Thương nghiệp và hoạt động buôn bán trao đổi

Một phần của tài liệu Kinh tế huyện anh sơn từ năm 1963 đến năm 2013 (Trang 91)

7. Bố cục của luận văn

3.3.4. Thương nghiệp và hoạt động buôn bán trao đổi

Lưu thông phân phối có nhiều chuyển biến trong phương thức quản lý hàng tiền, thu mua lương thực, gửi tiền tiết kiệm, mua công trái. Điển hình là xã Tường Sơn, Đức Sơn, Tam Sơn, Hùng Sơn, Tào Sơn và Đỉnh Sơn. Đó là những thành tích đáng phấn khởi trong những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới (1986 - 1988) ở Anh Sơn. Tuy nhiên Đảng bộ vẫn chưa đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra. Đối chiếu với tiềm năng kinh tế huyện trung du nền sản xuất vẫn còn trong tình trạng tự cung, tự cấp chưa đạt tới trình độ nền sản xuất hàng hoá, sự kết hợp giữa cơ cấu nền kinh tế Nông - Lâm - Tiểu thủ công nghiệp thiếu vững chắc. Phong trào trên 3 vùng kinh tế chưa đều. Tổng sản lượng lương thực chưa đạt kế hoạch, chưa giải quyết vững chắc đời sống nhân dân. Do đó, đời sống của nhân dân chưa được cải thiện đáng kể. Chất lượng hoạt động văn hoá xã hội còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu xây dựng con người mới.

Bước sang giai đoạn 1991 - 1995, bằng thực tiển của nhiệm kỳ XIV, đại hội Huyện Đảng bộ khoá XV đã đánh giá được những mặt tồn tại, hạn chế

cụ thể là: “Năng lực lãnh đạo còn hạn chế, chưa theo kịp cơ chế kinh tế hiện

nay. Kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh còn những vấn đề cần được xúc tiến. Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, cơ chế thị trường đang là vấn đề cần được nâng cao nhận thức vận dụng để phát triển kinh tế huyện nhà..”[27; 9]

Sau khi đánh giá tình hình hoạt động, đặc biệt là tình hình phát triển

kinh tế trong nhiệm kỳ qua, đại hội đã xác định: Tiếp tục phát huy những

thành tích đạt được, ra sức khắc phục những tồn tại yếu kém, khuyết điểm, làm chuyển biến mạnh mẽ mọi phong trào. Trước hết giữ vững ổn định chính trị, đẩy mạnh sản xuất, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Xây dựng huyện giàu đẹp. Đặc biệt tập trung giải quyết cho kỳ được lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, phát triển lâm

sinh, xây dựng nông thôn mới gắn liền phát triển cơ cấu kinh tế Nông - Lâm - Công nghiệp chế biến là để ổn định kinh tế - xã hội, kiện toàn các xí nghiệp quốc doanh, đổi mới quản lý kinh tế - xã hội, phát triển mở rộng thị trường trong và ngoài huyện. Xây dựng văn hoá mới, cuộc sống mới, con người mới...”

Hoạt động dịch vụ thương mại đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đời sống nhân dân. Các ngành vận tải, bưu điện, ngân hàng, vật tư... đã huy động vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, cung cấp thông tin quan trọng để phát triển kinh tế giao lưu văn hoá. Các điểm tập trung dân cư đã hình thành nên các thị tứ để phát triển dịch vụ buôn bán, như: Dừa, Cây Chanh, Lĩnh Sơn..

Về xây dựng cơ sở hạ tầng: Các ông trình bệnh viện, nhà làm việc cơ quan, một số trường học đã làm nhà cao tầng. Nhiều công trình thuỷ lợi được xây dựng và duy tu, bảo dưỡng. Giao thông nông thôn được bê tông hoá và xi măng hoá, được mở rộng thêm nên góp phần đi lại thuận tiện hơn.

Một phần của tài liệu Kinh tế huyện anh sơn từ năm 1963 đến năm 2013 (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w