Tình hình thu hút vốn ODA

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế Giải pháp thu hút nguồn vốn ODA vào tỉnh Tuyên Quang (Trang 57)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Tình hình thu hút vốn ODA

3.3.1.1. Số lượng các dự án ODA trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2013

Trên địa bàn tỉnh hiện tại có 05 chƣơng trình, dự án ODA đã đƣợc ký kết và đang thực hiện. Trong số đó có 01 chƣơng trình đƣợc ký kết vào năm 2010, 04 dự án còn lại đƣợc ký kết vào năm 2011 với tổng số vốn ODA vay ƣu đãi đã ký là 56,2 triệu USD và 0,5 triệu USD viện trợ không hoàn lại. 05 chƣơng trình, dự án này bào gồm:

1. Dự án TNSP - Tuyên Quang

Tên Dự án: Dự án hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn tỉnh Tuyên Quang.

Tên nhà tài trợ: Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD).

Cơ quan chủ quản và chủ dự án: Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang.

Thời gian thực hiện Dự án: 05 năm (từ năm 2011 đến 2015).

Địa điểm thực hiện Dự án: Tại 64 xã thuộc các xã khu vực III và một số xã thuộc khu vực II của 6 huyện, có tỷ lệ hộ nghèo bình quân của xã trên 22 %, trong đó tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số nghèo chiếm trên 88% số hộ nghèo.

Tổng vốn của Dự án: 32.844.900 USD. Trong đó:

Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): 25.031.800 USD.

Vốn đối ứng của Chính phủ: 83.990,16 triệu VNĐ; tƣơng đƣơng: 4.515.600 USD Nhân dân đóng góp: 61.333,5 triệu VNĐ; tƣơng đƣơng 3.297.500 USD

Hình thức cung cấp ODA: ODA vay ƣu đãi

Mục tiêu và kết quả chủ yếu của Dự án

Mục tiêu tổng thể:

Mục tiêu tổng thể của Dự án là nâng cao chất lƣợng đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân nông thôn, đặc biệt tại các khu vực khó khăn nhất của tỉnh Tuyên Quang. Mục tiêu phát triển của Dự án là khuyến khích sự tham gia của các hộ nghèo và hộ dân tộc thiểu số tại 64 xã nghèo thuộc 5 huyện của tỉnh vào các hoạt động kinh tế sinh lời bền vững.

Mục tiêu cụ thể:

Cải cách hành chính công và xây dựng năng lực tại cơ sở nhằm xây dựng và triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo định hƣớng thị trƣờng, có sự tham gia.

Nâng cấp và sửa chữa, làm mới các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn nhằm đáp ứng hoạt động sản xuất và phát triển thị trƣờng tại các xã, thôn bản.

Tăng thu nhập bền vững cho ngƣời nghèo và cận nghèo thông qua tăng cƣờng lựa chọn và tham gia vào các cơ hội thị trƣờng mang lại lợi nhuận với vai trò là nhà sản xuất, ngƣời lao động hoặc các doanh nghiệp.

Thực hiện kế hoạch đầu tƣ phát triển nông thôn hàng năm dựa trên nhu cầu, vì ngƣời nghèo, theo định hƣớng thị trƣờng một cách hiệu quả, đồng thời đƣợc lồng ghép vào quy trình lập kế hoạch tổng thể của chính quyền địa phƣơng.

Các kết quả chủ yếu của Dự án:

Thể chế hóa quá trình xây dựng và thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH có sự tham gia theo định hƣớng thị trƣờng bắt đầu từ cấp thôn, xã đến huyện và tỉnh trong đó có lồng ghép vấn đề giới và biến đổi khí hậu, đồng thời kết hợp các nguồn lực khác;

Tăng cƣờng sự tham gia của khối tƣ nhân vào quá trình ra quyết định và cung cấp dịch vụ dựa trên những hƣớng dẫn và chính sách sửa đổi, bổ sung của Chính phủ nhằm phát triển khối tƣ nhân;

Tăng thu nhập cho các hộ nghèo và cận nghèo tham gia vào các chuỗi giá trị vì ngƣời nghèo;

Cải thiện việc cung cấp các dịch vụ tài chính và kỹ thuật cho các bên liên quan trong các chuỗi giá trị vì ngƣời nghèo một cách bền vững;

Nguồn lực công sẽ đƣợc đầu tƣ vào các hoạt động để mở rộng các kênh thị trƣờng với sự tham gia đáng kể của đồng bào dân tộc thiểu số và ngƣời nghèo nông thôn;

Các xã đã tham gia Dự án sẽ tiếp tục sử dụng năng lực đƣợc nâng cao của mình để xây dựng và thực hiện kế hoạch một cách dân chủ, theo định hƣớng thị trƣờng nhằm sử dụng nguồn lực công một cách có hiệu quả.

