Thanh lý hợp đồng kinh tế

Một phần của tài liệu Quản lý đấu thầu và hợp đồng xây dựng các công trình sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Trang 44)

Thanh lý hợp đồng kinh tế là hành vi của các chủ thể hợp đồng kinh tế nhằm kết thúc mối quan hệ hợp đồng đó. Để đạt được mục đích chấm dứt mối quan hệ hợp đồng, trong quá trình thanh lý hợp đồng kinh tế các bên phải gặp nhau để giải quyết những tồn đọng, đánh giá những kết quả đã đạt được và chưa đạt được để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên. Thanh lý hợp đồng vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của các bên, nó có thể xảy ra trong các trường hợp sau:

- Hợp đồng đã thực hiện xong.

- Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng đã hết và không có sự thỏa thuận kéo dài thời hạn đó.

- Hợp đồng kinh tế bị đình chỉ hoặc hủy bỏ

- Hợp đồng kinh tế không được tiếp tục thực hiện khi thay đổi chủ thể mà không có sự chuyển giao nghĩa vụ thực hiện hợp đồng cho chủ thể mới.

- Doanh nghiệp là chủ thể hợp đồng kinh tế bị giải thể.

Việc thanh lý hợp đồng kinh tế phải được thể hiện bằng văn bản và phải bao gồm những nội dung sau:

- Xác định rõ mức độ thực hiện nội dung công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng của các bên, từ đó xác định nghĩa vụ của các bên sau khi thanh lý hợp đồng.

- Xác định các khoản thuộc trách nhiệm tài sản, hậu quả pháp lý của các bên trong quan hệ hợp đồng (nếu có) do phải thanh lý trước khi hợp đồng kinh tế hết hiệu lực.

Kể từ thời điểm các bên ký vào biên bản thanh lý, quan hệ hợp đồng kinh tế đó coi như đã được chấm dứt. Riêng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên

đã được xác nhận khi thanh lý vẫn có hiệu lực pháp luật cho đến khi mỗi bên hoàn thành nghĩa vụ của mình theo như biên bản thanh lý.

Một phần của tài liệu Quản lý đấu thầu và hợp đồng xây dựng các công trình sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)