5. Kết cấu của luận văn
1.4.1. Kinh nghiệm thu hút ODA của một số tỉnh thành
Không chỉ các quốc gia khác, trong nội bộ nƣớc ta, cũng có rất nhiều tỉnh có những kinh nghiệm đáng giá trong quá trình thu hút nguồn vốn ODA nhƣ:
Hà Giang và Tuyên Quang là hai tỉnh láng giềng của nhau nằm trong
vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (vùng Đông Bắc) và có nhiều điểm tƣơng đồng về tình hình kinh tế xã hội thể hiện trong Bảng 1.1 dƣới đây.
Bảng 1.1: Tƣơng quan kinh tế - xã hội Tuyên Quang và Hà Giang
Chỉ tiêu Tuyên Quang Hà Giang
Vị trí địa lý Đông Bắc Bộ (giáp Hà Giang)
Đông Bắc Bộ (giáp Tuyên Quang)
Điều kiện tự nhiên Phức tạp, chủ yếu và đồi
núi và sông suối nhỏ
Phức tạp, chủ yếu và đồi núi và sông suối nhỏ
Tài nguyên thiên nhiên
Đa dạng: sa khoáng, barit, đá vôi
Đa dạng: Angtimon, sắt, cao lanh
Dân số (Sơ bộ
2013) 746,7 nghìn ngƣời 771,2 nghìn ngƣời
Cơ cấu kinh tế Nông nghiệp là chủ yếu Nông nghiệp là chủ yếu Đến hết năm 2013, toàn tỉnh Hà Giang có 23 dự án đang triển khai từ nguồn vốn ODA, trong đó có 16 dự án do tỉnh làm cơ quan chủ quản, 7 dự án do các bộ, ngành Trung ƣơng làm chủ quản. Kế hoạch giải ngân trong năm 2013 trên 211 tỷ đồng, trong đó vốn ODA trên 144 tỷ, vốn đối ứng trên 67 tỷ. Kết quả, tiến hành giải ngân đƣợc 130 tỷ đồng, đạt trên 61% kế hoạch. Là một
tỉnh có nhiều tƣơng đồng nhƣng những kết quả thu hút ODA của Hà Giang cao và thành công hơn Tuyên Quang khá nhiều. Đó là do Hà Giang đã thực hiện tốt một số biện pháp sau:
Thứ nhất, thực hiện tốt công tác quản lý, sử dụng và vận động vốn ODA, Ban vận động ODA của tỉnh tích cực và chủ động kết nối với các bộ, ngành Trung ương cũng như các Đại sứ quán, các Tổ chức quốc tế như ADB, WB. Đặc biệt, trong công tác chỉ đạo, điều hành của Ban đã có nhiều đổi mới, sâu sát hơn, kịp thời hơn nên đã nắm bắt, tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện, trong đó có phối hợp để giải quyết vƣớng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng nhƣ Dự án Đƣờng ngã 3 Ngọc Linh đi Linh Hồ và Phú Linh (Vị Xuyên); tham mƣu cho UBND tỉnh cấp ứng trƣớc 11,53 tỷ cho Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc và dự án cải thiện nông nghiệp có tƣới; tham mƣu cho tỉnh giao chỉ tiêu kế hoạch vốn đối ứng ODA từ nguồn trái phiếu Chính phủ năm 2014 cho 11 công trình dự án với tổng vốn phân bổ 50 tỷ đồng...
Thứ hai, một số ngành và các huyện, thành phố có tinh thần trách nhiệm cao, phối hợp cùng nhau trong công tác triển khai, vận động và thực hiện dự án đạt kết quả khả quan, điển hình là UBND huyện Yên Minh, Quản Bạ đã phối hợp thực hiện dự án cấp, thoát nƣớc cho 2 thị trấn; Sở NN - PTNT quan tâm thu hút đƣợc Dự án Cải thiện nông nghiệp có tƣới và dự án Quản lý rừng bền vững và đa dạng sinh học nhằm giảm thải CO2.
