Chủ trương đổi mới xây dựng phát triển đất nước của Đảng

Một phần của tài liệu Kinh tế huyện anh sơn từ năm 1963 đến năm 2013 (Trang 80)

7. Bố cục của luận văn

3.2. Chủ trương đổi mới xây dựng phát triển đất nước của Đảng

Trong tình thế đất nước lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng, bị cô lập với khu vực và thế giới, nhận thức rõ những đòi hỏi cấp thiết của cách mạng Việt Nam, từ ngày 15 - 18/12/1986, Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI của Đảng được tiến hành tại thủ đô Hà Nội. Trong đại hội này với tư duy và bản lĩnh mới "nhìn thẳng vào sự thật", Đảng ta đánh giá một cách khách quan, toàn diện những thành tựu và hạn chế trong 10 năm đầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (1975 - 1985). Đại hội quyết định xóa

bỏ cơ chế quản lý hành chính quan liêu bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường, thừa nhận nhiều thành phần kinh tế.

Đại hội toàn quốc lần thứ VI khẳng định: Tiếp tục thực hiện thành công hai nhiệm vụ chiến lược mà đại hội IV, đại hội V đề ra. Xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam XHCN. Đại hội VI khẳng định

"Đảng phải đổi mới về nhiều mặt, đổi mới tư duy trước hết là tư duy kinh tế, đổi mới tổ chức, đổi mới đội ngũ cán bộ, đổi mới phong cách lãnh đạo và phương thức công tác...". Về kinh tế phải tập trung sức người, sức của vào việc thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn: Lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

Đại hội thay đổi đường lối đối ngoại, với phương châm Việt Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước trên cơ sở hợp tác hai bên cùng có lợi, tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI là Đại hội mở đường cho công cuộc đổi mới đất nước, từng bước hội nhập vào khu vực và thế giới.

Triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng bộ huyện đã đề ra phương hướng mục tiêu giải pháp lãnh đạo nhân dân tiến hành công cuộc đổi mới, huyện chủ trương xoá bỏ cơ chế quan liêu bao cấp. Khuyến khích phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp. Đưa kinh tế nông nghiệp lên mặt trận hàng đầu, quan tâm hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế thông qua các dự án,...

Theo chỉ đạo của Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh, Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ huyện Anh Sơn đã cử các cán bộ thuộc các phòng, ban, ngành ở cấp huyện về trực tiếp các xã, chỉ đạo, rà soát lại các mục tiêu kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng,... mà Đại hội Đảng bộ xã đề ra, chỉnh sửa, bổ sung nhiều vấn đề quan trọng cho phù hợp với nghị quyết của Đại hội VI và nghị quyết của Đại hội Tỉnh Đảng bộ Nghệ Tĩnh đề ra. Trong đó nhấn

mạnh việc chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ hành chính quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, động viên, khuyến khích mọi người, mọi nhà, mọi làng xã đầu tư khai thác tiềm năng đất đai, nguồn lực lao động, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng và vật nuôi, phát triển mạnh kinh tế hộ gia đình,...

Để thúc đẩy kinh tế phát triển, huyện chỉ đạo các xã xóa bỏ toàn bộ việc ngăn sông, cấm chợ, tuyên truyền, vận động nhân dân sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, buôn bán trao đổi,... Căn cứ vào tình hình thực tiễn địa phương, Huyện ủy chỉ đạo nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của Đảng bộ Anh Sơn là tạo bước đột phá về kinh tế, trong đó tập trung xây dựng mô hình kinh tế nông - lâm - ngư kết hợp, tạo mọi điều kiện khai thác nguồn lực đất đai, tài nguyên rừng, đồng thời đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, nhất là hỗ trợ các ngành nghề thủ công truyền thống phát triển, giải quyết công ăn, việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Nghị quyết

Đại hội Đảng bộ huyện Anh Sơn lần thứ XIII đề ra phương hướng: “Tập

trung khai thác 3 thế mạnh vùng kinh tế bằng việc hình thành cơ cấu kinh tế Nông - Lâm - Tiểu thủ công nghiệp; thực hiện hoạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa để khơi dậy và phát huy năng lực tại chỗ về lao động, đất đai, cơ sở vật chất, kỷ thuật nhằm đem lại năng suất, chất lượng và hiệu quả có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế, ổn định và cải thiện một phần đời sống cho nhân dân, đưa nền kinh tế tự cung, tự cấp lên có một số sản phẩm hàng hóa, làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước..”[19; 75-76]

Đại hội quyết nghị các chỉ tiêu phấn đấu: Tổng sản lượng lương thực 26.000 tấn năm 1986 lên 31.000 năm 1990; Tổng giá trị đạt 230 triệu năm 1986 lên 300 triệu năm 1990; Phấn đấu năm 1986 đạt 14 triệu đồng giá trị xuất khẩu lên 28 triệu đồng năm 1990; Phấn đấu đến năm 1990 có 26.500 con trâu bò; Tổng đàn lợn 26.000 con năm 1986 lên 31.000 con năm 1990; chỉ

tiêu trồng rừng đạt 1000 ha năm 1990; Gửi tiền tiết kiệm đạt 14 triệu đồng năm 1986 lên 40 triệu đồng năm 1990. [19; 96-99]

Một phần của tài liệu Kinh tế huyện anh sơn từ năm 1963 đến năm 2013 (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w