Tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Kế toán hàng tồn kho tại các công ty xây lắp trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 62)

- Báo cáo tài chính Báo cáo quản trị

n Số lượg hàg tồ trước

1.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Hàng tồn kho là một khâu quan trọng traong quá trình sản xuất kinh doanh không thể thiếu đối với các doanh nghiệp. Việc theo dõi , phán ánh dầy đủ và chính xác tình hình tăng giảm hàng tồn là nhiệm vụ quan trọng đối với các doanh nghiệp. Điều đó sẽ giúp cho doanh nghiệp có những chiến lược kinh doanh ngắn và dài hạn phù hợp. Bên cạnh đó phản ánh đúng sẽ góp phần thể hiện đúng giá trị các chỉ tiêu trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy đây là đề tài được nhiều nhà quản lý, học viên, sinh viên….quan tâm nghiên cứu. Mỗi tác giả nghiên cứu ở những góc độ khác nhau.

*Vấn đề 1: Cơ sở tính giá hàng tồn kho và việc phân loại hàng tồn kho.

Bài viết “Cơ sở tính giá hàng tồn kho và các phương pháp tính giá hàng tồn kho” của tác giả Nguyễn Quang Khải đăng trên Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 04 (2011) trang 22-24. Tác giả đã nêu ra nguyên tắc cho việc xác định giá cho từng đơn vị hàng tồn kho, những quy định trong chuẩn mực kế toán VAS số 02 và điều này ảnh hưởng tới việc xác định cho từng đơn vị hàng tồn kho, việc xác định lợi nhuận của kỳ và tới cả chỉ tiêu trị giá hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán. Tính giá hàng tồn kho có vai trò quan trọng tới tính hữu ích của thông tin kế toán trên các báo cáo tài chính để cùng cấp cho các đối tượng sử dụng khác nhau. Tác giả đã chỉ ra rằng, để thực hiện được việc tính giá hàng tồn kho được chính xác và đầy đủ thì trong quá trình hạch toán hàng tồn kho phải đảm bảo tuân thủ theo các nguyên tắc giá gốc, nguyên tắc phù hợp,

nguyên tắc nhất quán,…Quá trình tuân thủ các nguyên tắc này thể hiện trong việc xác định nội dung cấu thành giá hàng tồn kho. Thông qua tính giá hàng tồn kho giúp kế toán ghi nhận, xử lý và cung cấp các thông tin đầy đủ, chính xác về sự biến động, sử dụng hàng hóa sản phẩm của doanh nghiệp, đồng thời chi tiết theo từng chủng loại, nhóm vật tư, hàng hóa…làm cơ sở cho việc quản lý, dự trữ, sản xuất vật tư, sản phẩm, hàng hóa hàng tồn kho…

Bài viết “Về việc phân loại hàng tồn kho ” của tác giả Nguyễn Văn Mậu trên Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số 44 (2005) trang 32-33. Theo tác giả thì hàng tồn kho trong các doanh nghiệp có nhiều loại, nhiều thứ có vai trò, công dụng khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh. Việc xác định và ghi nhận hàng tồn kho đòi hỏi phải được quan tâm thường xuyên vì hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các tài sản lưu động của các doanh nghiệp và là cơ sở để tính giá hàng tồn kho. Theo kế toán Việt Nam: hàng tồn kho bao gồm: nguyên vật liệu, hàng mua đi đường, công cụ dụng cụ, giá trị sản phẩm dở dang, hàng gửi bán, thành phẩm, hàng hoá. Theo tác giả, việc phân loại hàng tồn kho gắn với các khâu của quá trình sản xuất là phù hợp hơn cả vì nó gắn quá trình quản lý với từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh đảm bảo quá trình quản lý chặt chẽ và có hiệu quả. Việc xác định những gì thuộc về hàng tồn kho cũng nảy sinh vấn đề cần trao đổi ở đây, nghĩa là xem xét việc sở hữu hàng tồn kho trong một số trường hợp. Theo nguyên tắc thực hành kế toán nói chung thì thuộc về hàng tồn kho chỉ là những thứ mà do doanh nghiệp sở hữu. Tuy nhiên, một điểm quan trọng là quyền kiểm soát gắn bó với tài sản đó.

