Nông nghiệp

Một phần của tài liệu Kinh tế huyện anh sơn từ năm 1963 đến năm 2013 (Trang 42)

7. Bố cục của luận văn

1.2.2.1. Nông nghiệp

Sản xuất trong điều kiện, vừa có hòa bình, vừa phải chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Bên cạnh đó hạn hán, sâu bệnh phá hoại cả cây lương thực và hoa màu, nhưng nhờ có chủ trương đúng, biện pháp đồng bộ nên huyện đã đạt kết quả đáng khích lệ: Diện tích gieo trồng 11.679 ha năm 1963 đã tăng lên 12.716 ha năm 1965, đời sống nhân dân dần ổn định phát triển, yên tâm canh tác sản xuất.

Trong chỉ đạo sản xuất Huyện khoanh vùng, định rõ loại cây trồng, vận động nhân dân tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất và chăn nuôi: Các loại giống địa phương chống chịu sâu bệnh như: Ré quảng, Chiêm ba lá ở vụ chiêm; Lúa mùa có các giống 813, 828, Mùa kẻ

chai, Dự hương, Nếp rồng, Nếp bù và giống lúa “3 tháng” nơi có ruộng sâu thường ngập lụt, úa lốc nơi có đất vệ, ven đồi.

Giống Ngô dùng 3 loại: Ngô sò, Ngô trắng, Ngô đỏ. Giống khoai: Chỉ trồng giống Gơ củ, không lấy giống vụ trước trồng cho vụ sau

Hầu hết các hợp tác xã đều có nương mạ, ruộng giống. Lúa, Lạc khi ra

giống đều xử lý qua lò thúc mầm 540C. Các biện pháp kỹ thuật: Nước, phân,

chăm bón đúng thời vụ được chỉ đạo, hướng dẫn đến từng xã viên các hợp tác xã. Nhờ đó năng suất các loại cây trồng không ngừng tăng so với giai đoạn trước đó, nhận thức của bà con dân tộc người Thái cũng thay đổi, hình thức kinh tế du canh du cư một phần được hạn chế, thay vào đó là những hoạt động thâm canh trên những diện tích canh tác nhất định.

Năng suất Lúa cả năm từ 1.616 kg/ha, năm 1964 tăng lên 1.753 kg/ha năm 1965, tăng 9,5%. Khoai vụ 2 từ: 6,2 tấn/ha năm 1964 tăng lên 6,4 tấn /ha năm 1965 tăng 3,2%. Ngô: từ 2.170 kg/ha năm 1964 tăng lên 2.449 kg/ha năm 1965. Điển hình như hợp tác xã Kim Hùng xã Phúc Sơn đạt năng suất 3,6 tấn/ha dẫn đầu về năng suất toàn Miền Bắc. Tỷ trọng cây Công nghiệp được điều chỉnh từ 14,1% năm 1964 tăng lên 14,5% năm 1965. Tổng sản lượng lương thực từ 13.766 tấn năm 1963 tăng lên 19.115,6 tấn năm 1965.

[19; 11] Đây là những con số ấn tượng cho thấy sự chuyển mình bước đầu của nền kinh tế tiểu nông của huyện Anh Sơn trước đường lối, chủ trương phát triển phù hợp với điều kiện của vùng.

Chăn nuôi đã được xem là một trong những ngành chính vừa cung cấp thực phẩm, vừa phục vụ thâm canh trong trồng trọt. Được hướng dẫn về kỹ thuật của phòng nông nghiệp huyện, xã viên các hợp tác xã đầu tư xây dựng trên 4.000 chuồng Lợn 2 cấp, vệ sinh chăn nuôi được đảm bảo, tập quán nuôi lợn thả rông được được khắc phục, môi trường thôn xóm được giữ trong lành. Điểm nổi bật trong những năm 1963 và 1965 là Anh Sơn đã chủ động vươn lên, sản xuất được con giống cung cấp cho xã viên. Huyện đưa đàn nái từ 10

