Những nhân tố từ phía các nhà tài trợ ảnh hƣởng đến thu hút ODA

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế Giải pháp thu hút nguồn vốn ODA vào tỉnh Tuyên Quang (Trang 53)

5. Kết cấu của luận văn

3.2. Những nhân tố từ phía các nhà tài trợ ảnh hƣởng đến thu hút ODA

của tỉnh Tuyên Quang

Trong phần 3.1 trên, những thuận lợi và khó khăn trong thu hút ODA của tỉnh Tuyên Quang đã đƣợc chỉ rõ, đó chính là những nhân tố ảnh hƣởng tới kết quả và công tác thu hút ODA đến từ phía bên nhận tài trợ - tỉnh Tuyên Quang. Một nhóm nhân tố quan trọng khác ảnh hƣởng tới thu hút ODA chính là những nhân tố đến từ phía các nhà tài trợ.

Những nhà tài trợ cho Tuyên Quang hiện nay chủ yếu là các tổ chức phí chính phủ nhƣ WB, ADB, IFAD… Các nhà tài trợ song phƣơng còn ít, hiện tại chỉ có Bỉ. Những nhà tài trợ này có ảnh hƣởng nhƣ sau:

3.2.1. Mục tiêu chiến lược cung cấp ODA của nhà tài trợ

Những dự án ODA Tuyên Quang nhận đƣợc hiện giờ chủ yếu là thụ hƣởng một phần dự án của vùng hay của cả nƣớc. Do đó, những thay đổi trong mục tiêu chiến lƣợc của các nhà tài trợ với Việt Nam sẽ ảnh hƣởng quyết định đến thu hút ODA vào tỉnh.

Đối với các nhà tài trợ đa phƣơng là các tổ chức phi chính phủ, mục tiêu chiến lƣợc thƣờng ít thay đổi hoặc chỉ thay đổi nhỏ những chi tiết trong từng giai đoạn cụ thể và thƣờng hƣớng tới những khu vực khó khăn.

Ví dụ minh hoạ là ADB. Hiện nay, ADB là một trong những nhà tài trợ vốn vay ƣu đãi ODA lớn nhất cho Việt Nam cũng là nhà cung cấp ODA lớn cho tỉnh. ADB đƣợc thành lập năm 1966 là một tổ chức tín dụng Quốc tế liên chính phủ của các nƣớc Châu Á - Thái Bình Dƣơng gồm 67 nƣớc thành viên. Đối tƣợng đầu tƣ chủ yếu của ADB là chính phủ các quốc gia đang phát triển, khu vực tƣ nhân, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội cộng đồng và các quỹ tài trợ.

Mục tiêu chủ yếu ODA của ADB dành cho các quốc gia đang phát triển trong khu vực đó là:

- Nâng cao trình độ dân trí; - Cải thiện môi trƣờng tự nhiên; - Phát triển giới;

- Giúp Chính phủ các quốc gia phát triển thể chế và chính sách phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh tế, chính trị một cách bền vững.

Ngoài hỗ trợ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam thông qua tài trợ phát triển hạ tầng cơ sở và nguồn nhân lực, ADB còn đóng góp thúc đẩy phát triển bền vững bằng cách nâng cao khả năng ứng phó với suy thoái môi trƣờng và biến đổi khí hậu, hòa nhập xã hội và bình đẳng giới, tăng cƣờng thực thi chính sách và nâng cao năng lực thể chế…

Là một tỉnh nghèo, Tuyên Quang hoàn toàn phu hợp nằm trong mục tiêu đầu tƣ của các nhà tài trợ đa phƣơng nhƣ ADB nói trên.

Tuy nhiên, chính sách cung cấp ODA của những nhà cung cấp song phƣơng lại thƣờng thay đổi hơn, vì nó mang màu sắc chính trị và mục tiêu vị thế của mỗi quốc gia. Chính sách ODA của Bỉ với Việt Nam trong giai đoạn gần đây không có nhiều biến động và vẫn tập trung vào phát triển giáo dục và y tế tại các khu vực nghèo. Tuy nhiên nhà tài trợ ODA song phƣơng lớn nhất của Việt Nam - Nhật Bản - đã thay đổi chính sách tài trợ ODA lần đầu tiên trong 11 năm qua. Tuy hiện tại, Nhật Bản cam kết không thay đổi chính sách ODA với Việt Nam, nhƣng đây cũng là dấu hiệu cảnh báo quan trọng và cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến thu hút ODA của tỉnh khi để duy trì nguồn ODA lớn này, Việt Nam sẽ có những thay đổi tƣơng thích và có thể sẽ anh hƣởng đến những dự án, chƣơng trình sắp tới Trung Ƣơng sắp xếp và phân bổ cho tỉnh.