Trong thực tế, việc ghi nhận là hàng tồn kho khi nhận được hàng vì người mua khó xác định chính xác thời điểm pháp lý chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm cho mỗi lần mua, đồng thời không có những sai sót trọng yếu nào khi ghi nhận theo cách này. Chúng ta sẽ xem xét để xác định trường hợp sản phẩm có được xác định là thuộc về hàng tồn kho của doanh nghiệp hay không?

đi đường, vậy khi nào quyền kiểm soát được chuyển giao. Điều này thường được xác định theo điều khoản cam kết hợp đồng giữa hai bên mua và bán. Nếu hàng được vận chuyển theo FOB( Giá FOB là giá tại cửa khẩu của bên Xuất, nó chưa bao gồm chi phí bảo hiểm và vận chuyển hàng hoá tới cảng của bên Nhập) điểm đi thì quyền kiểm soát chuyển giao cho người mua khi người bán chuyển hàng cho người vận tải là người đại diện cho bên mua. Như vậy hàng vận chuyển theo FOB điểm đi sẽ thuộc hàng tồn kho của người mua ngay sau khi hàng được bên bán chuyển cho người vận tải, hàng tồn kho này là hàng đang đi đường khi kết thúc kỳ kế toán của doanh nghiệp mua. Nếu bỏ qua việc ghi nhận này sẽ dẫn đến sai lệch trong hàng tồn kho, trong khoản phải trả trên bảng cân đối kế toán đồng thời sẽ thiếu nghiệp vụ mua hàng và giá trị hàng tồn cuối kỳ trên báo cáo kết quả kinh doanh.

Nếu hàng vận chuyển theo FOB điểm đến thì quyền kiểm soát chưa chuyển giao đến tận khi người mua nhận được hàng hoá từ người vận chuyển chung, nghĩa là hàng vận chuyển theo FOB điểm đến vẫn thuộc quyền sở hữu và thuộc hàng tồn kho của bên bán cho đến khi người mua nhận được hàng. Như vậy, việc phân loại và xác định những hàng nào thuộc hàng tồn kho của doanh nghiệp ảnh hưởng tới việc tính chính xác của hàng tồn kho phản ánh trên bảng cân đối kế toán và ảnh hưởng tới các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh. Vì vậy việc phân loại hàng tồn kho là cần thiết trong mỗi doanh nghiệp.

*Vấn đề 2: Các phương pháp tính giá hàng tồn kho.

Bài viết “Về bút toán nhập, xuất kho trong doanh nghiệp sản xuất” của Ths. Đỗ Tiến Dũng và Ths. Phùng Thị Yến trong Tạp chí kế toán số tháng 03/2013 trang 25-26. Tác giả đã nêu ra rằng :Trong doanh nghiệp sản xuất hoạt động tiêu thụ thành phẩm không phụ thuộc vào thời điểm tính giá thành của kế toán. Việc tính giá thành được thực hiện sau khi kế toán được tập hợp xong chi phí phát sinh trong kỳ và xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. Do đó khi nhập kho thành phẩm có thể kế toán chưa tính được giá thành. Tác giả đã nêu ra ba quan điểm sau :một là nhập kho thành

phẩm theo giá hạch toán; hai là ghi bút toán chờ; ba là cuối kỳ mới ghi bút toán nhập kho thành phẩm. Đồng thời tác giả cũng nêu ra 4 phương pháp tính giá hàng xuất kho là: Phương pháp nhập trước – xuất trước; phương pháp nhập sau – xuất trước; phương pháp giá bình quân; phương pháp giá đích danh cùng với những ưu, nhược điểm của từng phương pháp Do đó qua bài viết này tùy thuộc vào mỗi doanh nghiệp kế toán có thể lựa chọn một cách hạch toán phù hợp nhất.