hộ/con năm 1963 lên 3,2 hộ con năm 1965, đưa đàn lợn thương phẩm từ 16.217 con năm 1964 lên 22.074 con năm 1965. Trong 2 năm 1964-1965 đã làm nghĩa vụ thực phẩm 304 tấn thịt lợn. Điển hình trong chăn nuôi lợn có hợp tác xã Vĩnh Hòa. Đàn trâu, bò: Sau công hữu hóa, tổng đàn trâu bò được tăng lên, nhờ chính sách chăn nuôi điều chỉnh, khuyến khích xã viên phát triển chăn nuôi, nhờ đó đàn trâu bò tăng từ 9.940 con năm 1963 lên 11.000 con năm 1965.[19; 12-14]. Thành tựu nổi bật ở Anh Sơn lúc này là đến cuối năm 1964, đầu năm 1965 trên 90% hộ nông dân vào làm ăn tập thể, trong đó có trên 85% hộ gia đình người Thái cũng tham gia vào các HTX nông nghiệp. Phương thức sản xuất cũ mang tính tự cung, tự cấp đã bị xóa bỏ, hình thức sản xuất tập thể dưới sự điều hành trực tiếp của đội sản xuất và các hợp tác xã mang tính phổ biến. Trâu, bò, nông cụ do xã viên HTX quản lý nhưng là tài sản chung của xã. Sân kho HTX được hình thành ở các đội sản xuất. Lúa, ngô, khoai, sắn,... được xã viên đưa về sân kho HTX, sau đó Ban đội sẽ đem chia cho các hộ nông dân. Bình quân mỗi lao động A mỗi năm có từ 250 - 280 ngày công, mỗi ngày công bình quân từ 0,65 - 0,75kg thóc, tức là mỗi lao động A có thu nhập khoảng 175 - 200kg thóc/năm. Lao động B có khoảng 200 - 220 ngày công, tức là thu nhập bình quân từ 150 - 160kg/năm. Tuy nhiên, do sản lượng lúa không đủ nên các HTX thường đem cả khoai, ngô để tính thay thóc theo phương thức: 3,5kg khoai = 1kg thóc, 2kg ngô = 1kg thóc. Trâu, bò không còn là tài sản của nông dân mà là tài sản chung của tập thể giao cho các hộ gia đình xã viên chăn nuôi, mỗi năm HTX sẽ trả công chăn nuôi trâu, bò cho các hộ xã viên. Việc huy động trâu, bò cày kéo do Ban đội.

Riêng chăn nuôi lợn, mỗi lao động, hàng năm phải làm nghĩa vụ thuế lợn hơi cho nhà nước. Bình quân mỗi lao động phải nộp từ 15 - 20kg lợn hơi, có những gia đình có 3, 4 lao động, mỗi năm phải làm nghĩa vụ cho nhà nước từ 60 - 80kg lợn hơi. Do giống lợn cỏ, chăn nuôi theo phương thức truyền thống nên mỗi con lợn chỉ có trọng lượng khoảng 35 - 40kg, do đó có nhiều

hộ gia đình mỗi năm phải nhập 02 con lợn mới hoàn thành nghĩa vụ thuế lợn hơi cho nhà nước. Sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế lợn hơi, nếu hộ gia đình xã viên còn có lợn béo, sẽ được Ban đội và HTX cho phép giết thịt để bán trên thị trường. Theo số liệu của Đảng ủy các xã: Lĩnh sơn, Cao Sơn, Lạng Sơn, Tào Sơn, Khai Sơn, Long Sơn, Hội Sơn, Phúc Sơn, Vĩnh Sơn, Đức Sơn, Tường Sơn, Thạch Sơn, Cẩm Sơn, Đỉnh Sơn, Tam Sơn thì trong hai năm 1964 - 1965, có từ 80 - 90% số hộ xã viên hoàn thành nghĩa vụ lợn hơi đối với nhà nước.

Trong sản xuất Nông nghiệp, thực hiện khẩu hiệu “Bỏ cày Chìa vôi,

lên ngôi cày 51”. Trong sản xuất năm 1964 cày chìa vôi được thay thế bằng cày 51, mua sắm 4.300 xe 2 bánh, trong đó gần 2.000 xe Kiến an, góp phần quan trọng giải phóng đôi vai cho người lao động.[19; 14-16]

Đến năm 1968, toàn huyện thu hút 96% số hộ nông dân vào xây dựng hợp tác xã, trong đó có 100% hộ đồng bào dân tộc, 85% hộ đồng bào giáo dân. Quy mô ngày một mở rộng để ổn định kinh doanh, từ 103 hợp tác xã năm 1966, được quy mô lại 73 hợp tác xã bậc cao, năm 1968, gồm 66 hợp tác xã có quy mô canh tác từ 25 - 150 ha, 4 hợp tác xã có quy mô canh tác từ 150 đến 200 ha, 2 hợp tác xã có quy mô canh tác từ 201 đến 250 ha và 1 hợp tác xã có quy mô canh tác trên 300 ha (xã Vĩnh Sơn). [19; 23] Đội sản xuất cũng được điều chỉnh với trình độ kinh doanh và trình độ quản lý. Toàn huyện bố trí lại 474 đội sản xuất, mỗi đội có từ 31 đến 60 hộ.

