Công tác giám sát cộng đồng của tỉnh thực hiện khá tốt đem lại lòng tin cho nhân dân. Với đặc điểm là tỉnh thuần nông nên các công trình được đầu tư phục vụ lợi ích của đông đảo nhân dân, được nhân dân địa phương tích cực hưởng ứng. Đội ngũ giám sát động đồng đã được cính quyền tỉnh kiện toàn để tăng cường sức mạnh, đẩy mạnh hoạt động góp phần quản lý chất lượng công trình xây dựng. Theo Thông báo số 698 –TB/TU ngày 12/11/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên, Ban Thanh tra nhân dân ở các xã thực hiện cả nhiệm vụ của Ban giám sát đầu tư cộng đồng. Tất cả các Ban giám sát đầu tư cộng đồng hết hoặc chưa hết nhiệm kỳ đều phải bàn giao nhiệm vụ cho Ban Thanh tra nhân dân xã, phường, thị trấn. Mỗi Ban Thanh tra nhân dân bao gồm từ 5 đến 11 thành viên, do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã, phường, thị trấn làm Trưởng ban, các thành viên còn lại do cụm dân cư bầu ra.
Toàn tỉnh hiện có 160/161 xã, phường, thị trấn kiện toàn Ban Thanh tra nhân dân với tổng số 1.255 thành viên. Thông qua hoạt động giám sát, các Ban Thanh tra nhân dân đã phát hiện nhiều thiếu sót, nhất là sai phạm trong
quá trình lập thủ tục đầu tư thi công công trình; vi phạm về tiến độ đầu tư; vi phạm quy trình, quy phạm kỹ thuật, chủng loại vật tư gây thất thoát tài sản của Nhà nước và nhândân đóng góp; phản ánh kịp thời với đơn vị thi công và chủ đầu tư để khắc phục sửa chữa, bảo đảm tiến độ, tránh lãng phí, thất thoát, đem lại niềm tin cho nhân dân và đặc biệt là tránh được tình trạng “cha chung không ai khóc” của các công trình công cộng. Chỉ tính riêng năm 2013, Ban Thanh tra nhân dân trong toàn tỉnh đã phát hiện được 152 vụ việc; kiến nghị chuyển cơ quan có thẩm quyền giải quyết 149 vụ việc, đã có 149 vụ việc được các cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý; thu hồi về cho nhà nước 44 triệu đồng và 125 m2 đất. Nhờ sự giám sát chặt chẽ của Ban Thanh tra nhân dân mà có nhiều công trình, dự án xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh được làm đúng tiến độ và bảo đảm chất lượng như: công trình xây dựng UBND thị trấn Bần (huyện Mỹ Hào); công trình xây dựng trụ sở UBND xã Minh Châu (huyện Yên Mỹ); công trình làm đường ra đồng, nhà văn hóa thôn, nhà tưởng niệm liệt sỹ, trạm y tế, trường tiểu học của xã Yên Phú (huyện Yên Mỹ)…
Việc tỉnh Hưng Yên chỉ đạo thành lập Ban Thanh tra nhân dân, giám sát cộng đồng ở cơ sở trong thời điểm các địa phương đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới đã tạo thêm cơ chế để nhân dân tham gia giám sát, hạn chế những sai phạm, tiêu cực trong quá trình thực hiện các công trình, dự án. Tuy nhiên, hoạt động của các Ban Thanh tra nhân dân nhìn chung còn gặp khó khăn: các đối tượng chịu sự giám sát thiếu sự hợp tác, hoạt động giám sát cộng đồng là công việc tự nguyện, thường bị coi là “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng” cộng thêm kinh phí hoạt động còn eo hẹp khiến ở không ít địa phương, một số thành viên ban Thanh tra nhân dân chưa thực sự "mặn mà" với trách nhiệm của mình. Trong thời gian tới, để hoạt động giám sát của Ban Thanh tra nhân dân đạt hiệu quả cao hơn nữa thì rất cần sự quan tâm hơn nữa của các cấp, các ngành. Đồng thời, tăng cường công tác tập huấn nghiệp vụ cũng như kinh phí hoạt động cho Ban Thanh tra nhân dân.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Dựa vào những cơ sở khoa học được trình bày ở chương 1,2 về quản lý đấu thầu và hợp đồng xây dựng các công trình sử dụng vốn Ngân sách trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, trong chương 3 tác giả có những phân tích, đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế, tồn tại, từ đó nghiên cứu, đề xuất những kiến nghị có căn cứ khoa học và thực tiễn nhằm tăng cường hơn nữa công tác quản lý đấu thầu và hợp đồng xây dựng các công trình trên địa bàn tỉnh, lựa chọn được nhà thầu có năng lực tốt nhất với chi phí hợp lý để đàm phán ký hợp đồng xây lắp chặt chẽ, đúng quy định pháp luật.
Trước hết luận văn phân tích một số những tồn tại thường gặp trong công tác quản lý đấu thầu và hợp đồng xây dựng các công trình bằng nguồn ngân sách tỉnh giai đoạn 2009-2013 căn cứ kết quả tổng hợp các kết luận thanh tra, kiểm toán các công trình trên địa bàn tỉnh. Từ đó tác giả phân tích nguyên nhân của những tồn tại và phương hướng khắc phục những tồn tại đó. Trên tinh thần đó, luận văn đề xuất 9 giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý đấu thầu và hợp đồng xây dựng các công trình sử dụng vốn Ngân sách trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới.
