Các mục tiêu chủ yếu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế Giải pháp thu hút nguồn vốn ODA vào tỉnh Tuyên Quang (Trang 90)

5. Kết cấu của luận văn

4.1.2. Các mục tiêu chủ yếu

a. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng Tuyên Quang phát triển toàn diện, tiếp tục duy trì phát triển kinh tế tốc độ cao và bền vững, xã hội văn minh, môi trƣờng sinh thái đƣợc giữ gìn, an ninh, quốc phòng đƣợc giữ vững. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với cơ cấu kinh tế là công nghiệp - dịch vụ - nông lâm nghiệp. Phấn đấu đến năm 2020, Tuyên Quang trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực miền núi phía Bắc và đạt mức trung bình của cả nƣớc.

b. Mục tiêu cụ thể

Tốc độ tăng trƣởng tổng sản phẩm GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2015 đạt trên 14,5%; giai đoạn 2016 - 2020 đạt trên 14,8%. GDP bình quân đầu ngƣời năm 2020 đạt trên 30 triệu đồng (tƣơng đƣơng 2.000 USD).

Chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế hiện nay (nông lâm nghiệp - công nghiệp - dịch vụ) sang cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông lâm nghiệp. Đến năm 2020, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 46%, các ngành dịch vụ chiếm 36%, ngành nông - lâm - ngƣ nghiệp chiếm 18%; giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định năm 1994) đạt trên 10.000 tỷ đồng; sản lƣợng lƣơng thực đạt trên 32 vạn tấn;; kim ngạch xuất khẩu đạt trên 100 triệu USD. Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp kết hợp bảo vệ môi trƣờng sinh thái, duy trì độ che phủ rừng trên 60%.

Nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo; thực hiện có hiệu quả phân luồng học sinh theo quy định. Phấn đấu đến năm 2020, trên 75% số trƣờng phổ thông đạt chuẩn quốc gia.

Tăng tuổi thọ trung bình của ngƣời dân lên trên 73 tuổi, giảm tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng xuống dƣới dƣới 10%, tỷ lệ giƣờng bệnh đạt 20 giƣờng bệnh/10.000 dân vào năm 2020.

Giai đoạn 2011-2020 giải quyết việc làm mới cho trên 100.000 lao động. Đến năm 2020, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dƣới 2,5%, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 50%, trong đó qua đào tạo nghề là 30%.

Tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2020 dƣới 10%.

Đến năm 2020, có 100% dân số đô thị và trên 95% dân số nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc sạch.

100% cơ sở sản xuất mới xây dựng áp dụng công nghệ sạch, trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải.

100% các khu, cụm công nghiệp tập trung và điểm công nghiệp có hệ thống thu gom, xử lý chất thải và nƣớc thải đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trƣờng.

100% các đô thị trong tỉnh có hệ thống thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải sản xuất, nƣớc thải và chất thải y tế, chất thải độc hại.

4.1.3. Định hướng tăng cường thu hút vốn ODA tại tỉnh Tuyên Quang

Tuy Tuyên Quang là một tỉnh có nhiều xã, huyện nghèo và vùng sâu vùng xa, tuy vậy trong bối cảnh chung của cả nƣớc đã bƣớc vào nhóm các nƣớc có thu nhập trung bình thấp, nguồn viện trợ sẽ giảm dần về số lƣợng và mức độ ƣu đãi. Các khoản vốn vay ƣu đãi (IDA) có lãi suất thấp nhất sẽ ít đi và tỷ trọng nguồn vốn tín dụng có lãi suất thấp cho các nƣớc đang phát triển (IBRD) sẽ tăng lên. Do đó, tỉnh cũng có những định hƣớng mới trong thu hút nguồn vốn ODA.

Thứ nhất, bên cạnh việc sử dụng vốn xóa đói giảm nghèo và đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, tỉnh cần phải tính tới sử dụng một phần vốn ODA và vốn vay ƣu đãi, bao gồm vốn IBRD để đầu tƣ phát triển sản xuất nhằm thúc đẩy thƣơng mại, góp phần tạo công ăn việc làm và tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các vùng và toàn tỉnh.

của các nhà tài trợ cho các chƣơng trình, dự án đầu tƣ công quan trọng khó có khả năng thu hút đầu tƣ của khu vực tƣ nhân hoặc sử dụng các nguồn vốn vay

thƣơn

- tƣ (PPP).