Diện tích gieo trồng năm 1968 đạt 10.730 ha, sụt so với năm 1967, nhưng nhờ kỹ thuật thâm canh, nên năng suất cây trồng tăng, khoai tăng 7%, lạc tăng 30%, tổng sản lượng lúa tăng 239 tấn so với năm 1967.

Năm 1968, phong trào thâm canh của huyện đã xuất hiện 3 hợp tác xã, 6 đội sản xuất đạt 5 tấn /ha. Hợp tác xã Vĩnh Xuân (Đức Sơn) đạt 3 mục tiêu: 5 tấn, 2 con lợn, 1 lao động/ ha gieo trồng. Hợp tác xã Thanh Minh (Đức Sơn)

đạt 2 mục tiêu 5 tấn, 2 con lợn/ ha geo trồng. Hợp tác xã Đức Quang Minh (Vĩnh Sơn) đạt 2 mục tiêu: 5 tấn, 1 lao động/ ha gieo trồng.

Tổng sản lượng lương thực năm 1968 đạt 13.378 tấn. Bằng tinh thần

“Thóc không thiếu một cân” tất cả cho tiền tuyến, ăn no, đánh thắng, nhân dân Anh Sơn đã làm nghĩa vụ nhà nước 6.771 tấn lương thực, 8.191 tấn Nông sản hàng hóa, gồm 129 tấn đay, 2.795 tấn chè xanh, 1.007 tấn lạc và 73 tấn thuốc lá.

Trong 3 năm 1966- 1968, các hợp tác xã trong toàn huyện đã đầu tư tiền vốn và lao động, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ thâm canh gồm 438

kho ngói và sân phơi, 21 lò xử lý giống 540 C, 80 bể giống, 991 kho phân xây.

Riêng về thủy lợi đã đầu tư 955.192 đồng, 717.500 ngày công đào đắp hàng

vạn m3 đất đá, làm mới 71 công trình, đã chủ động đưa nước tưới cho 720 ha

năm 1966 lên 1.712 ha năm 1968, tăng 77%; hoàn thành 30 km đường tả ngạn Sông lam từ Tào Sơn và Thành, Bình, Thọ.[19; 21-25]

Mặc dù chiến tranh ác liệt nhưng quan hệ sản xuất vẫn được giữ vững, quy mô hợp tác xã được mở rộng, 73 hợp tác xã năm 1969 được quy mô lại thành 37 hợp tác xã năm 1971, trong đó có 9 hợp tác xã quy mô toàn xã. Công tác quản lý hầu hết các hợp tác xã đi vào thực hiện chế độ 3 khoán vững chắc, các định mức lao động, xếp bậc công việc được quần chúng xã viên dân chủ xây dựng, thực sự tăng cường được chế độ làm chủ tập thể của xã viên.

Về trồng trọt: Diện tích gieo trồng từ 9.060,3 ha năm 1969 lên 9.627,7 ha năm 1972, trong đó diện tích cây lương thực từ 7.751,7 ha năm 1969 lên 8.579,8 ha năm 1972. Tổng sản lượng lương thực đạt 14,574 tấn, mỗi lao động làm ra 760 kg lương thực năm 1971 lên 767 kg lương thực năm 1972. Huyện làm nghĩa vụ lương thực 2.600 tấn.[19; 27-29]

Chăn nuôi: Đàn trâu bò tăng, đàn lợn giữ được ổn định. Điểm nỗi bật là trong những năm 1969 - 1972 Anh Sơn xây dựng thành công Trại lợn quốc doanh huyện, có hệ thống chuồng trại tốt, hứa hẹn kinh doanh phát triển.

Chăn nuôi cả 2 hình thức tập thể và hộ xã viên đang từng bước đi lên góp phần vào thâm canh tăng sức kéo, làm nghĩa vụ thực phẩm, cải thiện đời sống nhân dân.

Trong 3 năm 1973 - 1975 nhân dân Anh Sơn đã bỏ ra 14 triệu ngày công di chuyển 7.000 hộ dân từ vùng thấp lên Đồi xây dựng làng mới. Các hộ dân chuyển lên Đồi ở cao ráo, thực sự mát mẻ về mùa Hè, ấm áp về mùa Đông. Chuyển được 450 ha đất thổ cư thành đất canh tác, 500 ha đất đồi thành đất vườn ở mới, bằng việc chuyển dân lên Đồi, huyện đã điều chỉnh được 13.000 lao động, 36.000 nhân khẩu, bước đầu chỉnh lại được mật độ dân cư trong toàn huyện.