2. Dự án Xây dựng đƣờng giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc tỉnh Tuyên Quang

Dự án Xây dựng đƣờng giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc là dự án sẽ nâng cấp cải tạo 12 tuyến đƣờng tỉnh ƣu tiên có tổng chiều dài là 304 km ở

6 tỉnh miền núi phía Bắc bao gồm: Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái. Dự án đƣợc thực hiện bởi Ban điều phối dự án chung trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn. Ban điều phối dự án chung làm việc với Sở Giao thông Vận tải các tỉnh, nơi thành lập một ban quản lý dự án cho dự án này. Dự án có tổng mức đầu tƣ là 108,89 triệu USD trong đó sử dụng nguồn vốn vay của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) là 80 triệu USD và nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Qũy phát triển Bắc Âu (NDF) là 2,78 triệu USD còn lại là Chính phủ Việt Nam sẽ cung cấp 26,1 triệu USD, bao gồm các thuế và phí do Chính phủ tài trợ.Hiệp định các khoản vay đƣợc ký ngày 02 tháng 11 năm 2011.

Dự án xây dựng đƣờng tỉnh lộ các tỉnh miền núi phía Bắc với mục tiêu cải thiện kết cấu hạ tầng giao thông để làm động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, xóa đói giảm nghèo, ổn định và nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời dân ở các xã miền núi khó khăn, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.

Dự án sẽ hoàn thành vào ngày 31/12/2016, và ngày đóng khoản vay sẽ là ngày 30/6/2017. Công việc xây lắp bắt đầu vào quý 3 năm 2013.

Trong đó có 15 triệu USD vốn ODA vay ƣu đãi và 0,5 triệu USD nguồn vốn viện trợ không hoàn lại dành cho tỉnh Tuyên Quang.

3. Dự án TA7215-VIE- “Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc”

Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc triển khai ở 15 tỉnh miền núi nghèo phía Bắc thực hiện trong 6 năm (2011- 2016). Có 15 tỉnh thụ hƣởng Dự án gồm: Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang, Hòa Bình, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái. Dự án hƣớng đến mục tiêu trƣớc mắt là xây dựng, cải tạo và nâng cấp các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn cho 15 tỉnh miền núi phía Bắc; xây dựng và nâng cao năng

lực quản lý cơ sở hạ tầng cấp cộng đồng để từng bƣớc cải thiện điều kiện sống của ngƣời dân nghèo miền núi.

Tổng mức đầu tƣ Dự án là 138 triệu USD, ADB đã cam kết cho Việt Nam vay 108 triệu USD để thực hiện Dự án, 30 triệu USD vốn đối ứng của Chính phủ và các địa phƣơng tham gia dự án. Dự án sẽ triển khai xây dựng và nâng cấp hàng loạt các công trình đƣờng giao thông nông thôn, thủy lợi, cấp nƣớc, chống lũ, trƣờng học, trạm y tế, chợ.Theo đó, trong 6 năm từ 2011- 2016, mỗi tỉnh đƣợc đầu tƣ trên dƣới khoảng 200 tỷ đồng để thực hiện.

Nhƣ vậy, trong toàn giai đoạn 2011 - 2016, tỉnh Tuyên Quang đƣợc nhận 7,2 triệu USD nguồn vốn ODA vay ƣu đãi này từ ADB.

