Chuyên nghiệp hóa hoạt động đấu thầu, quản lý xây dựng của Ban QLDA

Một phần của tài liệu Quản lý đấu thầu và hợp đồng xây dựng các công trình sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Trang 71)

Ban QLDA

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hưng Yên không có Ban quản lý dự án thuộc UBND tỉnh mà chỉ có một số Ban quản lý chuyên ngành thuộc các Sở. Các dự án được phân cấp cho các Chủ đầu tư thường được quản lý dưới hình thức Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án để tổ chức thực hiện dự án. Các cán bộ Ban quản lý dự án của Chủ đầu tư là các cán bộ công chức thực hiện kiêm nhiệm. Do không thường xuyên thực hiện tổ chức các hoạt động đấu thầu xây dựng, quản lý hợp đồng xây lắp công trình nên mỗi khi tổ chức đấu thầu các bên mời thầu phải tốn nhiều công sức tìm hiểu các quy định về đấu thầu, học tập kinh nghiệm do đó kết quả lựa chọn nhà thầu vẫn còn nhiều sai sót, không đảm bảo theo quy định. Quá trình đàm phán, ký kết, quản lý hợp đồng xây lắp còn nhiều khiếm khuyết, tạo kẽ hở cho các đơn vị thi công vi phạm.

Thực tế từ kết luận thanh tra các công trình cho thấy các công trình, dự án do các Ban quản lý chuyên ngành làm chủ đầu tư hoặc quản lý dự án có ít tồn tại hơn những công trình do các chủ đầu tư không chuyên tự tổ chức thực hiện. Nếu phát huy được những ưu điểm của các Ban quản lý chuyên ngành sẽ rấttốt cho việc quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh.

UBND tỉnh cần tạo cho các ban quản lý chuyên ngành một cơ chế phù hợp, phát huy thế mạnh của các Ban quản lý chuyên ngành, có những khuyến khich ưu đãi để các Ban quản lý chuyên ngành tham gia nhiều hơn trong công tác quản lý vốn xây dựng cơ bản trên địa bàn, nâng cao hoạt động của những đơn vị này, đồng thời quản lý chặt chẽ vốn đầu tư, chất lượng, tiến độ công trình, phù hợp với phân cấp quản lý đầu tư xây dựng, tránh được các khâu trung gian trong công tác quản lý. Các Ban quản lý phải được độc lập, không bị phụ thuộc, chi phối ngoài lĩnh vực chuyên môn trong quá trình quản lý dự án đặc biệt là trong giai đoạn lựa chọn nhà thầu mới có được kết quả công tâm, khách quan. Cùng với đó, các Ban quản lý dự án chuyên ngành lại phải có khả năng xây dựng dự án mới và kêu gọi vốn để thực hiện dự án, bảo đảm các dự án lớn, quan trọng phải có sự tham gia của các Ban quản lý dự án trong quá trình thực hiện dự án. Đây là việc làm hết sức cần thiết để nâng cao chất lượng các chủ đầu tư, Ban QLDA- “mắt xích” được xem là quan trọng hàng đầu trong suốt quá trình triển khai các dự án. Các Ban QLDA phải có sự thay đổi theo hướng chuyên nghiệp hóa để ngày càng hoàn thiện, nâng cao năng lực, là nhân tố quan trọng để đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện hạ tầng của tỉnh.

3.3.3. Tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước.

Tỉnh Hưng Yên cần thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28 tháng 06 năm 2013 của Thủ tướng chính phủ về Tăng cường quản lý đầu

tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước. Nguyên nhân của nhiều công trình tổ chức đấu thầu nhưng không đủ số lượng nhà thầu tham dự hoặc các nhà thầu tham dự không đạt yêu cầu, tình trạng vi phạm hợp đồng xây dựng, công trình xây dựng chất lượng kém, thời gian thi công kéo dài là do sự đầu tư dàn trải các công trình dẫn đến thiếu vốn, nợ đọng vốn của nhà thầu dẫn đến kém hấp dẫn các nhà thầu chất lượng tham gia đấu thầu. Nhiều công trình thực hiện đầu tư khi chưa đủ điều kiện về vốn, mặt bằng thi công dẫn đến chậm tiến độ, thi công kéo dài, chất lượng công trình không đảm bảo. Đã có tình trạng một số công ty phá sản do công trình thi công xong nhưng Chủ đầu tư không có tiền thanh toán cho đơn vị thi công hoặc nợ tiền đơn vị thi công kéo dài nhưng không có cơ chế thanh toán tiền lãi, trượt giá cho đơn vị thi công dẫn đến thua lỗ. Các Chủ đầu tư muốn đơn vị thi công tuân thủ hợp đồng, thi công các công trình đảm bảo chất lượng thì trước hết cũng phải tuân thủ nguyên tắc thanh toán cho đơn vị thi công.

UBND tỉnh cần chấn chỉnh và tăng cường trách nhiệm của các cơ quan lập, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền. Đối với các dự án khởi công mới, các cấp có thẩm quyền chịu trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ phạm vi, quy mô của từng dự án đầu tư theo đúng mục tiêu, lĩnh vực, chương trình đã được phê duyệt; chỉ được phê duyệt quyết định đầu tư khi đã xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ở từng cấp ngân sách. Cắt giảm những dự án chưa cần thiết để tập trung cho những công trình trọng điểm, cần thiết. Rà soát những công trình chậm tiến độ để tìm nguyên nhân, nếu là công trình đủ điều kiện thanh toán, ứng vốn nhưng chưa có vốn thì tập trung giải ngân cho nhà thầu tránh để nợ đọng gây khó khăn cho nhà thầu triển khai các hạng mục tiếp theo.

Một phần của tài liệu Quản lý đấu thầu và hợp đồng xây dựng các công trình sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Trang 71)