3.2.2. Tình hình kinh tế, chính trị - xã hội phía nhà tài trợ

Những nhân tố này thƣờng quan trọng đối với những nhà tài trợ song phƣơng (các quốc gia tài trợ). Hiện tại, Tuyên Quang chỉ có một dự án do Bỉ tài trợ ODA. Bỉ là quốc gia có chính trị và kinh tế - xã hội ổn định, do đó sẽ có những tài trợ ổn định và dài hạn cho Tỉnh.

Tuy nhiên, trong thời gian tới, để thu hút thêm ODA, trong khi Tỉnh phụ thuộc rất nhiều vào các dự án Trung ƣơng phân bổ, do đó, cần quan tâm đến những nhà tài trợ lớn của Việt Nam hiện nay, đặc biệt là Nhật Bản.

Tuy có những biến động và những tranh chấp trong nội bộ chính trị quốc gia và một số tranh chấp chủ quyền hay vấn đề mâu thuẫn hạt nhân với các quốc gia láng giềng, nhìn chung nền chính trị Nhật Bản vẫn khá ổn định. Bên cạnh đó, sau khi nhận ra những sai lầm sau thời kì kinh tế phát triển bùng nổ, Nhật Bản đã có những đổi mới và chính sách phát triển kinh tế và trẻ hóa dân số thích hợp hơn, đó là những cam kết cho một nền kinh tế ổn định hơn của Nhật Bản.

Từ đó, nhận thấy nhìn chung tình hình kinh tế chính trị của những quốc gia và nhà tài trợ khác tài trợ ODA cho Việt Nam khá ổn định, đó là những thuận lợi cho công tác thu hút của cả nƣớc nói chung và tỉnh Tuyên Quang nói riêng.

3.2.3. Mối quan hệ kinh tế - chính trị giữa nhà tài trợ và Tỉnh

Đối với cả nƣớc, quan hệ giữa Việt Nam và các nhà tài trợ là khá tốt, ví dụ nhƣ WB. Trong WB, Việt Nam thuộc Nhóm nƣớc Đông Nam Á gồm 11 nƣớc là Brunây, Fiji, Inđônêxia, Lào, Malaysia, Myanma, Nêpan, Singapore, Thái lan, Tông-ga và Việt Nam.

Sau một thời gian dài gián đoạn (tƣ 1978-1993), Việt Nam chính thức nối lại quan hệ với WB vào tháng 10/1993. Từ đó đến nay, mối quan hệ Việt Nam - WB ngày càng đƣợc tăng cƣờng và phát triển mạnh mẽ. Trong thời gian này, nhiều Đoàn cán bộ cấp cao của WB đã sang thăm và làm việc tại Việt Nam để trao đổi với Chính phủ về tình hình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam và tìm hiểu nhu cầu hỗ trợ giúp của Chính phủ. Ban Giám đốc Điều hành của WB cũng cam kết sẽ tiếp tục cung cấp những hỗ trợ cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của Chính phủ, góp phần hỗ trợ Việt nam thực hiện thành công Chƣơng trình Xoá đói Giảm nghèo và Phát triển Kinh tế Xã hội. Kể từ năm

1993 đến nay, mức cam kết cho Việt Nam ngày càng tăng. Hiện nay, Việt Nam là một trong những nƣớc vay ƣu đãi lớn nhất từ IDA.

Mối quan hệ tốt đẹp này chính là cơ hội để Tỉnh có thể tiếp xúc nhiều hơn với các nhà tài trợ và tự tạo ra cơ hội cho mình để nhận đƣợc các cam kết tài trợ phục vụ mục tiêu phát triển của Tỉnh.

Đối với những nhà tài trợ, bầu không khí quốc tế cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến thu hút ODA vào Việt Nam nói chung và Tuyên Quang nói riêng. Trong giai đoạn 2011 - 2013, tình hình khu vực và thế giới có nhiều biến động đã ảnh hƣởng tiêu cực tới công tác thu hút ODA của Tỉnh. Nhƣ không khí quốc tế căng thẳng khi tranh chấp trên Biển Đông và biển Hoa Nam ngày càng gay gắt khi các bên liên quan thể hiện lập trƣờng của mình cứng rắn hơn. Hay tình hình kinh tế thế giới vẫn chƣa có những chuyển biến tích cực, những nền kinh tế lớn tiếp tục khủng hoảng cũng làm cho không khí quốc tế và quan hệ chính trị - ngoại giao giữa các quốc gia trở nên căng thẳng hơn. Do đó, nguồn ODA cam kết vào Việt Nam cũng có những biến động nhất định và những ảnh hƣởng tiêu cực đến thu hút ODA của tỉnh Tuyên Quang là không thể tránh khỏi.

