Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Một phần của tài liệu Kinh tế huyện anh sơn từ năm 1963 đến năm 2013 (Trang 87)

7. Bố cục của luận văn

3.3.2. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Cùng với sự phát triển của nông nghiệp, kinh tế công nghiệp và thủ công nghiệp cũng được quan tâm đầu tư, mở rộng phát triển. Các sản phẩm sản xuất chế biến từ nguồn nguyên vật liệu của địa phương phục vụ sản xuất

tiêu dùng của nhân dân ngày càng phát triển. Giá trị tổng sản lượng năm

1988 đạt 34 triệu đồng, tăng 21% so với năm 1987. [19; 80] Các cơ sở sản xuất chuyên doanh, kiêm doanh và cá thể được động viên, khuyến khích phát triển đúng hướng. Các ngành nghề truyền thống: Sản xuất Gạch ngói, đốt vôi, đan lát, mộc, rèn, xay xát, dệt thảm bẹ Ngô được khơi dậy, đào tạo và bồi dưỡng thêm thợ lành nghề.

Công tác xây dựng cơ sở vật chất, giao thông, thủy lợi phát triển mạnh. Với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, dân làm là chính, nhà nước hỗ trợ, các xã đã xây dựng đề án kiến thiết cơ sở vật chất, kỹ thuật, huy động vốn trong nhân dân để thực hiện. Các công trình: Trạm bơm điện Thạch Sơn; đắp đập đầu nguồn; trạm bơm điện; đường giao thông; các công trình phúc lợi: phòng khám đa khoa Đỉnh Sơn, trường phổ thông trung học Lĩnh Sơn, trường bồi dưỡng giáo viên, trường dạy nghề; các công trình cấp nước được xây dựng. Tổng số vốn đầu tư cho thuỷ lợi, giao thông là 335 triệu đồng,

các công trình kiến trúc phúc lợi 295 triệu đồng, chủ yếu là nguồn vốn tự có của địa phương và một phần hỗ trợ của nhà nước.

Nghị quyết 14 của huyện Đảng bộ chỉ rõ: Khuyến khích ai giỏi nghề gì làm nghề đó, có cơ chế chính sách động viên phát triển các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp: Vôi, Mộc, Rèn, Nề, Đan lát, Gốm sứ... đã mở ra nhiều ngành nghề mới khai thác mọi tiềm năng các thế mạnh của huyện trung du; xây dựng các công trình tổ hợp nông - công nghiệp và nông - lâm - công nghiệp, từ mô hình nhỏ vừa nhằm nhanh chóng tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá phục vụ sản xuất, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.

Đảng bộ và nhân dân Anh Sơn tiếp tục tháo gỡ những vướng mắc do đổi mới cơ chế quản lý từ cơ chế cũ sang cơ chế mới. Lúc này, huyện uỷ đã cho tiến hành khảo sát cụ thể các xí nghiệp quốc doanh, các hợp tác xã chuyên doanh, điều tra kinh tế tiểu thủ công nghiệp kiêm doanh để định hướng cho sự phát triển các thành phần kinh tế. Nét nổi bật trong giai đoạn này là phát triển xay xát, chế biến lương thực, mở rộng được thủ công nghiệp kiêm doanh nên bước đầu đã thu hút được lực lượng lao động. Ở nông thôn phát triển mạnh nghề mộc, xây lắp, khai thác cát, sỏi, đá, nung vôi. Xí nghiệp 3/2 đã kịp thời chuyển hướng sản xuất kinh doanh, nên đã cũng cấp được các mặt hàng công cụ cầm tay. Năm 1989, giá trị tổng sản lượng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt 28 triệu đồng, đạt 56% kế hoạch, với một số sản phẩm chủ yếu: Gạch 5,5 triệu viên, ngói 5,5 triệu viên, vôi 4.500 tấn, đóng mới 30 thuyền, 250 xe tải, 25.000 công cụ cầm tay. Sản xuất phát triển, đời sống nhân dân được ổn định, một bộ phận nhân dân đã có tích luỹ để xây dựng nhà cửa, mua sắm các đồ dùng trong gia đình. Bộ mặt nông thôn được đổi mới, trên 90% nhà dân được ngói hoá.

Mặc dù trong điều kiện vật tư, tiền vốn còn thiếu thốn nhưng với sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ, sự điều hành sáng tạo của chính quyền, biết

khai thác triệt để phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, tích cực tranh thủ các nguồn đầu tư của tỉnh, của trung ương, các tổ chức phi chính phủ, huyện Anh Sơn đã xây dựng được nhiều công trình then chốt có giá trị như: Trạm điện trung gian; hồ đập Khe Chung, Cao Cang, Đông Quan; bưu điện Lĩnh Sơn, Hội Sơn, Long Sơn; nhà trẻ Hoa Sen; nhà y tế Phúc Sơn; Đường giao thông tả ngạn, hữu ngạn, liên thôn được nâng cấp. Ngoài các công trình xây dựng cơ bản, giao thông thuỷ lợi, vùng kinh tế mới Già cây gạo cũng đựơc đầu tư xây dựng. Các công trình nhà Trạm xá, chương trình điện, giao thông thuỷ lợi, phục vụ sản xuất từng bước được đổi mới.

