở lí luận và thực tế, Luận văn đã làm rõ được các vấn đề sau:
- Về lí luận: Luận văn đã trình bày kiến thức về cơ sở lí luận, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác kế toán hàng tồn kho trong các doanh nghiệp nói chung, đặc biệt là các doanh nghiệp xây lắp, đồng thời cũng khái quát được nội dung công tác hạch toán chi tiết và tổng hợp hàng tồn kho một cách khoa học và lôgic.
- Về thực tế: Luận văn đã trình bày được thực trạng công tác kế toán hàng tồn kho tại các công ty xây lắp trên địa bàn thành phố Hà Nội lấy ví dụ thực tế tại 3 công ty là Công ty Cổ phần phát triển nhà Hà Nội số 5; Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng 18; Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng Hud 1; Luận văn trình bày được mối quan hệ giữa lí thuyết và thực tế. Hiểu được phương thức quản lí hàng tồn kho và trình tự hạch toán kế toán hàng tồn kho tại các công ty xây lắp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Công tác quản lí và kế toán hàng tồn kho tại các công ty xây lắp là công việc lớn và phức tạp. Do đó, Luận văn khó tránh khỏi những thiết sót. Em mong rằng, nhận được sự góp ý, hướng dẫn của thầy giáo hướng dẫn để Luận văn được hoàn thiện hơn. Em xin trân thành cảm ơn!
1. Bộ tài chính, Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộtrưởng Bộ Tài chính và thông tư hướng dẫn số 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002 về trưởng Bộ Tài chính và thông tư hướng dẫn số 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002 về nội dung của bốn chuẩn mực kế toán (số 02, 03, 04,14) đã ban hành.