Tuy nhiên, những yếu tố thuận lợi trên sẽ không phát huy đƣợc hết ý nghĩa nếu Tỉnh không chủ động thể hiện và tìm kiếm nguồn vốn. Do đó, những nhân tố từ nội bộ Tỉnh, từ những thuận lợi và khó khăn trong điều kiện và trình độ kinh tế xã hội, cũng nhƣ những chính sách và giải pháp nhằm thu hút ODA của Tỉnh mới là những yếu tố quyết định đến thành công và hiệu quả của công tác thu hút vốn ODA.

3.3. Thực trạng công tác thu hút vốn ODA trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Trong hơn 20 năm giai đoạn 1991 - 2011, Việt Nam đã đạt đƣợc nhiều thành tựu trong thu hút ODA làm mộ trong những động lực phát triển đất nƣớc (Phụ lục 2). Nối tiếp những thành công đó, trong giai đoạn 2011 - 2013, tình hình thu hút nguồn vốn ODA của Việt Nam đã đạt đƣợc những kết quả sau:

Bảng 3.4. Số vốn ODA cam kết, ký kết và giải ngân tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2013 Đơn vị: Tỷ USD STT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 1 ODA cam kết 7,900 7,386 6,485 2 ODA ký kết 6,288 4,919 7,000

3 ODA giải ngân 3,650 4,176 5,137

(Nguồn: Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Tuyên Quang)

Có thể thấy, mặc dù số vốn ODA cam kết cho Việt Nam đã giảm liên tục trong ba năm qua nhƣng số vốn ODA đƣợc giải ngân liên tục tăng và đạt kỷ lục năm 2013 khi giải ngân 5,137 tỷ USD. Trong tình hình chung của cả nƣớc nhƣ trên, tình hình thu hút và giải ngân vốn của tỉnh Tuyên Quang cũng đã đạt đƣợc những kết quả tƣơng ứng.

3.3.1. Tình hình thu hút vốn ODA

3.3.1.1. Số lượng các dự án ODA trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2013

Trên địa bàn tỉnh hiện tại có 05 chƣơng trình, dự án ODA đã đƣợc ký kết và đang thực hiện. Trong số đó có 01 chƣơng trình đƣợc ký kết vào năm 2010, 04 dự án còn lại đƣợc ký kết vào năm 2011 với tổng số vốn ODA vay ƣu đãi đã ký là 56,2 triệu USD và 0,5 triệu USD viện trợ không hoàn lại. 05 chƣơng trình, dự án này bào gồm:

1. Dự án TNSP - Tuyên Quang

Tên Dự án: Dự án hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn tỉnh Tuyên Quang.

Tên nhà tài trợ: Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD).

Cơ quan chủ quản và chủ dự án: Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang.

Thời gian thực hiện Dự án: 05 năm (từ năm 2011 đến 2015).

Địa điểm thực hiện Dự án: Tại 64 xã thuộc các xã khu vực III và một số xã thuộc khu vực II của 6 huyện, có tỷ lệ hộ nghèo bình quân của xã trên 22 %, trong đó tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số nghèo chiếm trên 88% số hộ nghèo.

Tổng vốn của Dự án: 32.844.900 USD. Trong đó:

Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): 25.031.800 USD.

Vốn đối ứng của Chính phủ: 83.990,16 triệu VNĐ; tƣơng đƣơng: 4.515.600 USD Nhân dân đóng góp: 61.333,5 triệu VNĐ; tƣơng đƣơng 3.297.500 USD

Hình thức cung cấp ODA: ODA vay ƣu đãi

Mục tiêu và kết quả chủ yếu của Dự án

Mục tiêu tổng thể:

Mục tiêu tổng thể của Dự án là nâng cao chất lƣợng đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân nông thôn, đặc biệt tại các khu vực khó khăn nhất của tỉnh Tuyên Quang. Mục tiêu phát triển của Dự án là khuyến khích sự tham gia của các hộ nghèo và hộ dân tộc thiểu số tại 64 xã nghèo thuộc 5 huyện của tỉnh vào các hoạt động kinh tế sinh lời bền vững.

Mục tiêu cụ thể:

Cải cách hành chính công và xây dựng năng lực tại cơ sở nhằm xây dựng và triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo định hƣớng thị trƣờng, có sự tham gia.

Nâng cấp và sửa chữa, làm mới các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn nhằm đáp ứng hoạt động sản xuất và phát triển thị trƣờng tại các xã, thôn bản.