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN
1.1 Những kết quả đã đạt được
Trên cơ sở hệ thống hóa các thực trạng và nguyên nhân thực tế trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, luận văn đã đưa ra một số giải pháp quản lý nhằm tăng cường công tác quản lý đấu thầu và hợp đồng xây dựng các công trình sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Hưng Yênở các mặt: từ nâng cao vai trò của các cơ quan nhà nước trong quản lý lĩnh vực xây dựng cơ bản đến cơ chế phối hợp thực hiện của chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng và các đơn vị có trách nhiệmtrong quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng.
Luận văn góp phần nêu ra thực trạng quá trình Quản lý xây dựng các công trình sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Hưng Yên căn cứ trên thực tế và các kết luận của các đơn vị thanh tra, kiểm toán đã nêu trong thời gian 5 năm (từ 2009-2013), tổng hợp một số tồn tại thường gặp đã được nêu nhưng chưa được khắc phục của các Chủ đầu tư. Đồng thời luận văn kiến nghị một số giải pháp quản lý nhằm phát huy những mặt đã làm được và khắc phục, chấn chỉnh những tồn tại của các Chủ đầu tư trong thời gian tới nhằm hoàn thiện quản lý sử dụng ngân sách đầu tư cho xây dựng trên địa bàn tỉnh
1.2 Những tồn tại trong quá trình thực hiện luận văn.
Do thời gian, kiến thức và thông tin giới hạn nên đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu một số giải pháp quản lý nhằm tăng cường công tác quản lý đấu thầu và hợp đồng xây dựng các công trình sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng công trình, nêu ra một số tồn tại, khó khăn của các chủ đầu tư thường gặp trong quá trình thực hiện dự án, chủ yếu là những tồn tại đã được các cơ quan quản lý nhà nước đã nêu ra trong quá trình thanh tra, kiểm toán nhưng vẫn chưa được khắc phục để kiến nghị một số giải pháp cho nhằm tránh cho các chủ đầu tư mắc phải trong những năm sau.
2. KIẾN NGHỊ
Ngoài những giải pháp cụ thể để tăng cường công tác quản lý đấu thầu và hợp đồng xây dựng các công trình sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã được nêu trong chương III của luận văn còn một số kiến nghị chung đối với cơ chế quản lý vốn ngân sách:
Một là, trong những năm vừa qua, văn bản quản lý liên quan liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản có nhiều thay đổi, khó khăn cho việc áp dụng tại nhiều địa phương. Hiện nay công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản cũng được cho là khá lỏng lẻo khi mà Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đã thực hiện phân cấp mạnh hơn về thẩm quyền quyết định đầu tư cho cấp huyện, xã thì việc quản lý và giám sát lại thiếu chặt chẽ. Vì vậy, trong thời gian tới, các cơ quan quản lý Nhà nước cần phải hoàn thiện hơn nữa những chính sách, văn bản pháp luật sao cho phù hợp hơn, khoa học hơn để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp quản lý của các cơ quan chức năng trong quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách.
Hai là, tăng cường tính chuyên nghiệp của Ban QLDA cũng như năng lực có kiểm soát của người đứng đầu Ban QLDA. Cần gắn trách nhiệm, tăng cường quyền hạn, quyền lực một cách có kiểm soát cho người đứng đầu Ban QLDA nhằm đảm bảo tính công bằng, công khai minh bạch của dự án; Ban QLDA thay chủ đầu tư đứng ra quản lý dự án, chính vì vậy việc tổ chức dự án cần phải được xây dựng trên những cá nhân có trình độ về chuyên môn, có bản lĩnh nghề nghiệp và phải có kinh nghiệm để có thể làm tốt nhiệm vụ được chủ đầu tư giao phó.
Ba là, tăng cường công khai minh bạch, tạo sự tin tưởng ủng hộ và tham gia quản lý vốn ngân sách của toàn xã hội.
Việc đầu tư xây dựng các công trình thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách được sự quan tâm của toàn xã hội vì đây là các công trình được xây dựng
từ tiền của nhân dân để phục vụ lợi ích chung của xã hội. Các chủ đầu tư cần thực hiện công khai minh bạch theo quy định để nhân dân cùng tham gia giám sát, tạo sự tin tưởng đồng thuận của nhân dân. Giải thích cho nhân dân lợi ích của thực hiện các dự án để nhân dân ủng hộ giải phóng mặt bằng, tham gia giám sát chất lượng công trình không để phát sinh thắc mắc, khiếu kiện./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Các tài liệu tiếng Việt:
1. Chính phủ (2004),Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;Nghị định
49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004.
2. Chính phủ (2009),Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/2/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/2/2009.
3. Chính phủ (2009),Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng.
4. Chính phủ (2010),Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 7 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ về Hợp đồng trong hoạt động xây dựng.
5. Đinh Tuấn Hải (2012). Bài giảng môn học phân tích các mô hình quản lý, trường Đại học Thủy lợi, Hà Nội.
6. Thùy Linh, Việt Trinh (2012) 50 kỹ năng xử lý tình huống về nghiệp vụ đấu thầu trong hoạt động xây dựng, nhà xuất bản Lao Động.
7. Quốc hội (2003) : Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009.
8. Quốc hội (2005): Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 01 tháng 4 năm 2006.
9. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên: Các báo cáo kế hoạch hàng năm về đầu tư XDCB của tỉnh.
10.Thanh tra tỉnh Hưng Yên: Báo cáo tổng kết 5 năm (2009-2013) của ngành thanh tra.
xây dựng, Hà Nội.
12. PGS.TS. Dương Văn Tiển (2005). Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học, nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.
13. Bùi Ngọc Toàn (2010) Quản lý dự án xây dựng – Thiết kế, đấu thầu và các thủ tục trước xây dựng, nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.
14. PGS.TS. Nguyễn Bá Uân (2012). Tập bài giảng quản lý dự án, trường
Đại học Thủy lợi, Hà Nội.
II. Website: