Thương nghiệp, buôn bán trao đổi

Một phần của tài liệu Kinh tế huyện anh sơn từ năm 1963 đến năm 2013 (Trang 51)

7. Bố cục của luận văn

1.2.2.4. Thương nghiệp, buôn bán trao đổi

Cùng với cả nhân dân miền Bắc, từ những năm 1960, trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung và huyện Anh Sơn nói riêng, hệ thống các hợp tác xã mua bán, cửa hàng thương nghiệp quốc doanh, mậu dịch quốc doanh lần lượt được ra đời, đảm bảo cung cấp phần lớn các loại hàng hóa, nhu yếu phẩm cho nhân dân trong vùng. Một trong những nhiệm vụ quan trọng khác của hệ thống các hợp tác xã mua bán, mậu dịch quốc doanh, công ty vật tư là cung cấp vật tư kỹ thuật cho các ngành công nghiệp. Hệ thống các cửa hàng mua bán của các HTX và Mậu dịch quốc doanh ra đời thúc đẩy kinh tế phát triển, góp phần ổn định đời sống cho đông đảo nhân dân, cán bộ công nhân viên chức nhà nước, bộ đội, công an,… trên địa bàn huyện.

Các HTX mua bán hoạt động một cách hiệu quả, thu mua các sản phẩm nông ngiệp, như lương thực, vừng, lạc, ớt cay, đậu đỗ các loại, cung cấp vải vóc, dầu thắp sáng, cày cuốc, kim khâu, giấy mực... Vượt qua những khó khăn bước đầu về nguồn hàng cung cấp cho các cửa hàng do nền kinh tế thiếu

thốn trong chiến tranh, cán bộ nhân viên các hợp tác xã mua bán thương nghiệp, vật tư, lương thực, thực phẩm của huyện Anh Sơn đoàn kết vượt qua khó khăn chủ động khai thác nguồn hàng và phân phối đến tận từng cán bộ công nhân viên chức được hưởng chế độ tem phiếu theo quy định của nhà nước cũng nhu các xã viên trong các HTX nông nghiệp theo quy định.

Bên cạnh các HTX mua bán, hệ thống các chợ ở làng xã vẫn hoạt động độc lập vừa đáp ứng một phần nhu cầu của nền kinh tế, lại phù với văn hóa vốn có từ lâu của nền kinh tế nông nghiệp tiểu nông đã ăn sâu vào thói quen của con người Anh Sơn cũng như nông dân ở khắp các làng xã trên cả nước.

Một thực tế lịch sử là cán bộ, công nhân viên chức nhà nước, bộ đội, công an,... được hưởng chế độ tem phiếu, hàng tháng, hàng quý đến cửa hàng thực phẩm, cửa hàng lương thực huyện, cửa hàng bách hóa để mua các chế độ phân phối theo quy định nhà nước. Xã viên HTX mua các loại hàng hóa ở cửa hàng mua bán, cửa hàng cung tiêu. Tuy nhiên, cả hai hình thức phân phối này đều không đáp ứng được nhu cầu hàng hóa phục vụ tiêu dùng của nhân dân. Do đó, trên địa bàn huyện Anh Sơn cả một hệ thống chợ làng xã và chợ huyện tiếp tục được duy trì. Ngay cả trong những năm tháng chiến tranh phá hoại ác liệt, việc họp chợ thường được duy trì vào lúc mờ sáng hay chập tối, số người đi chợ vẫn không giảm. Xã viên HTX nhất là những người không vào HTX đem nông sản phẩm đến chợ bán để mua các thứ hàng hóa, vật dụng cần thiết. Hệ thống chợ làng xã và chợ huyện ở Anh Sơn góp phần không nhỏ trong việc đáp ứng kịp thời các nhu cầu mua sắm của nhân dân, nhất là dịp những ngày tết cổ truyền. Có một thực tế khá độc đáo là ở những bản làng của người Thái trên địa bàn huyện và một số xã nằm bên kia bờ sông Lam, cho đến năm 1974 - 1975 hình thức hàng đổi hàng vẫn tồn tại trong hoạt động trao đổi hàng hóa. Một số người ở Diễn Châu, Nghi Lộc, Yên Thành,... đưa hàng hóa như: Dầu, muối, nước mắm, ruốc, giấy viết, quần áo, dao rựa,... theo

đường sông hoặc bằng xe đạp thồ, gồng gánh vào tận các bản làng của người Thái và các xã vùng sâu để trao đổi, buôn bán.

