Thành tựu

Một phần của tài liệu Kinh tế huyện anh sơn từ năm 1963 đến năm 2013 (Trang 58)

7. Bố cục của luận văn

2.2.1. Thành tựu

Bước vào giai đoạn đầu tiên khôi phục kinh tế, phát triển xã hội, cùng cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhân dân Anh Sơn đã nỗ lực hết mình cùng với chính quyền xã, huyện hoàn thành những mục tiêu kinh tế đặt ra. Trên tất cả các mặt của nền kinh tế, đều xuất hiện hơi thở của đổi mới, sự hăng say lao động để bù đắp và khắc phục hậu quả yếu kém của nền kinh tế sau một thời gian dài bị chiến tranh tàn phá.

2.2.1.1. Nông nghiệp

Trồng trọt và chăn nuôi vẫn là thế mạnh nông nghiệp và nguồn lợi chính của huyện, so với giai đoạn trước, từ 1975 - 1985, trong trồng trọt nhiều cây giống với năng suất cao, chất lượng tốt đã được đưa vào canh tác trên diện rộng. các tập tục chăn thả gia súc, gia cầm đã có nhiều tiến bộ mới phù hợp với điều kiện sinh hoạt và hợp vệ sinh môi trường.

Mặc dù nằm trong địa hình đồi núi, trung du và kế tiếp đồng bằng bị chia cắt, ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết tiêu cực, hàng năm Anh Sơn cũng bị thiên tai, hạn hán gay gắt hoặc bão lụt lớn (như cơn bão số 8, số 9 năm 1978, bão số 6 năm 1980, bão số 7 năm 1982..) nhờ sự chuẩn bị phòng

chống, và sáng tạo, sản xuất nông nghiệp ở Anh Sơn vẫn gặt hái được nhiều kết quả khả quan.

Công tác thủy lợi được quan tâm đầu tiên nhằm phục vụ cho sản xuất kinh tế nông nghệp, hòa nhịp với cao trào làm thủy lợi trong toàn tỉnh, trong năm 1976 Anh Sơn huy động hàng ngàn lao động tham gia trên các công trường thủy lợi của tỉnh như: Vách Bắc (Yên Thành, Diễn Châu), Hồ Kẻ Gỗ (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), Cống Hiệp Hòa (Đô Lương).. Với đặc điểm địa hình Anh Sơn là nhiều đồi núi, nhiều khe suối, được sự hỗ trợ đầu tư kinh phí của nhà nước, bằng sức lực, lòng nhiệt tình của người dân, nhiều phong trào làm thủy lợi đắp hồ đập, ngăn suối, tích nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nước cho sinh hoạt của con người, góp phần giữ cho môi trường trong lành được triển khai ngay trong những năm 1976 -1979 và đẩy mạnh vào những năm đầu của thập kỷ 80.

Bên cạnh việc phát triển hệ thống thủy lợi, công tác “Khai hoang, phục

hóa” cũng được Anh Sơn quan tâm. Với phương châm “Khai hoang đến đâu,

sản xuất thâm canh trồng màu đến đó” qua đó góp phần làm tăng diện tích và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa vụ đông thành vụ chính, bước đầu sản xuất vụ thu, mở ra một tiềm năng mới, triển vọng mới. Điều đáng nghi nhận là

Đảng bộ đã mạnh dạn phát động quần chúng dẫy lên phong trào “sản xuất tự

cứu” và còn giúp đồng bào miền xuôi bị lụt nặng, khôi phục các đập nước và

hàng chục cầu giao thông đã bị tàn phá trong mùa mưa lũ.

Cùng với làm thủy lợi và khai hoang thúc đẩy kinh tế phát triển, trong giai đoạn này huyện Anh Sơn còn tập trung vận động nhân dân cùng với chính quyền địa phương sửa chữa những tuyến đường giao thông vào các làng xã, thôn bản, việc đi lại, sản xuất, trao đổi hàng hóa giữa các xã trong huyện nhờ vậy thuận lợi hơn rất nhiều.

