Chủ trương CN H HĐH đất nước của Đảng

Một phần của tài liệu Kinh tế huyện anh sơn từ năm 1963 đến năm 2013 (Trang 94)

7. Bố cục của luận văn

3.4.1. Chủ trương CN H HĐH đất nước của Đảng

Qua 10 năm tiến hành công cuộc đổi mới (1986 - 1995), mặc dù tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới có những biến động phức tạp và trong nước còn gặp rất nhiều khó khăn, thử thách khi chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, song nhân dân cả nước, cả tỉnh nói chung và huyện Anh Sơn nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, tạo ra bước ngoặt mới đầy triển vọng.

Thế độc canh cây lúa dần dần bị phá bỏ, diện tích trồng cây ăn quả, cây công nghiệp tăng nhanh, theo hướng sản xuất hàng hóa. Chăn nuôi phát triển mạnh, bền vững và chuyển dần sang sản xuất đáp ứng nhu cầu của thị trường, thay đổi nhận thức kinh tế truyền thống trong mỗi hộ gia đình. Tỷ lệ hộ có kinh tế khá ngày càng nhiều, nạn thiếu đói lương thực tồn tại dai dẳng cơ bản bị đẩy lùi dứt điểm, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện một cách đáng kể.

Công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế xã hội đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội do Đảng lãnh đạo đã thu được nhiều thành quả quan trọng bước đầu, đưa nền kinh tế đất nước dần thoát ra khỏi khủng hoảng, mục tiêu chương trình kinh tế đã đạt được. Việt Nam từ một nước thiếu lương thực đã trở thành một nước xuất khẩu gạo lớn trong khu vực. Năm 1995, Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận, và chính thức đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam là một thành công về kinh tế, mở ra thời kỳ mới cho cả dân tộc trong đó có Anh Sơn. Sau một quá trình tích cực tham gia vận động vào tổ chức ASEAN, ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức được kết nạp và trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Bên cạnh đó đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam tăng nhanh, nguồn vốn ODA, FDI làm cho nền kinh tế thêm năng động và hội nhập sâu

rộng vào nền kinh tế quốc tế. Kinh tế Anh Sơn trong bối cảnh đó cũng có những khởi sắc cùng với toàn tỉnh và các huyện lân cận, sự phát triển đó tiếp tục trở thành nền tảng vững vàng để Anh Sơn chiếm lĩnh những thành tựu cao hơn trong giai đoạn hội nhập và cải cách kinh tế sau rộng (1996 - 2013).

Trong hoàn cảnh lịch sử đầu thập niên 1990 nhiều thuận lợi như vậy, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII được tổ chức tại thủ đô Hà Nội, đại hội đã tổng kết những thành tựu to lớn và rút ra những tồn tại thiếu sót sau 10 năm đổi mới, đồng thời vạch ra kế hoạch 5 năm (1996 - 2000, đưa đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập vững chắc vào cộng đồng khu vực thế giới. Tại Đại hội này Đảng ta cũng xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhằm đẩy mạnh hơn nữa tốc độ phát triển kinh tế nông nghiệp, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, đảm bảo nguồn lương thực dự trữ chiến lược và nguồn gạo xuất khẩu dồi dào tăng thêm ngân sách quốc gia.

Tại Đại hội đại biểu Tỉnh Đảng bộ Nghệ An lần thứ XIV, tổ chức trong ba ngày từ 8 đến 11/5/1996 tại thành phố Vinh, các đại biểu tham dự Đại hội phát biểu nhiều ý kiến quan trọng, đóng góp vào văn kiện Đại hội Đảng và nhấn mạnh đến vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, Đại hội đề ra mục tiêu đến năm 2000, tổng sản lượng lương thực trên địa bàn tỉnh phải đạt từ 82 đến 85 vạn tấn.[4; 190-191]

Trong Đại hội XVI của huyện Đảng bộ Anh Sơn cũng khẳng định:

“..Tập trung khai thác nguồn lực về tài nguyên sức lao động và tiền vốn trong nhân dân, tranh thủ sự giúp đỡ của Tỉnh và của Trung ương, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế Nông - Lâm - Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp, chế biến dịch vụ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá để tập trung khai thác vùng bãi và đồi rừng, trọng tâm là phát triển cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc; xây dựng cơ sở vật chất kỷ thuật, ổn định tình hình chính trị và giữ vững trật tự an toàn xã hội, thực hiện một

bước mục tiêu xoá đói, giảm nghèo, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.”

Bước sang giai đoạn 2000 - 2005, Sau 15 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã dành được nhiều thắng lợi to lớn, đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế và đang từng bước tiến lên vững chắc. Trên địa bàn Anh Sơn, công cuộc đổi mới đã làm cho cục diện kinh tế - xã hội đang ngày càng khởi

sắc. Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII, tiếp tục xác định: “ .. Đẩy nhanh

tốc độ chuyển đổi cơ cấu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỷ thuật, tập trung mũi nhọn phát triển cây chè, cây mía và cây dâu tằm. Phát triển giao thông thuỷ lợi, đẩy mạnh kinh tế, thương mại, dịch vụ, du nhập phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, ngăn chặn các tệ nạn xã hội, phát triển sự nghiệp giáo dục, hướng nghiệp, dạy nghề.. Phấn đấu đến 2010 Anh Sơn ra khỏi huyện nghèo..”[37; 13]

Thực hiện nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII), nghị quyết 11 của BCH Đảng bộ tỉnh về đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Trên mặt trận chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ được Đảng bộ và nhân dân xác định đây là một phong trào trọng tâm xuyên suốt trong cả nhiệm kỳ và thu được nhiều kết quả. Điểm nổi bật trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ là đã từng bước hình thành được các vùng nguyên liệu tập trung. Đối với cây chè, cây mía đảm bảo đủ nguyên liệu cho các cơ sở công nghiệp chế biến. Các tiến bộ khoa học kỷ thuật được áp dụng vào sản xuất, đặc bệt là sản xuất nông nghiệp với việc đẩy mạnh thâm canh đưa giống mới vào sản xuất đại trà. Nhiều mô hình làm kinh tế có hiệu quả, chuyển từ hình thức nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hoá như phong trào làm kinh tế trang trại, phong trào xây dựng cánh đồng có thu nhập từ 30 - 50 triệu/ha/năm

Một phần của tài liệu Kinh tế huyện anh sơn từ năm 1963 đến năm 2013 (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w