Đặc biệt, cần tiếp tục ƣu tiên phát triển các tuyến đƣờng huyết mạch, phát triển hệ thống đƣờng bộ ở những vùng có dung lƣợng hàng hóa lớn, các địa bàn thuộc các cực tăng trƣởng nhƣ các cụm, khu công nghiệp, các dự án trọng điểm, kết nối với các địa phƣơng, vùng miền lan cận, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội và các cụm công nghiệp tỉnh bạn, tạo ra tác động lan tỏa mạnh, thúc đẩy tăng trƣởng của tỉnh nói riêng và toàn vùng nói chung.

Bên cạnh đó, ƣu tiên vốn phát triển nhanh hệ thống nguồn điện, lƣới điện truyền tải và phân phối đi đôi với sử dụng công nghệ tiết kiệm năng lƣợng. Phát triển đồng bộ và từng bƣớc hiện đại hóa hệ thống thủy lợi, các công trình phòng chống thiên tai và hiện đại hóa hệ thống thông tin, để đáp ứng yêu cầu phát triển và giảm nhẹ thiên tai, đặc biệt tại những huyện của tỉnh thƣờng xuyên chịu ảnh hƣởng của lũ lụt, sạt lở, gây khó khăn nghiêm trọng cho phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng. Việc sử dụng vốn ODA phải nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực và tạo tiền đề cho phát triển nhanh và bền vững.

Cuối cùng, vốn ODA phải đƣợc cân đối thống nhất với các chƣơng trình, dự án đầu tƣ khác của tỉnh nhằm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2011 - 2015 và Quy hoạch phát triển đến năm 2020, đồng thời trong quá trình sử dụng vốn, cần xét đến việc hỗ trợ nhằm tạo ra ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu, cần cân nhắc đến tiềm năng chuyển hƣớng sản xuất sang xuất khẩu để tăng khả năng cân đối ngoại tệ cho tỉnh và cho cả nƣớc.

4.2. Mục tiêu và quan điểm tăng cường thu hút vốn ODA tại tỉnh Tuyên Quang

4.2.1. Mục tiêu thu hút nguồn vốn ODA * Mục tiêu tổng quát * Mục tiêu tổng quát

Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh của tỉnh Tuyên Quang theo hƣớng thông thoáng, thuận lợi cho nhà đầu tƣ và nhà tài trợ nhằm thu hút vốn vào tỉnh ngày càng nhiều, triển khai thực hiện có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu bổ sung nguồn lực từ bên ngoài vào tổng nguồn vốn đầu tƣ toàn xã hội, góp phần đạt đƣợc mục tiêu trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020.

Nhu cầu vốn đầu tư phát triển xã hội tỉnh Tuyên Quang

Tổng vốn đầu tƣ xã hội toàn tỉnh khoảng 30.000 tỷ đồng giai đoạn 2013 - 2015 và khoảng 100.000 - 120.000 tỷ đồng giai đoạn 2016 - 2020.Tỉnh cũng phấn đấu mức thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân hàng năm khoảng 17 - 20% trong cả thời kỳ 2011 - 2020, năm 2015 đạt khoảng 1.800 - 2.000 tỷ đồng và đến năm 2020 đạt khoảng 8.000 tỷ đồng.

* Mục tiêu cụ thể

Căn cứ vào mục tiêu tổng quát và nhu cầu vốn đầu tƣ phát triển toàn tỉnh, trong giai đoạn từ 2014 đến 2020, tỉnh cố gắng huy động đƣợc khoảng 8.000 tỷ đồng nguồn vốn đầu tƣ từ các doanh nghiệp, đáp ứng khoảng 17,0 - 18,0% nhu cầu vốn đầu tƣ; 10.000 - 12.000 tỷ đồng nguồn vốn dân cƣ và tƣ nhân, có thể đáp ứng đƣợc 20-22% nhu cầu vốn đầu tƣ. Đối với vốn đầu tƣ thu hút ngoài tỉnh và ngoài nƣớc, đây là nguồn vốn có vị trí rất quan trọng, việc thu hút đầu tƣ bên ngoài không chỉ là tạo vốn mà còn là cơ hội để đổi mới công nghệ, đào tạo cán bộ kỹ thuật và mở rộng thị trƣờng. Ƣớc giai đoạn 2014 - 2020, có thể huy động đƣợc khoảng 20.000 tỷ đồng.