Anh Sơn đã giải quyết đúng đắn ba thế mạnh kinh tế nông nghiệp của vùng: Trồng trọt, chăn nuôi và nghề rừng, triển khai trên địa bàn của xã. Vượt

qua những khó khăn gian khổ bước đầu nhất là điều kiện bất lợi của thiên nhiên, phấn đấu vào giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm; đồng thời mở rộng và phát triển đẩy mạnh sản xuất, đáng chú ý nhất là diện tích gieo trồng tăng khá nhanh bằng con đường tăng vụ, trồng xen, mở rộng diện tích một cách hợp lý từ 11.592ha của năm 1975 lên 14.800 ha của năm 1980. Những mặt hàng chủ yếu đặc trưng của vùng như ớt, kê, vừng, thảm bẹ ngô, chổi đót xuất khẩu được mở rộng ở các địa phương.

Đi đôi với việc mở rộng diện tích gieo trồng, việc thâm canh cây lúa và hoa màu, cây công nghiệp bước đầu chuyển biến tích cực. Cây ngô trên bãi sông Lam được bố trí lại theo cơ cấu mới: Vụ đông xen đậu cô ve; vụ xuân xen đậu tương; vụ thu làm đậu xanh. Với công thức mới trong nông nghiệp này, nhiều hợp tác xã đã thu hoạch từ 8 đến 10 tấn lương thực quy trên một héc ta canh tác. Riêng vụ đậu năm 1980 gieo trồng chỉ có 60 ngày nhưng toàn huyện thu hoạch gần 500 tấn với giá trị bán ra trên 10 triệu đồng, tính bình quân một ngày công trong thời gian đó đạt 160 đồng. Từ thành công bước đầu, mở ra một mô hình về khai thác hiệu quả kinh tế trên đất bãi sông Lam. Nhờ chỉ đạo tốt khâu thâm canh nên tổng sản lượng lúa và hoa màu quy thóc của huyện tăng. Tổng sản lượng lương thực năm 1979 đạt 14.900 tấn, năm 1980 tăng lên 16.500 tấn. Đặc biệt sản lượng hoa màu canh tác trong hai năm 1979 - 1980 đều đạt trên 1 vạn tấn và có tốc độ tăng nhanh hơn bất cứ năm nào trước đây [19, 62 -64].

Do cơ chế quản lý hành chính quan liêu bao cấp, từ những năm 1978 trở đi, kinh tế nước ta nói chung, kinh tế Nghệ Tĩnh và Anh Sơn nói riêng cũng rơi vào tình trạng khó khăn, khủng hoảng. Các HTX mua bán, HTX nông nghiệp bộc lộ nhiều hạn chế trong khâu quản lý, điều hành sản xuất. Tư tưởng quan liêu, hách dịch nảy sinh trong một bộ phận cán bộ, làm cho niềm tin của quần chúng ít nhiều bị giảm sút. Cần phải có biện pháp kịp thời để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy kinh tế phát triển, từng bước ổn định tình hình

chính trị xã hội trong nước, đập tan các thế lực thù địch trong và ngoài nước bảo vệ thành quả cách mạng. Chính trong bối cảnh lịch sử khó khăn đó, Bộ chính trị, Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam ban hành chỉ thị 100, tạo bước đột phá căn bản để từng bước tháo gỡ khó khăn, huy động mọi nguồn lực nhân dân thúc đẩy kinh tế mà trước hết là kinh tế nông nghiệp phát triển.