* Vấn đề 3: Các phương pháp kế toán hàng tồn kho

Bài viết “Bàn về kế toán hang tồn kho: Phương pháp kiểm kê định kỳ và kê khai thường xuyên”. của ThS. Đỗ Minh Thoa - Học viện tài chính trong Tạp chí Kế toán & kiểm toán số tháng 2/2011 trang 28,29. Tác giả đã chỉ ra rằng:Vào cuối kỳ kế toán, nhà quản trị cần phải có được thông tin về số lượng và giá trị hàng tồn kho, xác định được trị giá hàng đã bán trong kỳ và thông tin này sẽ được trình bày trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp.Hai phương pháp kế toán hàng tồn kho trên có thể thay thế cho nhau để tính trị giá hàng tồn và trị giá hàng bán đó là phương pháp kiểm kê định kỳ và kê khai thường xuyên. Bài viết cũng đã làm sáng tỏ sự khác biệt về nội dung và bản chất kế toán, cách hạch toán giữa hai phương pháp này cũng như ứng dụng của hai phương pháp đó trong những doanh nghiệp khác nhau…Từ đó giúp doanh nghiệp lựa chọn được phương pháp thích hợp giúp công tác kế toán được hoạt động thuận lợi hơn, mang tính chính xác cao hơn và một phần giúp doanh nghiệp kinh doanh đạt hiệu quả. * Vấn đề 4: Về những khoản trích lập dự phòng.

Bài viết “Những khoản trích lập dự phòng bạn cần chú ý”. của tác giả Nguyễn Tuấn Anh trong Tạp chí Kế toán số tháng 53 trang 42,43. Tác giả đã chỉ ra rằng Những khoản trích lập dự phòng bạn cần chú ý là khoản trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính, các khoản trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi và dự phòng các khoản bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp (đối với các DN xây lắp).

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do giá vật tư, thành phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm (Thông tư 13/2006/TT-BTC hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng…).

Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện của chúng (Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 02 – Hàng tồn kho).

Dự phòng nợ phải thu khó đòi: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán (Thông tư 13/2006/TT-BTC); Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp: là dự phòng chi phí cho những sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp đã bán, đã bàn giao cho người mua nhưng DN vẫn có nghĩa vụ phải tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện theo hợp đồng hoặc cam kết với khách hàng (Thông tư 13/2006/TT-BTC). Tác giả cũng nêu ra những nguyên tắc trích lập.Theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 18 – “Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”, một khoản dự phòng chỉ được phép trích lập khi thỏa mãn đủ các điều kiện sau:

DN có nghĩa vụ nợ hiện tại (nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ liên đới) do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra.Sự giảm sút về những lợi ích kinh tế có thể xảy ra dẫn đến việc yêu cầu phải thanh toán nghĩa vụ nợ; Đưa ra được một ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ đó.

Trong đó Sự giảm sút lợi ích kinh tế có thể xảy ra là: Điều kiện ghi nhận một khoản nợ là khoản nợ đó phải là khoản nợ hiện tại và có khả năng làm giảm sút lợi ích kinh tế do việc thanh toán khoản nợ đó. Việc ghi nhận một khoản trích lập dự phòng (khoản nợ) phải đi kèm với điều kiện phát sinh các tác động tới lợi ích kinh tế của DN trong tương lai thông qua việc thanh toán nghĩa vụ nợ đó Tuy nhiên, không nhất thiết DN phải xác định cụ thể đối tác được hưởng quyền lợi từ nghĩa vụ nợ của DN . Các khoản trích lập dự phòng về bản chất đều xây dựng trên cơ sở ước tính, đây là cơ sở quan trọng, nhưng

nó không làm mất đi độ tin cậy của các số liệu trên BCTC nếu DN đưa ra được các căn cứ tin cậy cho công việc ước tính các khoản trích lập (các khoản nợ). Đây cũng là yêu cầu bắt buộc với DN khi trình bày các khoản trích lập dự phòng trên BCTC.

Trong trường hợp DN thiếu các cơ sở tin cậy để ước tính nghĩa vụ nợ cho việc trích lập dự phòng, DN sẽ ghi nhận khoản nợ ước tính này như một khoản “nợ tiềm tàng” trên BCTC (đây là thuật ngữ chỉ các khoản nợ mà DN có thể ước tính được, nhưng khả năng phát sinh là chưa chắc chắn, vì vậy DN phải trình bày riêng biệt theo các tiêu chí được quy định cụ thể trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 18).