* Tiểu kết chương 1

Từng là phủ Anh Đô trong một thời gian dài nhưng kinh tế ở vùng đất Anh Sơn trước cách mạng Tháng Tám năm 1945 vẫn chủ yếu là kinh tế thuần nông mang tính tự cung tự cấp. Từ năm 1945 đến 1954, do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan bức tranh kinh tế ở vùng đất Anh Sơn chưa có nhiều thay đổi so với trước. Những thay đổi về kinh tế chỉ được bắt đầu sau cải cách ruộng đất và phong trào xây dựng hợp tác xã nông nghiệp từ năm 1956 đến năm 1962. Trước khi huyện Anh Sơn chia tách thành hai huyện là Anh Sơn và Đô Lương, kinh tế ở vùng đất Anh Sơn đã có những chuyển biến đáng kể, trong đó nổi bật nhất là sự thay thế phương thức sản xuất mang tính tự cung, tự cấp truyền thống bằng quan hệ sản xuất mới, lấy kinh tế tập thể làm trung tâm. Sự hiện diện của các HTX nông nghiệp, HTX mua bán, HTX tín dụng, cửa hàng bách hóa, cửa hàng lương thực, cửa hàng thực phẩm,... làm cho diện mạo kinh tế trên vùng đất Anh Sơn đổi khác.

Từ năm 1963 đến năm 1975, trong điều kiện chiến tranh ác liệt (1964 - 1972), hay khi chiến tranh kết thúc trên bầu trời miền Bắc, Đảng bộ và nhân dân Anh Sơn vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, vừa sản xuất vừa chiến đấu, xây dựng, phát triển quê hương, tích cực chi viện cho chiến trường miền Nam, làm nghĩa vụ quốc tế với cách mạng Lào và Campuchia. Kinh tế Anh Sơn tiếp tục duy trì và phát triển, quan hệ sản xuất mới không ngừng được củng cố, vai trò làm chủ tập thể của xã viên được phát huy cao độ và chính là một trong những nguyên nhân mang tính quyết định, đảm bảo cho sự phát triển của kinh tế nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp.

Tuy nhiên, đến cuối năm 1974, đầu năm 1975, kinh tế tập thể, nhất là kinh tế HTX nông nghiệp bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu về sự bất cập giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. Hiện tượng: "Cha chung không

ai khóc", "sáng vác cuốc đi, trưa vác về" để lấy công điểm, đợi đến mùa ăn chia của xã viên HTX ngày càng phổ biến. Nhưng trong điều kiện lịch sử lúc bấy giờ, cấp ủy và chính quyền địa phương đã có nhiều chủ trương, biện pháp nhằm động viên bà con xã viên, tiếp tục phát huy quyền làm chủ tập thể, đẩy mạnh sản xuất. Kinh tế HTX đóng vai trò chủ đạo trong đời sống của người dân.

Chương 2

KINH TẾ HUYỆN ANH SƠN TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 1985 2.1. Bối cảnh chung sau ngày đất nước thống nhất

2.1.1. Thuận lợi và khó khăn

Đầu năm 1975, quân và dân miền Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã tranh thủ thời cơ và điều kiện thuận lợi mở các cuộc tổng tiến công, nổi dậy, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta toàn thắng, mở ra trang sử mới cho lịch sử đất nước, cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, theo con đường mà Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IV đã vạch ra.

Thực hiện nghị quyết số 245 ngày 20/9/1975 của Bộ Chính trị về việc bỏ cấp khu tự trị và hợp nhất một số tỉnh, ngày 27/12/1975, tại kỳ họp thứ 2 quốc hội khóa V quyết định bỏ cấp khu trong hệ thống các đơn vị hành chính của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và hợp nhất một số tỉnh; trong đó tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh cũng được hợp nhất thành tỉnh Nghệ Tĩnh, gồm 27 huyện, thành, thị. Anh Sơn cũng là một trong 27 huyện của tỉnh Nghệ Tĩnh.

Anh Sơn có nhiều tiềm năng tự nhiên, lao động xã hội để phát triển kinh tế nông nghiệp toàn diện. Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước mặc dù chiến tranh gian khổ, ác liệt song nhân dân Anh Sơn vẫn không ngừng đẩy mạnh phát triển kinh tế, xây dựng được một số công trình thủy lợi, công trình phúc lợi, quy hoạch được các vùng kinh tế, có phương hướng phát triển kinh tế thích hợp, tạo được nhiều giống lúa, giống cây, con có chất lượng cao.