Nhận thức đúng chỉ thị của Đảng, cán bộ và nhân dân Anh Sơn đã nhanh chóng có những thay đổi, những bước đi mới nhằm đưa tình hình kinh tế của huyện nhanh chóng đi ra khỏi khủng hoảng và phát triển. Đến những năm 1981 - 1982 Anh Sơn đưa vụ sản xuất hàng năm lên 2 vụ, trên cơ sở đó, đưa tổng diện tích gieo trồng cây lương thực từ 7.631 ha năm 1976 lên 8.826

năm 1985. Từ khi thực hiện chỉ thị 100 của Ban Bí thư trung ương Đảng

(Ngày 12/01/1981) “Về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp”). Năng suất bình quân các loại cây trồng đều tăng. Những năm 1981 - 1989 đã đạt 17 tạ/ ha, năng suất Ngô từ 16 tạ/ha; những năm 1976 - 1980 lên 18 tạ/ha những năm 1981 - 1985; năng suất Khoai lang từ 29 tạ/ha những năm 1976 - 1980 lên 46 tạ/ha những năm 1981 - 1985; năng suất Lạc từ 6,1 tạ/ha những năm 1976 - 1980 lên 10 tạ /ha những năm 1981 - 1985.[49; 220]

Nhờ sản xuất năng suất cao, sản lượng hoa màu tăng, lại có chính sách đòn bẩy kinh tế, trong chăn nuôi và chế độ khoán mới đã đẩy nhanh tốc độ phát triển của ngành chăn nuôi huyện Anh Sơn, kể cả đầu con và trọng lượng, kể cả cơ cấu đàn và tổng đàn, kể cả đại gia súc và tiểu gia súc, các loại gia cầm. Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển bình quân đàn trâu bò từ 13.870 con thời kỳ 1976 - 1980, lên 18.500 con thời kỳ 1981 - 1985, đàn lợn từ 18.850 con lên 22.500 con, việc phát triển kinh tế gia đình và trồng trọt mang lại những hiệu quả thiết thực to lớn.

Cây Công nghiệp ngắn ngày, dài ngày được phát triển, đến năm 1985 đã trồng được 264 ha chè công nghiệp, sản lượng lạc bình quân của thời kỳ 1976 – 1980 chỉ có 15 tấn đến thời kỳ 1981 - 1985 đạt 375 tấn; đậu xanh tăng 5 lần, giá trị xuất khẩu bình quân đầu người từ 0,5 Rúp thời kỳ 1976 - 1980 lên 3,5 Rúp thời kỳ 1981 - 1985.

Đánh giá kết quả tổng thể trong 5 năm (1981 - 1985) chúng ta có số

liệu như sau: Sản lượng lương thực từ 14.563 tấn, bình quân hàng năm của

giai đoạn 1976 - 1980 tăng lên 19.747 tấn giai đoạn 1981 - 1985. Tốc độ lương thực tăng bình quân hàng năm từ 1,8% lên 6,8%, trong đó: Lúa từ 3,6% lên 10%, Màu tăng lên 4%. Bình quân lương thực tính đầu người hàng năm từ 235 kg lên 256 kg.[1; 61]

Đời sống nhân dân ổn định một bước, một số hộ nông dân bắt đầu có lương thực dữ trữ. Nhiều xã có lương thực tăng khá hàng năm như: Tam Sơn, Đỉnh Sơn, Tường Sơn, Đức Sơn, Hùng Sơn, Lĩnh Sơn..Thời kỳ 1976 - 1980 phải xin lương thực của tỉnh hàng năm từ 300 đến 500 tấn, nhưng đến thời kỳ 1981 - 1985 đã có lương thực điều chuyển cho tỉnh hàng năm 2.000 tấn, hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước, thời kỳ 1976 - 1980 là 1.800 tấn, thời kỳ 1981 -1985 là 4.134 tấn quy thóc (tính cả khoai lang, sắn, ngô quy thóc). Nông nghiệp tập trung theo mô hình HTX đang đứng trước nhiều thách thức.