* Mục tiêu vận động viện trợ ODA

Trong giai đoạn từ nay đến 2020, Tuyên Quang đặt mục tiêu thu hút từ 100 - 150 triệu USD (2.000 - 3.000 tỷ đồng), bổ sung từ 2% đến 3% tổng vốn

đầu tƣ toàn xã hội của tỉnh. Tiếp tục chú trọng vận động các nhà tài trợ đa phƣơng và là nhà tài trợ truyền thống của tỉnh (WB, ADB, OFID), mở rộng thêm quan hệ và nguồn vốn thu hút từ các nhà tài trợ song phƣơng lớn của cả nƣớc nhƣ Nhật Bản; tập trung vào các dự án đầu tƣ hạ tầng đô thị (cấp thoát nƣớc, xử lý chất thải, biến đổi khí hậu...); nông nghiệp và phát triển nông thôn; xây dựng nông thôn mới và các lĩnh vực chiến lƣợc khác.

4.2.2. Quan điểm tăng cường thu hút vốn ODA tại tỉnh Tuyên Quang

Để tăng cƣờng thu hút nguồn vốn ODA dồi dào, đồng thời sửa dụng nguồn vốn này một cách khôn ngoan và hạn chế đến tối đa mặt tiêu cực của nguồn vốn này nhƣ khả năng gây nợ, tỉnh Tuyên Quang thực hiện theo các quan điểm tăng cƣờng thu hút vốn ODA cơ bản sau:

Một là, cần phải coi “Vốn trong nƣớc là quyết định, vốn nƣớc ngoài là quan trọng”.Vốn trong nƣớc có tính ổn định và bền vững, do yếu tố trong nƣớc quyết định và ít chịu ảnh hƣởng của nhân tố bên ngoài. Tỉnh có thể chủ động trong việc huy động và sử dụng mà không phải chịu bất cứ một sự chi phối. Đây là nguồn vốn cơ bản có vai trò quyết định, cho phối mọi hoạt động đầu tƣ phát triển trong nƣớc. Tuy vậy, trong tình hình cả nƣớc nói chung và tỉnh Tuyên Quang nói riêng, nguồn vốn nội bộ là không đủ để đáp ứng nhu cầu đầu tƣ phát triển, việc tăng cƣờng thu hút các nguồn vốn bên ngoài, đặc biệt là ODA, sẽ có ý nghĩa tích cực cho sự phát triển của tỉnh. Nguồn vốn này là quan trọng, nhƣng không mang yếu tố quyết định và không đƣợc phụ thuộc vào nó.

Hai là, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả sử dụng vốn ODA phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh và cả nƣớc. Tỉnh cần chọn ra đâu là lính vực, ngành nghề hay vùng lãnh thổ ƣu tiên phát triển làm mũi nhọn đột phá để tập trung nguồn vốn và sử dụng có hiệu quả, tạo ra động lực cho các ngành, lĩnh vực và các vùng khác, tạo đà đi lên cùng nền kinh tế cả nƣớc.

Ba là, ƣu tiên sử dụng vốn ODA với các điều kiện ƣu đãi nhất phù hợp với quan điểm chung của Đảng và Nhà nƣớc. Quan điểm tăng cƣờng thu hút

ODA của tỉnh phải phù hợp với lộ trình và định hƣớng chung của cả nƣớc. ODA của các nhà tài trợ đa phƣơng thƣờng nhiều ràng buộc về kinh tế hơn trong khi ODA từ các nhà tài trợ song phƣơng lại có nhiều ràng buộc về chính trị. Do vậy, các dự án ODA của tỉnh cần phối hợp hợp lý giữa hai nguồn tài trợ này, đảm bảo sự độc lập nhất định về cả kinh tế và chính trị.

Bốn là, cần xác định một quan điểm đúng đắn về vốn đối ứng. Mỗi dự án ODA đều cần nguồn vốn đối ứng, thƣờng chiếm từ 10% đến 30%. Nguồn vốn này có thể từ ngân sách Trung ƣơng hoặc từ ngân sách của tỉnh. Trong điều kiện ngân sách tỉnh hạn hẹp và không thể tự cân đối, tỉnh cần chủ động trong việc bố trí vốn đối ứng hợp lý, không làm ảnh hƣởng tới các hoạt động chi tiêu ngân sách khác, đảm bảo đầu tƣ phát triển xã hội hợp lý và hiệu quả.

Năm là, cần quan tâm đối với cơ cấu sử dụng vốn vay ODA vào đầu tƣ phát triển hạ tầng kinh tế xã hội và đầu tƣ vào khu vực sản xuất - kinh doanh, cơ cấu tham gia của các thành phần kinh tế cho phù hợp với xu thế chuyển đổi kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong quá trình tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn, cần chú ý nâng cao trình độ công nghệ và năng lực cán bộ, tránh chạy theo bệnh thành tích và kết quả trong ngắn hạn mà mâu thuẫn với mục tiêu và chiến lƣợc phát triển dài hạn của tỉnh.