Công cuộc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội là công việc quan trọng, có ý nghĩa lâu dài. Cơ sở vật chất kỷ thuật cũng là điều kiện đảm bảo chắc chắn cho cũng cố quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa. Bằng sự cần cù lao động, một nắng hai sương, chịu đựng thiếu thốn bỏ ra hàng chục triệu ngày công, đào đắp hàng chục vạn khối đất đa. Hình thành được hệ thống thuỷ lợi với 33 con đập lớn, nhỏ, 3 trạm bơm với trữ lượng

nước 9 triệu m3, chủ động tưới nước cho gần 3.000 ha đất cach tác.[19; 33-36]

Đi đôi với việc giữ nước, các cơ sở kỹ thuật phục vụ cho trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề cũng tích cực được xây dựng như: Trại lợn quốc doanh, xí nghiệp gạch ngói, hệ thống lò vôi..

Tuyến đường giao thông Tân Kỳ - Cao Lĩnh, Phúc Sơn - Cao Vều, Cẩm Sơn - Môn Sơn Lục Dạ được xây dựng đưa vào sử dụng góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế, giao thương đi lại và quốc phòng an ninh.

Sau khi hiệp định Paris được ký kết (27/1/1973), Nghệ An nói chung, Anh Sơn nói riêng bắt tay vào khôi phục hậu quả chiến tranh phá hoại của Mỹ, Ngụy, đẩy mạnh sản xuất nhằm từng bước ổn định đời sống kinh tế vật chất và tinh thần cho nhân dân. Là một trong những địa bàn phải gánh chịu nhiều hậu quả của chiến tranh phá hoại, Đảng bộ và nhân dân Anh Sơn đứng

trước muôn vàn khó khăn, thử thách. Trong đó, có gần 1/4 diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện ngổn ngang hố đạn, bom các loại, dưới lòng đất còn nhiều bom từ trường, bom bi, bom nổ chậm, đạn pháo chưa nổ. Hệ thống đê điều, đập thủy lợi, đường giao thông liên huyện, liên xã, bị bom đạn cày nát cần phải sửa chữa, xây dựng lại. Khó khăn tiếp theo là trong suốt 2 năm 1972 - 1973, trên địa bàn Nghệ An thời tiết khí hậu diễn biến thất thường, hạn hán, bão lũ liên tục diễn ra gây không ít khó khăn cho phát triển kinh tế trên địa bàn toàn tỉnh nói chung cũng như ở Anh Sơn nói riêng.

Tại Đại hội lần thứ VIII của Đảng bộ huyện cũng tiếp tục xác định

phương hướng: “Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy cao độ quyền làm

chủ tập thể của nhân dân lao động, tiến hành đồng thời 3 cuộc cách mạng: cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỷ thuật và cách mạng tư tưởng văn hóa trong đó xác định cách mạng khoa học kỷ thuật là then chốt, thi đua lao động sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, phấn đấu tăng nhanh tổng sản phẩm, giải quyết lương thực, thực phẩm phát triển chăn nuôi và khai thác tài nguyên rừng một cách hợp lý”.

Nhờ thực hiện những chủ trương đó nên diện tích gieo trồng thực hiện 9.736,6 ha năm 1973 lên 11.595,2 ha năm 1975.[19; 40-41] Tinh thần lao động sáng tạo của cán bộ, Đảng viên ở tất cả các xã là nguyên nhân cơ bản để đến cuối năm 1974, đầu năm 1975, tổng sản lượng lương thực của huyện đã đạt và vượt mức năm 1965. Thu nhập bình quân của xã viên HTX đạt từ 0,65 - 0,75kg thóc/ngày công. Nhiều giống ngô, lúa, lạc, khoai mới được đưa vào trồng ở các xã và cho năng suất cao, mở ra một hướng phát triển mới cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

Phát huy truyền thống yêu nước và cách mạng, trong 2 năm 1974 - 1975, nhân dân Anh Sơn tiếp tục hoàn thành vượt mức nghĩa vụ lương thực, thực phẩm cho nhà nước; góp phần chi viện kịp thời cho chiến trường miền Nam.

Một phần của tài liệu Kinh tế huyện anh sơn từ năm 1963 đến năm 2013 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w