Những tồn tại trong hợp đồng

Một phần của tài liệu Quản lý đấu thầu và hợp đồng xây dựng các công trình sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Trang 26)

Quá trình ký kết hợp đồng xây lắp và thực hiện hợp đồng thường gặp những tồn tại như :

- Hợp đồng thi công không chặt chẽ, đầy đủ, đúng quy định, thiếu nội dung. Các điều khoản ràng buộc với nhà thầu còn thiếu.

- Khối lượng phát sinh không có thiết kế, dự toán phê duyệt bổ sung, sửa đổi.

- Thi công sai thiết kế được duyệt, ăn bớt khối lượng, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

- Không đảm bảo cam kết về tiến độ, chất lượng công trình. - Nghiệm thu thanh toán sai quy định của hợp đồng.

- Không chấp hành đúng quy định về giám sát thi công, giám sát quyền tác giả của tư vấn thiết kế.

- Hồ sơ nghiệm thu không đầy đủ: thiếu biên bản nghiệm thu từng phần, các tài liệu thí nghiệm vật liệu, bê tông, kết cấu.

- Nhật ký công trình ghi không đầy đủ diễn biến phát sinh và sự cố trong quá trình thi công.

- Không có các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường, phòng chống TNLĐ và phòng chống cháy nổ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Công tác đấu thầu đã đóng góp những thành tựu to lớn cho sự phát triển kinh tế, thể hiện vai trò quan trọng trong các hoạt động của kinh tế thị trường, là một công cụ quan trọng của kinh tế thị trường, giúp người mua (BMT) và người bán (nhà thầu) gặp nhau thông qua cạnh tranh, là một công cụ quan trọng giúp các chính phủ quản lý chi tiêu, sử dụng các nguồn vốn của Nhà nước sao cho có hiệu quả và chống thất thoát, lãng phí. Công tác đấu thầu là một phần không thể thiếu trong quá trình lựa chọn nhà thầu xây dựng công trình. Nó được thể hiện thông qua kết quả lựa chọn nhà thầu đủ năng lực về chuyên môn, kỹ thuật và tiềm lực tài chính để có thể tham gia xây dựng công trình. Việc lựa chọn được nhà thầu đạt những tiêu chí cần thiết giúp cho Chủ đầu tư tiết kiệm được nguồn vốn bỏ ra nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng, kỹ thuật và mỹ thuật công trình. Cùng với pháp luật về thực hành tiết kiệm chống lãng phí, pháp luật về tham phòng- chống tham nhũng tạo thành công cụ hữu hiệu để chống lại các hành vi gian lận, tham nhũng và lãng phí trong việc chi tiêu các nguồn tiền của Nhà nước, góp phần làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội nhờ thực hiện các hoạt động mua sắm công theo đúng luật pháp của Nhà nước; Việc chi tiêu, sử dụng tiền của Nhà nước thông qua đấu thầu sẽ giúp các cơ quan quan lý có điều kiện xem xét, quản lý và đánh giá một cách minh bạch các khoản chi tiêu do quá trình đấu thầu phải tuân thủ các quy trình chặt chẽ với sự tham gia của nhiều bên;Tạo điều kiện để thúc đẩy tiến trình đổi mới nền kinh tế từ cơ chế tập trung bao cấp, cơ chế “xin”, “cho” sang cơ chế cạnh tranh; Thực hiện dân chủ hóa nền kinh tế, khắc phục những nhược điểm của những thủ tục hành chính nặng nề cản trở sự năng động, sáng tạo.

Các quy định về đấu thầu đang ngày càng được hoàn thiện để phát huy những ưu điểm. Tuy nhiên nhiều Chủ đầu tư vẫn xem nhẹ việc tổ chức đấu thầu nên trong quá trình thực hiện vẫn còn một số tồn tại, thiếu sót, mặt khác vẫn có tình trạng các hiện tượng không lành mạnh, lách luật cũng cần được kiểm soát để hạn chế.

CHƯƠNG II : QUẢN LÝ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG

Một phần của tài liệu Quản lý đấu thầu và hợp đồng xây dựng các công trình sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Trang 26)