3.3.3. Lâm nghiệp

Anh Sơn là huyện miền núi có gần 70% diện tích đất lâm nghiệp, vì vậy kinh tế lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của huyện, công tác khai thác, bảo vệ và giao đất giao rừng thu được hiệu quả kinh tế ngày càng cao. Thực hiện chủ trương giao đất giao rừng, đến năm 1990, Anh Sơn đã giao đất trống, đồi trọc được 7.800 ha/12000 ha. Trồng rừng tập trung được 200ha/500ha. Trồng cây phân tán được 700 nghìn cây. Trồng chè PH1 được 40 ha. Điểm nổi bật trong kinh tế lâm nghiệp là Anh Sơn đã gắn được kinh tế vườn đồi với định cư định canh nông trại, từ đó khoanh nuôi, bảo vệ tái sinh rừng tự nhiên đảm bảo được môi trường sinh thái tốt.

Nhiều xã trên địa bàn huyện đã tổ chức giao khoán vườn đồi cho hộ gia đình xã viên để trồng cây và khoanh nuôi tu bổ rừng. Một số tập thể và hộ xã viên đã đăng ký bảo vệ và chăm sóc rừng với diện tích 12.500 ha. Khai thác Lâm sản đã đi dần vào kế hoạch, quy hoạch. Việc trồng cây tại các cơ quan và trong các gia đình đã trở thành phong trào tự giác. Một số xã và trường học đã có vườn ươm, vườn cây, đồi cây.

Công tác bảo vệ rừng, chống chặt phá rừng làm rẫy được quan tâm hơn, đồng thời tích cực trồng rừng, giao đất rừng đến từng hộ gia đình và kinh tế vườn rừng theo phương thức Nông - Lâm kết hợp. Toàn huyện đã phục hồi

được một số đồi rừng tái sinh tự nhiên và khoanh nuôi tu bổ 1 .870 ha, trồng cây chống xói mòn trên đất bãi sông Lam gần 300 ha, trồng 12.00 cây phân tán. Năm 1989 - 1990, việc giao đất đồi đã giải quyết được 7.800 ha trên tổng diện tích 12.000 ha đất trống đồi núi trọc, trồng rừng tập trung được 200 ha trên tổng số 500 ha, trồng cây phân tán 700 cây, trồng 40 ha chè công nghiệp bằng giống PH1. Đối với cây công nghiệp, Anh Sơn có 1.202 ha, riêng cây lạc có 1.059 ha với sản lượng 1.436 tấn đạt 116 % kế hoạch. Diện tích trồng chè chiếm 30% giao cho hộ xã viên ký hiệp đồng chè với công ty cây giống xuất khẩu.

Anh Sơn đã tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu mùa vụ cây trồng, các loại giống mới, cây con.. đã làm chuyển biến nền kinh tế của huyện phát triển theo định hướng cơ cấu Nông - Lâm - Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Các tiến bộ khoa học kỷ thuật được ứng dụng trên lĩnh vực sản xuất.

Nhờ đó năng suất lúa tăng từ 18,5 tạ/ha năm 1992 lên 27 tạ/ha năm 1995. Năng suất Ngô từ 13,6 tạ/ha năm 1992 lên 24,4 tạ/ha năm 1995. Sản lượng lương thực quy thóc tăng 8,7%, đạt 22.910 tấn năm 1995. Bình quân lương thực đầu người từ 171 kg năm 1991 lên 216 kg năm 1995. Tổng đàn trâu bò tăng 6,5%, đàn lợn tăng 7,3%. Chương trình bò lai sind, lợn nái móng cái và các giống cây ăn quả được thực hiện ở một số mô hình.[27; 7]

Huyện đã tập trung chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện dự án 327, PAM, 4304... tranh thủ sự giúp đỡ của Tỉnh và Trung ương, chỉ đạo thực hiện Nghị định 02 và Nghị định 64 của chính phủ để nhân dân được làm chủ quyền sử dụng đất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỷ thuật và đầu tư vốn để khai thác hiệu quả đất đai. Anh Sơn đã giao 16.500 ha đất rừng cho 11.400 hộ quản lý sử dụng. Các hộ đã tiến hành trồng 300 ha chè, 32.000 cây ăn quả, 1.500 ha rừng tập trung, 5 triệu cây phân tán, khoanh nuôi tu bổ 4.016 ha.

Một phần của tài liệu Kinh tế huyện anh sơn từ năm 1963 đến năm 2013 (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w