Đảng bộ và nhân dân Anh Sơn một lòng cố gắng quyết tâm xây dựng quê hương giàu đẹp xứng đáng với tiềm năng của vùng và niềm mơ ước, hy vọng của đại bộ phận nhân dân. Đồng bào người Thái, người Kinh một lòng đoàn kết sáng tạo, cần cù lao động, từng bước khắc phục khó khăn, hoàn thiện nền kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp truyền thống, tiến lên xây dựng

và mở rộng quy mô của một số ngành thủ công nghiệp tăng sức sống cho nền kinh tế.

Những thành tựu Anh Sơn đạt được trong thời kỳ cách mạng khó khăn, đầy gian khó trước đó, là niềm tin, sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện dẫn dắt nhân dân Anh Sơn đi lên là niềm hi vọng để nhân dân Anh Sơn cùng Nghệ Tĩnh và cả dân tộc bước vào giai đoạn mới, hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng nền kinh tế cùng cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội đúng như đường lối phát triển kinh tế và xây dựng đất nước của Đảng đã đề ra.

Tuy nhiên, bước vào giai đoạn cách mạng mới, Anh Sơn cũng gặp không ít khó khăn, thử thách. Khó khăn đầu tiên là phải bắt tay vào xây dựng, tu sửa lại hệ thống đường giao thông và các công trình điện, thủy lợi phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân. Hệ thống trường học, bệnh viện, bệnh xá, trụ sở làm việc của Đảng ủy, HĐND, UBND đều đang trong tình trạng xuống cấp, dột nát, cần sửa chữa, xây dựng mới. Một khó khăn lớn khác là thiếu đội ngũ cán bộ từ huyện đến xã đủ năng lực và trình độ tổ chức, quản lý, điều hành kinh tế,v.v...

Kinh tế Anh Sơn tuy có được một số thành tựu đáng kể, nhưng nhìn chung vẫn nằm trong tình trạng phân tán, nhỏ lẻ, rời rạc, thiếu tính bền vững,... Đó là chưa tính đến những yếu kém trong quản lý điều hành sản xuất ở các HTX và những biến đổi thất thường của điều kiện khí hậu thời tiết. Khó khăn không phải là ít, nhưng với truyền thống đoàn kết, tinh thần lao động cần cù, dám chịu khổ, chịu khó để vươn lên, cán bộ và nhân dân Anh Sơn quyết tâm đẩy mạnh phát triển kinh tế, ngay sau khi đất nước thống nhất, cả nước đi lên CNXH.

2.1.2. Chủ trương phát triển kinh tế của Đảng

Xuất phát từ tình hình thực tiễn đất nước sau chiến tranh, tại Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IV (12/1976), Đảng ta xác định phương

triển công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp,…

Nhằm giải quyết những yêu cầu cấp thiết phát triển kinh tế xã hội đặt ra cho Đảng bộ và nhân dân Anh Sơn trong giai đoạn mới (1975 - 1985), từ ngày 13 đến ngày 16/5/1976, Đảng bộ Anh Sơn tiến hành đại hội Đảng bộ lần thứ IX, với sự tham gia của 115 đại biểu. Trong nội dung của Đại hội, nhiều vấn đề cấp thiết hiện tại được đề ra thảo luận, giải quyết, đồng thời vạch ra phương hướng, nhiệm vụ cho cán bộ Đảng viên và nhân dân Anh Sơn trong nhiệm kỳ tiếp theo. Nghị quyết đại hội xác định một trong những nhiệm vụ

trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân trong những năm tiếp theo là:" tập trung

đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, tăng cường xây dựng, sửa chữa mở rộng các tuyến đường giao thông huyết mạch nối trung tâm huyện với các xã, đường liên xã, liên thôn, sửa chữa xây dựng mới hệ thống kênh mương, đẩy mạnh khai hoang, phục hóa để mở rộng diện tích trồng lúa, hoa màu, đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng vật nuôi, mở rộng diện tích lúa xuân v.v",… [19,55-58]

Trong giai đoạn 1977 - 1985, Đảng bộ và nhân dân Anh Sơn lần lượt trải qua 3 kỳ Đại hội X, XI, XII hoàn thiện nội dung, tổ chức và chương trình phát triển kinh tế trong huyện. Ngoài phần bầu cử Ban chấp hành, nội dung

chủ yếu của các kỳ Đại hội là: Thảo luận và quyết định các chủ trương, biện

pháp khắc phục những khó khăn, ách tắc trong cơ chế, hành chính tập trung, bao cấp và sự biến động về giá, lương, tiền, ra sức củng cố, tăng cường hợp tác xã nông nghiệp, điều chỉnh quy mô hợp tác xã, bước đầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế bằng việc thực hiện chỉ thị 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động. Mục tiêu cơ bản của giai đoạn này là phấn đấu đảm bảo tự cân đối lương thực, thực phẩm tại chỗ, cơ bản xóa bỏ nạn đói giáp hạt hàng năm, chặn đứng nạn phá rừng làm rẫy,…[19; 57-58]