Thứ ba, nhằm khai thác tối đa nguồn lực từ vốn ODA, đến nay, các cấp, các ngành trong toàn tỉnh tích cực tiếp cận và vận động thu hút các dự án từ nguồn vốn ODA. Trong 13 chƣơng trình, dự án vận động, thu hút có 1 dự án đƣợc thẩm định kết quả nghiên cứu khả thi đó là dự án “Quản lý rừng bền vững và đa dạng sinh học nhằm giảm thải CO2” sử dụng nguồn vốn tái thiết của Ngân hàng Đức, cơ quan chủ quản Bộ NN - PTNT, thời gian thực hiện 7 năm, bắt đầu triển khai từ 2014 với số vốn dự kiến 20 triệu Euro, trong đó vốn
ODA là 15 triệu Euro. Có 3 dự án đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt danh mục, 1 dự án ký kết hợp đồng trách nhiệm triển khai thực hiện. Còn lại 7 chƣơng trình, dự án đang trong quá trình tiến hành vận động, trong đó, nổi bật nhất là Chƣơng trình “Giảm nghèo dựa vào phát triển hàng hóa tỉnh Hà Giang” có tính khả thi cao bởi đƣợc sự ủng hộ rất lớn từ phía nhà tài trợ IFAD. Đoàn thiết kế dự án ban đầu của IFAD lên làm việc tại tỉnh, đến nay đã hoàn thành việc xây dựng báo cáo thiết kế dự án ban đầu và chuẩn bị xây dựng thiết kế chi tiết của dự án. Tổng số vốn đầu tƣ cho chƣơng trình dự kiến 34 triệu đô la Mỹ, trong đó vốn ODA là 29 triệu đô la Mỹ.
Bên cạnh đó, Hà Giang cũng đứng ra làm đầu mối đề xuất với các bộ, ngành để thực hiện chƣơng trình phát triển tổng thể các tỉnh miền núi phía Đông Bắc (Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn) nhằm thu hút vốn ODA và các nguồn vốn vay ƣu đãi khác giai đoạn 2014 - 2020.
Đà Nẵng là một thành phố khác đạt đƣợc những thành công nhất định
trong việc thu hút nguồn vốn ODA bằng việc thực hiện một chính sách “mở” và “chủ động” và việc áp dụng đến tối đa vai trò của công nghệ thông tin
trong hoạt động thƣờng xuyên của toàn bộ hệ thống chính quyền thành phố. Điều này đã giúp thành phố thu hút đƣợc nhiều dự án có viện trợ ODA để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội thành phố.
Cuối năm 2013, Đà Nẵng hiện có 11 dự án ODA (do Thành phố quản lý) đang đƣợc triển khai thực hiện, tổng vốn đầu tƣ đạt 697,81 triệu USD, trong đó vốn ODA đạt 536,6 triệu USD. Năm 2013, các dự án giải ngân ƣớc đạt 1.858 tỷ đồng, trong đó vốn ODA đạt 1.731,79 tỷ đồng. Thành phố đang xúc tiến một số dự án ODA nhƣ dự án cấp nƣớc Hòa Liên với kinh phí 2 triệu USD; dự án nghiên cứu khả thi “Mô hình thành phố hàm lƣợng carbon thấp tại Đà Nẵng” và 7 dự án kêu gọi đầu tƣ theo hình thức PPP trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, xử lý nƣớc thải, giao thông, công nghệ thông tin…
Tuy nhiên, nếu nhìn vào thực trạng thu hút nguồn vốn ODA của các tỉnh thành trong cả nƣớc, những kinh nghiệm từ việc sử dụng kém hiệu quả là khá nhiều và phổ biến. Nhiều tỉnh thành chỉ quan trọng số lƣợng vốn ODA thu hút đƣợc trong khi không có đủ nguồn vốn đối ứng và không có biện pháp giải ngân và quản lý vốn hiệu quả, gây lãng phí và thâm hụt vốn, làm mất lòng tin của nhà tài trợ.
Bên cạnh đó, vấn nạn tham nhũng - hối lộ diễn ra phổ biến và nghiêm trọng, thậm chí đến cả những dự án lớn do Bộ chủ quản giao cho các Tổng Công ty Nhà nƣớc thực hiện (nhƣ dự án đƣờng sắt đô thị Hà Nội do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ quản, giao cho Tổng Công ty Đƣờng sắt thực hiện, sử dụng vốn vay ODA của Nhật Bản).
Một điểm yếu khác là các tỉnh chƣa chọn đƣợc các dự án, chƣơng trình ƣu tiên để chủ động tìm kiếm viện trợ, dẫn đến việc sử dụng vốn vay ODA còn bị động, không mang lại hiệu quả trực tiếp và mạnh mẽ nhất làm động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn địa phƣơng.