4.3. Các giải pháp tăng cƣờng thu hút vốn ODA tại tỉnh Tuyên Quang

4.3.1. Nâng cao hiệu quả đầu tư

Trƣớc hết, tỉnh cần quản lý nghiêm ngặt, chống lãng phí, tham nhũng để nâng cao hiệu quả, hạn chế hình thức ƣu đãi trƣớc đầu tƣ thƣờng gắn với qui chế “xin - cho”, chuyển sang áp dụng rộng rãi các chính sách ƣu đãi sau đầu tƣ, khi công trình hoàn thành đi vào hoạt động. Tỉnh thực hiện chính sách ƣu đãi đầu tƣ theo mục tiêu, công bố rõ từng mục tiêu với các điều kiện ƣu đãi cụ thể đƣa ra cho các doanh nghiệp đấu thầu, kể cả doanh nghiệp nhà nƣớc.

Đồng thời, tỉnh phải hết sức khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tƣ nhân tham gia vào quá trình đấu thầu thực hiện các chƣơng trình, dự án ODA, cũng nhƣ huy động nguồn vốn tƣ nhân nhƣ một trong những thành phần quan trọng bổ sung thêm cho nguồn vốn đầu tƣ của tỉnh.

Bên cạnh đó, lấy kết quả từ các dự án ODA làm nền tảng để thu hút mạnh hơn nữa đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài, đặc biệt là đầu tƣ của các công ty đa quốc gia, coi đó là biện pháp rất quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và thâm nhập thị trƣờng quốc tế.

Ngoài ra, Tuyên Quang cần tập trung phân bổ nguồn lực vào nơi nào sinh lợi nhiều nhất, tạo đƣợc hiệu quả và sản phẩm cho xã hội nhiều nhất để tiếp tục tái đầu tƣ, hoặc những mũi nhọn có khả năng thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề, lĩnh vực khác.

Một biện pháp nữa đó là thay đổi cơ chế quản lý, hoàn thiện hệ thống pháp luật vừa bảo đảm thống nhất quản lý của trung ƣơng và tính tự chủ, sáng tạo của chính quyền địa phƣơng trong thực hiện đầu tƣ nhà nƣớc.

4.3.2. Có chiến lược đầu tư rõ ràng và hợp lý

Trên cơ sở Đề án phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020, Đề án thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ƣu đãi khác của các nhà trợ thời kỳ 2011 - 2015 của các nƣớc, Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011 - 2015, định hƣớng đến năm 2020, các Quy hoạch ngành nghề, lĩnh vực cụ thể khác của tỉnh, tỉnh Tuyên Quang cần phải vạch ra một đề án định hƣớng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vốn vay ƣu đãi khác giai đoạn 2013 - 2015 và những năm tiếp theo phù hợp với định hƣớng chung của cả nƣớc cũng nhƣ định hƣớng phát triển riêng của tỉnh.

Đồng thời, xác định đƣợc một danh mục các dự án có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh theo thứ tự ƣu tiên để tập trung nguồn vốn ODA giải ngân và thực hiện có hiệu quả.

4.3.3. Nâng cao năng lực của ban quản lý dự án

Để nâng cao năng lực cảu ban quản lý dự án, các giải pháp đề ra là:

Thứ nhất, tỉnh cần rà soát, kiện toàn, có thể sát nhập các BQLDA thực hiện kém hiệu quả để tạo thành một số BQLDA có đủ năng lực đáp ứng yêu

cầu và có tính chuyên nghiệp trong quản lý các dự án ODA của Thành phố. Ủy quyền cho BQLDA chịu trách nhiệm về một số hạng mục công việc của dự án để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.

Thứ hai, nâng cao chất lƣợng, năng lực và trình độ cán bộ của các BQLDA ODA ở các cấp bằng việc thƣờng xuyên mở các lớp tập huấn có chất lƣợng, tiến hành điều chuyển cán bộ hợp lý, phù hợp với khả năng và tạo điều kiện cho các cán bộ trẻ có thể sáng tạo, đóng góp và phát triển.

Thứ ba, tỉnh cần củng cố và kiện toàn cơ cấu tổ chức và bộ máy của BQLDA để đáp ứng các yêu cầu công việc trong các giai đoạn của dự án.Việc kiện toàn phải đi theo quan điểm đúng ngƣời đúng việc và không làm cồng kềnh thêm bộ máy hành chính hiện nay.

Biện pháp cuối cùng là cải tiến cơ chế tiền lƣơng cho các BQLĐA:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế Giải pháp thu hút nguồn vốn ODA vào tỉnh Tuyên Quang (Trang 90)