Tuy nhiên, giống như nhiều huyện khác ở Nghệ Tĩnh đến năm 1984 -1985, kinh tế tập thể lấy HTX làm trung tâm bộc lộ nhiều hạn chế và trở thành vật cản trên bước đường đi tới. Xã viên HTX không muốn làm ăn tập thể bởi ngày công lao động của họ chỉ đạt 0,25 - 0,35kg lúa/1 ngày công. HTX nông nghiệp, HTX tín dụng, Cửa hàng mua bán,v.v... rơi vào tình trạng trì trệ, đứng trước nguy cơ phá sản. Kinh tế nông nghiệp ở Anh Sơn sau khoán 10 có chuyển biến đáng kể song không đủ sức làm thay đổi cả một cơ cấu kinh tế nông nghiệp quá lỗi thời. Vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp ở

Anh Sơn nói riêng và Nghệ Tĩnh, cả nước nói chung đang trở nên một vấn đề cấp thiết.

2.2.1.2. Lâm nghiệp

Là một huyện miền núi phía Tây Nghệ An, nằm trong khu vực có vườn quốc gia Pù mát với diện tích rừng che phủ và rừng nguyên sinh chiếm diện tích tương đối lớn. Tuy nhiên do chiến tranh và hoạt động kinh tế du canh du cư của một bộ phận người Thái trên địa bàn, việc khai thác không hợp lý tài nguyên rừng đã làm cho tài nguyên rừng giảm sút nghiêm trọng.

Trong hoàn cảnh đó, Đảng bộ và nhân dân Anh Sơn khắc phục dần dần tình trạng khai thác rừng bừa bãi, trồng mới một số diện tích và có kế hoạch canh tác, đầu tư cho kinh tế lâm nghiệp để vừa có thể bảo vệ rừng và vừa nâng cao hiệu quả kinh tế hộ gia đình, kinh tế vườn rừng.

Lâm nghiệp có chuyển biến trong việc trồng cây nguyên liệu, có khai thác và có trồng mới, giao đất, giao rừng cho Hợp tác xã và các hộ gia đình bảo vệ là 3.848 ha trong đó tập thể là 2.012 ha. Nhận thức được tầm quan trọng của kinh tế nghề rừng, do đó, nhân dân đã có ý thức hạn chế chặt phá, đốt rừng bừa bãi, đồng thời tổ chức khai thác cung cấp một phần lâm sản cho nhà nước và địa phương, khắc phục hậu quả lũ lụt và xây dựng cơ bản. Nhờ đó kinh tế lâm nghiệp có thêm một bước nhận thức và phát triển mới cùng với nông nghiệp của huyện.

Mô hình kinh tế Nông - Lâm kết hợp được Huyện ủy đề ra trong các kỳ Đại hội Đảng và được đa số đồng bào và nhân dân ủng hộ thực hiện trên địa bàn miền núi toàn huyện. Phong trào trồng cây, gây rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, giao đất giao rừng cho nhân dân quản lý, bảo vệ và chăm sóc ở Anh Sơn phát triển mạnh.

Có một thực tế đáng tiếc là từ những năm 1980 -1981 trở đi, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, rừng ở Nghệ Tĩnh bắt đầu đứng trước nguy cơ bị triệt phá hàng loạt. Các cánh rừng ở Anh Sơn cũng

nằm trong tình trạng đó. Kết quả là đến những năm 1985 -1986, diện tích rừng ở Anh Sơn bắt đầu thu hẹp dần nhất là những cánh rừng nguyên sinh dần dần biến mất trước sức tàn phá của con người. Thực tế lịch sử đó dẫn tới một hậu quả tất yếu là đến cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90, diện tích rừng nguyên sinh trên địa bàn huyện Anh Sơn chỉ còn lại khoảng 1/4 diện tích rừng nguyên sinh trước năm 1975. Nhưng ngành Lâm nghiệp và cấp ủy, chính quyền địa phương vẫn không có giải pháp cụ thể để cứu rừng một cách hữu hiệu ngoài việc viết báo cáo tổng kết hàng quý, hàng năm thiếu sự thật về những cánh rừng vĩnh viễn biến mất trên địa bàn Anh Sơn.

Một phần của tài liệu Kinh tế huyện anh sơn từ năm 1963 đến năm 2013 (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w