Lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Kinh tế huyện anh sơn từ năm 1963 đến năm 2013 (Trang 49)

7. Bố cục của luận văn

1.2.2.2. Lâm nghiệp

Rừng và đất rừng là tài nguyên tự nhiên quý giá của Anh Sơn không chỉ trong việc bảo vệ thiên nhiên mà còn có giá trị cao trong phát triển nền kinh tế lâm nghiệp của huyện. Trong năm 1965 Nhân dân Anh Sơn khai thác

3.000 m3 gỗ tròn, trên 3 triệu cây nứa, tổng giá trị thu nhập đạt 762.900 đồng.

Huyện đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, bằng sức người huyện huy

động nhân dân đào đắp gần 700.000m3 đất đá, xây dựng được hồ chứa nước,

18 trạm bơm nước và hàng chục km mương dẫn nước. Các hồ chứa nước như: Khe Nậy, Cao Cang, Khe Chung,…

Tổ chức được hai hợp tác xã nông nghiệp trong giai đoạn 1965 - 1968, 36 tổ Sơn Tràng, 46 đội trồng cây các xã. Thành quả của hợp tác xã là trồng được 5 triệu cây phân tán, khai thác gỗ tròn đạt 53%, củi 42%, nứa 68% kế hoạch.[19; 26]

Trong giai đoạn 1969 - 1975, kinh tế Lâm nghiệp của Anh Sơn có chuyển biến cả 3 mặt: trồng cây, tu bổ quản lý và khai thác. Huyện đã khoanh nuôi 4.675 ha, toàn huyện có 56 đội trồng cây với 1.550 lao động, năm 1969 đến 1972 đã trồng được 1.082 ha Mét, trồng được 471.000 cây phân tán, vượt kế hoạch tỉnh giao 20%.

Trong huyện Anh Sơn lúc bấy giờ tiêu biểu có xã Vĩnh Sơn là Lá cờ đầu về trồng cây, đạt được những thành tựu về ươm giống mắt bằng hom. Hợp tác xã Vĩnh Sơn đầu tư 130.816 ngày công biến 80ha đồi trọc thành rừng cây xanh tốt, Vĩnh Sơn là xã vinh dự được tỉnh Nghệ An công nhận là một trong những hợp tác xã đi đầu về trồng cây phủ xanh đất trống, đồi núi trọc trong toàn tỉnh. Nạn đốt rừng, bóc măng, chặt củi tự do được hạn chế nhiều. Công tác sử dụng, khai thác tài nguyên rừng đi vào quản lý chặt chẽ. Thu nhập kinh tế từ lâm nghiệp ngày một tăng, nâng cao đời sống kinh tế của nhân dân trong vùng.

Tuy nhiên, giống như nhiều huyện trung du, miền núi khác ở Nghệ An, lâm nghiệp trong giai đoạn này chủ yếu là khai thác gỗ, tre, nứa, mét,... phục vụ cho nhu cầu sản xuất và chiến đấu. Ngành lâm nghiệp do nhà nước trực tiếp quản lý thông qua các lâm trường quốc doanh. Rừng là tài sản chung của mọi người, nhưng ý thức của người dân về việc bảo vệ rừng rất tốt. Các hiện tượng chặt, phá rừng bừa bãi dường như không diễn ra trên địa bàn huyện Anh Sơn. Do đó, đến năm 1975, trên địa bàn Anh Sơn vẫn còn nhiều cánh rừng nguyên sinh với nhiều loại gỗ quý như: Lim, Dổi, Đinh hương, Lát hoa,... và nhiều động vật quý hiếm như: Hổ, báo, trâu bò rừng, lợn rừng,...

1.2.2.3. Tiểu thủ công nghiệp

Ngoài nông, lâm nghiệp trong những thời gian nông nhàn, nhân dân Anh Sơn còn làm thêm một số nghề tiểu thủ công nghiệp đáp ứng nhu cầu sử dụng và tăng thêm thu nhập, phục vụ kinh tế gia đình và đem ra trao đổi. Chẳng hạn, nghề mộc, nề, đan lát, chủ yếu để giúp nhau xây dựng nhà cửa, tạo ra các dụng cụ phục vụ đời sống gia đình như: Thúng, mủng, dần, sàng, nong, nia,... làm mươn tre, chõng tre, bàn, ghế tre,... Ở mỗi xã thường có một lò rèn để rèn dao, rựa, cào, cuốc,... phục vụ sản xuất. Sau khi ổn định bộ máy tổ chức từ huyện đến xã, cùng với việc đẩy mạnh xây dựng HTX nông nghiệp, HTX mua bán, HTX tín dụng, theo chỉ đạo của Thường vụ Huyện ủy, các HTX tiểu thủ công nghiệp lần lượt được thành lập, thu hút đông đảo xã viên tham gia. Trong đó, nổi bật là các HTX sản xuất gạch, ngói, nung vôi, sản xuất cày, bừa, dệt vải,... Mỗi xã thường thành lập tổ xã viên từ 10 - 15 người chuyên sản xuất gạch, ngói, nung vôi,... để phục vụ cho nhu cầu xây dựng nhà cửa, tạo nguồn vôi để cải tạo đồng ruộng, nhằm nâng cao năng suất lúa.

Thực hiện chủ trương phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp của tỉnh, riêng trong 3 năm 1966 -1968, huyện Anh Sơn tổ chức xây dựng một xí nghiệp công nghiệp huyện, 10 hợp tác xã thủ công cấp xã chủ yếu làm nghề

rèn, mộc. Lực lượng công nhân chiếm 7,2% lao động trong toàn huyện. Chủ yếu sản xuất xe Kiến An (1.405 chiếc), cày, bừa (6.260 chiếc)... Trang bị 15 máy tuốt lúa, 4 máy nghiền thức ăn gia súc. Sự hình thành nền tiểu công nghiệp bước đầu phát triển ở quy mô còn nhỏ bé trong nền kinh tế, nhưng đây là bước đầu tạo thế và lực cho một nền thủ công nghiệp phát triển và hiện đại hơn ở giai đoạn sau.

Với điều kiện tự nhiên giao thông thuận lợi, địa hình đồi núi nhiều và có một diện tích trồng chè rộng là điều kiện cho một nền công nghiệp khai thác vật liệu xây dựng và công nghiệp chè cho Anh Sơn. Xí nghiệp chè Bãi Phủ cũng hình thành trên nền tảng đó. Tuy nhiên, một điều thấy rõ, bức tranh kinh tế ở huyện Anh Sơn cho đến năm 1975 vẫn chủ yếu là kinh tế nông nghiệp, những mảng màu thủ công nghiệp, công nghiệp mới chỉ là những nét chấm phá nhẹ.

Một phần của tài liệu Kinh tế huyện anh sơn từ năm 1963 đến năm 2013 (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w