Thuận lợi

Một phần của tài liệu Kinh tế huyện anh sơn từ năm 1963 đến năm 2013 (Trang 77)

7. Bố cục của luận văn

3.1.1. Thuận lợi

Bước vào công cuộc đổi mới đất nước, Đảng bộ và nhân dân Anh Sơn có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế, củng cố hệ thống tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể từ cơ sở đến huyện. Trước hết là huyện trung du miền núi, Anh Sơn có diện tích rừng chiếm tới trên 70% diện tích tự nhiên toàn huyện. Dọc đôi bờ sông Lam, có cả một hệ thống đất phù sa màu mỡ chưa được khai thác hết tiềm năng. Bên cạnh đó, từ khi thực hiện chủ trương khoán 100 của Ban chấp hành Trung ương, kinh tế nông nghiệp ở Anh Sơn đã có những bước chuyển biến tích cực. Diện tích trồng lúa 2 vụ/năm tăng gấp 2 lần so với năm 1975. Diện tích trồng ngô, khoai, sắn tăng nhanh và cho sản lượng cao, vừa góp phần giải quyết vấn đề lương thực, vừa là nguồn thức ăn phục vụ chăn nuôi.

Một số hộ gia đình bắt đầu phục hồi các ngành nghề thủ công truyền thống như: Mộc, nề, rèn, đan lát, dệt,... tạo ra khá nhiều sản phẩm để tiêu thụ trên thị trường huyện. Một yếu tố hết sức thuận lợi khác là người dân Anh Sơn nổi tiếng cần cù, chịu khổ, chịu khó, dám nghĩ, dám làm, cộng với tinh thần đoàn kết cộng đồng tương trợ nhau trong sản xuất chính là cơ sở để thúc đẩy kinh tế phát triển, một khi nguồn lực lao động được phát huy hết khả năng.

Bên cạnh những tồn tại hạn chế trong quản lý và điều hành kinh tế, nhiều cán bộ, Đảng viên ở cơ sở trong bộ máy chính quyền, tận tụy với công việc tập thể, có ảnh hưởng không nhỏ đến cộng đồng dân cư. Hơn nữa, vấn đề

an ninh, quốc phòng được giữ vững, đảm bảo cho việc phát triển kinh tế lâu dài, bền vững ở tất cả các xã trên địa bàn huyện.

Tuy còn nhiều khó khăn, tồn tại nhưng sau 10 năm xây dựng, giáo dục Anh Sơn đã có những bước phát triển vững chắc, từ nhà trẻ, mẫu giáo (vỡ lòng), đến cấp 1, cấp 2 và cấp 3. Số học sinh đỗ học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh tăng nhanh. Theo thống kê của phòng giáo dục huyện Anh Sơn, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp cấp 2 ở các trường trên địa bàn huyện đạt từ 85 - 95%, số học sinh tốt nghiệp cấp 3 đạt từ 85 - 95%. Số học sinh thi đỗ vào đại học, cao đẳng, trung cấp tăng nhanh, trong đó, có nhiều em sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng trở về nhận công tác ở địa phương. Đây là nguồn lực lao động có trình độ cao, góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế,... trên địa bàn phát triển. Nhiều cán bộ trẻ được rèn luyện, thử thách qua thực tiễn chính là nguồn bổ sung cán bộ cho công cuộc xây dựng và phát triển quê hương.

Hệ thống đường giao thông từ xã đến huyện đã có nhiều thay đổi so với trước, nhiều công trình thủy lợi, hồ đập được xây dựng cũng góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy kinh tế huyện Anh Sơn phát triển,...

Một phần của tài liệu Kinh tế huyện anh sơn từ năm 1963 đến năm 2013 (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w