trình có biểu hiện của tham ô, móc ngoặc, tham nhũng tiền ngân sách đầu tư cho xây dựng các công trình. Tuy nhiên để xác định rõ những sai phạm trên có phải là tội phạm tham nhũng hay không để xử lý bằng pháp luật nhằm răn đe lại rất khó khăn. Đây không chỉ là vấn đề của tỉnh Hưng Yên mà trong điều kiện hiện nay, Đảng và Nhà nước ta coi tham nhũng là một “quốc nạn” và công cuộc phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị. Trong đó lĩnh vực xây dựng cơ bản là một lĩnh vực nhạy cảm, là mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng. Đặc biệt giai đoạn lựa chọn nhà thầu, quản lý khối lượng, chất lượng, thanh quyết toán công trình là dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực nhất. Ngoại trừ những nguyên nhân khách quan, tham nhũng chính là nguyên nhân Chủ đầu tư sẵn sàng dùng nhiều biện phát gạt bỏ những nhà thầu thi công chất lượng để lựa chọn những nhà thầu kém hơn, là nguyên nhân nhà thầu có thể qua mặt được các đơn vị tư vấn, cơ quan quản lý để ăn bớt khối lượng, đưa những loại vật liệu rẻ tiền, sai chủng loại, kém chất lượng vào công trình nhưng vẫn được nghiệm thu, thanh toán đầy đủ.
Tỉnh Hưng Yên đã và đang thực hiện tốt việc đưa Luật Phòng chống tham nhũng vào tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là những lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng như đầu tư xây dựng. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tham nhũng đã được triển khai trên toàn tỉnh và đang thực hiện giảng dạy từ
bậc Trung học phổ thông. Tuy nhiên vẫn cần tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định về phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực xây dựng. Thực hiện đầy đủ các quy định về phòng ngừa tham nhũng là yêu cầu bắt buộc với chủ đầu tư để góp phần ngăn chặn nhữngtiêu cực trong quản lý xây dựng cơ bản. Một số quy định về ngăn ngừa tham nhũng, tiêu cực mà tỉnh Hưng Yên cần quyết liệt hơn trong thực hiện là:
- Công khai, minh bạch các thông tin về dự án, nguồn vốn, thời gian triển khai... ngoại trừ các thông tin mật. sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp xây dựng nghiên cứu tham gia. Càng nhiều doanh nghiệp có thông tin đầy đủ tham dự tuyển chọn nhà thầu làm tăng tính cạnh tranh để chọn lựa đơn vị phù hợp, tránh tình trạng nhiều doanh nghiệp không biết thông tin hoặc thông tin không đầy đủ, thời gian tiếp nhận thông tin đến khi thực hiện ngắn nên không kịp tham gia. Với việc công khai minh bạch trong hoạt động quản lý dự án, các đơn vị dễ dàng nhận biết được các quyền và nghĩa vụ của mình để chủ động thực hiện theo các quy định của pháp luật cũng như đòi hỏi Chủ đầu tư thực hiện các quy định đó. Công khai, minh bạch sẽ làm cho công chức tham gia quản lý dự án có ý thức hơn trong việc thực hiện chức trách, công vụ của mình theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền mà pháp luật quy định, bởi mọi hành vi vi phạm, phiền hà, sách nhiễu hay lợi dụng chức trách để tư lợi đều có thể bị phát hiện và xử lý.
- Việc chuyển đổi vị trí công tác được coi là một giải pháp quan trọng nhằm ngăn ngừa hiện tượng cấu kết, móc nối hình thành “êkíp”, “đường dây” tiêu cực, tham nhũng. Những cán bộ tham gia công tác quản lý dự án là đối tượng thuộc danh mục quy định cần chuyển đổi định kỳ theo nghị định 150/2013/NĐ-CP. Để đảm bảo sự ổn định của quản lý và tính chất chuyên sâu của công việc, việc chuyển đổi chỉ là chuyển đổi về vị trí, mang tính chất địa lý, cơ học chứ không phải chuyển đổi về nội dung, tính chất công việc. Đây là
một biện pháp mới trong công tác phòng, chống tham nhũng được nhiều nước áp dụng có hiệu quả.
- Vấn đề minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức tham gia quản lý dự án. Cán bộ, công chức quản lý dự án theo quy định là đối tượng phải kê khai tài sản hằng năm để tránh che giấu, tẩu tán tài sản tham nhũng; ngoài việc kê khai tài sản của bản thân, cán bộ, công chức còn phải kê khai tài sản của vợ hoặc chồng và con chưa thành niên. Việc xác minh tài sản được tiến hành trong một số trường hợp nhất định khi có biểu hiện tham nhũng, có đơn thư tố cáo hành vi tham nhũng, móc ngoặc. Người có nghĩa vụ kê khai tài sản sẽ phảichịu trách nhiệm kỷ luật nếu kê khai không trung thực.