Phương pháp trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Đối tượng: Theo Thông tư số 13/2006/TT-BTC về việc hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng, việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập cho nguyên vật liệu, dụng cụ dùng cho sản xuất, vật tư, hàng hóa, thành phẩm tồn kho (gồm cả hàng tồn kho bị hư hỏng, kém, mất phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, lỗi thời, ứ đọng, chậm luân chuyển), sản phẩm dở dang, chi phí dịch vụ dở dang.

Việc trích lập được thực hiện khi giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được và phải đảm bảo: có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc các bằng chứng khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho; là những vật tư hàng hóa thuộc quyền sở hữu của DN tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính (BCTC) (trong trường hợp nguyên vật liệu sử dụng làm nguyên liệu chính sản xuất sản phẩm, có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với giá gốc nhưng giá bán sản phẩm, dịch vụ được sản xuất từ nguyên vật liệu này không bị giảm giá thì DN cũng không được trích lập dự phòng). Tác giả nêu ra việc việc xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho vào thời điểm lập BCTC: tại mỗi thời điểm lập BCTC, DN phải xem xét số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã trích lập và số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần trích lập: nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì DN không phải trích lập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho; nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập cao hơn số dư

khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì DN trích thêm vào khoản mục giá vốn hàng bán của DN phần chênh lệch; nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch vào khoản mục thu nhập khác…

Bài viết: “Kế toán quản trị hàng tồn kho: Công cụ giúp doanh nghiệp hội nhập hiệu quả” của ThS. Trần Thị Quỳnh Giang - Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp trong Tạp chí Tài chính số 5 – 2014 trang 26-28 . Trong quá trình nghiên cứu đề tài cũng chỉ ra rằng: Cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập buộc các doanh nghiệp phải nỗ lực hoàn thiện, phục vụ tốt hơn nhu cầu của thị trường. Để đạt được điều đó, các nhà quản lý phải sử dụng đồng thời nhiều công cụ quản lý khác nhau, trong đó có kế toán. Kế toán có vai trò quan trọng đối với các nhà quản lý, nó giúp họ có thể phân tích các hoạt động kinh tế, đưa ra các quyết định đầu tư có hiệu quả đem lại lợi nhuận cao. Qua đó, bài viết cũng đưa ra các phân tích về thực trạng kế toán hàng tồn kho tại các doanh nghiệp sản xuất (thực trạng về việc xây dụng dự toán hàng tồn kho, xây dựng kế hoạch đặt hàng, xây dựng kế hoạch dự trữ an toàn và việc thu thập thông tin về hàng tồn kho, phân tích thông tin phục vụ việc ra quyết định quản lý hàng tồn kho), đồng thời tác giả đã nêu ra những giải pháp hoàn thiện kế toán hàng tồn kho tại các doanh nghiệp sản xuất như hoàn thiện việc lập dự toán hàng tồn kho; hoàn thiện việc thu thập thông tin thực hiện yêu cầu quản trị;… Từ đó, giúp các nhà quản trị có cái nhìn sâu hơn về kế toán quản trị hàng tồn kho.

Tóm lại, trong chương 1, đề tài đã tập trung nghiên cứu lý luận cơ bản về kế toán hàng tồn kho trong các doanh nghiệp xây lắp. Dưới góc nhìn kế toán tài chính và kế toán quản trị, đề tài đã hệ thống hóa, chắt lọc từ những lý luận cơ bản đã được thừa nhận và có sự vận dụng phù hợp. Đề tài cũng đã xem xét, đề cập tới thành công, hạn chế của những công trình nghiên cứu trước đây từ đó tiếp thu, rút kinh nghiệm và vận dụng trong việc hoàn thiện kế toán hàng tồn kho tại các doanh nghiệp xây lắp sẽ được

Một phần của tài liệu Kế toán hàng tồn kho tại các công ty xây lắp trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 62)