Từ năm 1975 - 1985, Đảng bộ và nhân dân huyện Anh Sơn trải qua 4 nhiệm kỳ xây dựng và phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, toàn bộ, cán bộ Đảng viên và toàn quân, toàn dân nỗ lực khắc phục khó khăn, thử thách, hàn gắn vết thương chiến tranh, giành được nhiều thành tựu quan trọng về mọi mặt kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh cũng như công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị. Trong đó đáng chú ý là những thành tựu đạt được trong lĩnh vực kinh tế làm thay đổi đời sống kinh tế, thúc đẩy các lĩnh vực khác trong đời sống chính trị xã hội cũng đi lên.

2.2. Những thành tựu và hạn chế trong xây dựng và phát triển kinh tế ở Anh Sơn (1975 - 1985) Anh Sơn (1975 - 1985)

2.2.1. Thành tựu

Bước vào giai đoạn đầu tiên khôi phục kinh tế, phát triển xã hội, cùng cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhân dân Anh Sơn đã nỗ lực hết mình cùng với chính quyền xã, huyện hoàn thành những mục tiêu kinh tế đặt ra. Trên tất cả các mặt của nền kinh tế, đều xuất hiện hơi thở của đổi mới, sự hăng say lao động để bù đắp và khắc phục hậu quả yếu kém của nền kinh tế sau một thời gian dài bị chiến tranh tàn phá.

2.2.1.1. Nông nghiệp

Trồng trọt và chăn nuôi vẫn là thế mạnh nông nghiệp và nguồn lợi chính của huyện, so với giai đoạn trước, từ 1975 - 1985, trong trồng trọt nhiều cây giống với năng suất cao, chất lượng tốt đã được đưa vào canh tác trên diện rộng. các tập tục chăn thả gia súc, gia cầm đã có nhiều tiến bộ mới phù hợp với điều kiện sinh hoạt và hợp vệ sinh môi trường.

Mặc dù nằm trong địa hình đồi núi, trung du và kế tiếp đồng bằng bị chia cắt, ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết tiêu cực, hàng năm Anh Sơn cũng bị thiên tai, hạn hán gay gắt hoặc bão lụt lớn (như cơn bão số 8, số 9 năm 1978, bão số 6 năm 1980, bão số 7 năm 1982..) nhờ sự chuẩn bị phòng

chống, và sáng tạo, sản xuất nông nghiệp ở Anh Sơn vẫn gặt hái được nhiều kết quả khả quan.

Công tác thủy lợi được quan tâm đầu tiên nhằm phục vụ cho sản xuất kinh tế nông nghệp, hòa nhịp với cao trào làm thủy lợi trong toàn tỉnh, trong năm 1976 Anh Sơn huy động hàng ngàn lao động tham gia trên các công trường thủy lợi của tỉnh như: Vách Bắc (Yên Thành, Diễn Châu), Hồ Kẻ Gỗ (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), Cống Hiệp Hòa (Đô Lương).. Với đặc điểm địa hình Anh Sơn là nhiều đồi núi, nhiều khe suối, được sự hỗ trợ đầu tư kinh phí của nhà nước, bằng sức lực, lòng nhiệt tình của người dân, nhiều phong trào làm thủy lợi đắp hồ đập, ngăn suối, tích nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nước cho sinh hoạt của con người, góp phần giữ cho môi trường trong lành được triển khai ngay trong những năm 1976 -1979 và đẩy mạnh vào những năm đầu của thập kỷ 80.

Bên cạnh việc phát triển hệ thống thủy lợi, công tác “Khai hoang, phục

hóa” cũng được Anh Sơn quan tâm. Với phương châm “Khai hoang đến đâu,

sản xuất thâm canh trồng màu đến đó” qua đó góp phần làm tăng diện tích và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa vụ đông thành vụ chính, bước đầu sản xuất vụ thu, mở ra một tiềm năng mới, triển vọng mới. Điều đáng nghi nhận là

Đảng bộ đã mạnh dạn phát động quần chúng dẫy lên phong trào “sản xuất tự

Một phần của tài liệu Kinh tế huyện anh sơn từ năm 1963 đến năm 2013 (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w