Tăng thu nhập bền vững cho ngƣời nghèo và cận nghèo thông qua tăng cƣờng lựa chọn và tham gia vào các cơ hội thị trƣờng mang lại lợi nhuận với vai trò là nhà sản xuất, ngƣời lao động hoặc các doanh nghiệp.

Thực hiện kế hoạch đầu tƣ phát triển nông thôn hàng năm dựa trên nhu cầu, vì ngƣời nghèo, theo định hƣớng thị trƣờng một cách hiệu quả, đồng thời đƣợc lồng ghép vào quy trình lập kế hoạch tổng thể của chính quyền địa phƣơng.

Các kết quả chủ yếu của Dự án:

Thể chế hóa quá trình xây dựng và thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH có sự tham gia theo định hƣớng thị trƣờng bắt đầu từ cấp thôn, xã đến huyện và tỉnh trong đó có lồng ghép vấn đề giới và biến đổi khí hậu, đồng thời kết hợp các nguồn lực khác;

Tăng cƣờng sự tham gia của khối tƣ nhân vào quá trình ra quyết định và cung cấp dịch vụ dựa trên những hƣớng dẫn và chính sách sửa đổi, bổ sung của Chính phủ nhằm phát triển khối tƣ nhân;

Tăng thu nhập cho các hộ nghèo và cận nghèo tham gia vào các chuỗi giá trị vì ngƣời nghèo;

Cải thiện việc cung cấp các dịch vụ tài chính và kỹ thuật cho các bên liên quan trong các chuỗi giá trị vì ngƣời nghèo một cách bền vững;

Nguồn lực công sẽ đƣợc đầu tƣ vào các hoạt động để mở rộng các kênh thị trƣờng với sự tham gia đáng kể của đồng bào dân tộc thiểu số và ngƣời nghèo nông thôn;

Các xã đã tham gia Dự án sẽ tiếp tục sử dụng năng lực đƣợc nâng cao của mình để xây dựng và thực hiện kế hoạch một cách dân chủ, theo định hƣớng thị trƣờng nhằm sử dụng nguồn lực công một cách có hiệu quả.

2. Dự án Xây dựng đƣờng giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc tỉnh Tuyên Quang

Dự án Xây dựng đƣờng giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc là dự án sẽ nâng cấp cải tạo 12 tuyến đƣờng tỉnh ƣu tiên có tổng chiều dài là 304 km ở

6 tỉnh miền núi phía Bắc bao gồm: Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái. Dự án đƣợc thực hiện bởi Ban điều phối dự án chung trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn. Ban điều phối dự án chung làm việc với Sở Giao thông Vận tải các tỉnh, nơi thành lập một ban quản lý dự án cho dự án này. Dự án có tổng mức đầu tƣ là 108,89 triệu USD trong đó sử dụng nguồn vốn vay của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) là 80 triệu USD và nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Qũy phát triển Bắc Âu (NDF) là 2,78 triệu USD còn lại là Chính phủ Việt Nam sẽ cung cấp 26,1 triệu USD, bao gồm các thuế và phí do Chính phủ tài trợ.Hiệp định các khoản vay đƣợc ký ngày 02 tháng 11 năm 2011.

Dự án xây dựng đƣờng tỉnh lộ các tỉnh miền núi phía Bắc với mục tiêu cải thiện kết cấu hạ tầng giao thông để làm động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, xóa đói giảm nghèo, ổn định và nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời dân ở các xã miền núi khó khăn, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.

Dự án sẽ hoàn thành vào ngày 31/12/2016, và ngày đóng khoản vay sẽ là ngày 30/6/2017. Công việc xây lắp bắt đầu vào quý 3 năm 2013.

Trong đó có 15 triệu USD vốn ODA vay ƣu đãi và 0,5 triệu USD nguồn vốn viện trợ không hoàn lại dành cho tỉnh Tuyên Quang.

3. Dự án TA7215-VIE- “Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc”

Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc triển khai ở 15 tỉnh miền núi nghèo phía Bắc thực hiện trong 6 năm (2011- 2016). Có 15 tỉnh thụ hƣởng Dự án gồm: Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang, Hòa Bình, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái. Dự án hƣớng đến mục tiêu trƣớc mắt là xây dựng, cải tạo và nâng cấp các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn cho 15 tỉnh miền núi phía Bắc; xây dựng và nâng cao năng

lực quản lý cơ sở hạ tầng cấp cộng đồng để từng bƣớc cải thiện điều kiện sống của ngƣời dân nghèo miền núi.

Tổng mức đầu tƣ Dự án là 138 triệu USD, ADB đã cam kết cho Việt

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế Giải pháp thu hút nguồn vốn ODA vào tỉnh Tuyên Quang (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)