4. Chƣơng trình bảo đảm chất lƣợng giáo dục trƣờng học giai đoạn 2010 - 2015 - SEQAP (WB, DFID)

Chƣơng trình SEQAP có mục tiêu nâng cao chất lƣợng giáo dục tiểu học ở Việt Nam bằng việc hỗ trợ của Chính phủ cho quá trình chuyển đổi sang mô hình dạy và học cả ngày ở các trƣờng tiểu học thuộc 36 tỉnh có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn đƣợc tham gia chƣơng trình, trong đó ƣu tiên cho nhóm học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Tổng vốn của Chƣơng trình SEQAP khoảng 186 triệu USD, trong đó: Vốn vay của IDA (WB) là 85,4 triệu SDR(tƣơng đƣơng 127 triệu USD vào thời điểm đàm phán);Vốn viện trợ không hoàn lại của DFID là 17 triệu bảng Anh; Vốn viện trợ không hoàn lại của Bỉ là 6 triệu EUR; Vốn đối ứng từ ngân sách nhà nƣớc là 27,9 triệu USD,bao gồm: Vốn ngân sách trung ƣơng là 12,1 triệu USD(để thực hiện các hoạt động quản lý Chƣơng trình, chi phí mua sắm trang thiết bị) và vốn ngân sách của các tỉnh tham gia chƣơng trình: 15,8 triệu USD (chi lƣơng tăng thêm của giáo viên do dạy học cả ngày, chi tƣ vấn thiết kế giám sát xây dựng, chi hoạt động của Ban quản lý chƣơng trình cấp huyện).

Nguồn vốn của Chƣơng trình SEQAP đƣợc quản lý theo 2 hình thức: Thứ nhất là chuyển vào ngân sách nhà nƣớc để thực hiện chƣơng trình tại các tỉnh tham gia (quản lý theo hình thức chƣơng trình). Nguồn vốn dành cho chƣơng trình khoảng 163 triệu USD, bao gồm: vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản là 51,4 triệu USD, trong đó xây dựng cơ bản là 46,9 triệu USD và dịch vụ tƣ vấn thiết kế, giám sát xây dựng là 4,5 triệu USD; vốn hành chính sự nghiệp là 111,6 triệu USD.

Hình thức thứ hai là thực hiện quản lý theo hình thức dự án ODA với nguồn vốn hành chính sự nghiệp khoảng 23 triệu USD.

Tuyên Quang là một trong số 36 tỉnh của cả nƣớc đƣợc lựa chọn tham gia chƣơng trình này.

5. Dự án Y tế Việt Nam

Dự án Y tế Việt Nam (tên tiếng Anh là Vietnam Heathcare Project) do Quỹ Phát triển Quốc tế của các nƣớc xuất khẩu dầu mỏ (OFID) tài trợ.

Tổng số vốn: Khoản tài trợ cho Dự án Y tế Việt Nam bao gồm có tổng giá trị là 22,5 triệu USD với thời hạn 20 năm trong đó có 5 năm ân hạn, lãi suất 1,75 %/năm và phí dịch vụ là 1% tính trên số dƣ nợ gốc.

Mục tiêu tổng quát của Dự án tăng cƣờng năng lực và cải thiện chất lƣợng y tế hiện tại tại Việt Nam thông qua việc xây dựng thêm cơ sở hạ tầng y tế tại Hà Nội và tỉnh Tuyên Quang.

Dự án sẽ đầu tƣ nâng cấp 2 bệnh viện, trong đó có Bệnh viện đa khoa huyện Trung Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

Tiểu dự án này sẽ đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho bệnh viện Trung Sơn đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của ngƣời dân, giảm tình trạng quá tải ở tuyến trên, cải thiện chất lƣợng cho ngƣời dân.

Nội dung dự án gồm xây dựng trang bị mới 90 giƣờng bệnh và nâng cấp các cơ sở vật chất hiện tại của Bệnh viện, mua sắm các trang thiết bị y tế cho một số khoa của Bệnh viện và giúp tăng cƣờng năng lực cho cán bộ nhân viên tại Bệnh viện, chi phí hành chính, văn phòng.

Dự án dự kiến đƣợc thực hiện trong 04 năm 2011-2015, với chi phí là 10 triệu USD, trong đó dự kiến vốn vay OFID là 09 triệu USD và vốn đối ứng của địa phƣơng là 1 triệu USD.

Dự kiến dự án sẽ hoàn thành vào 2015 và sẽ góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lƣợng y tế, khám chữa bệnh của Bệnh viện đa khoa huyện Trung Sơn, tỉnh Tuyên Quang, giúp cho ngƣời dân của vùng căn cứ cách mạng ATK, đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Tuyên Quang tiếp cận đƣợc dịch vụ chăm sóc sức khoẻ chất lƣợng cao.

3.3.1.2. Cơ cấu nguồn vốn thu hút phân theo ngành, lĩnh vực

Đơn vị: % 25.83 19.67 16.67 8.67 21.83 7.33

Y tế - Văn hóa - Giáo dục Cơ sở hạ tầng - giao thông nông thôn

Hệ thống giao thông liên tỉnh

Môi trường

Nông - lâm -ngư nghiệp

Khác

Biểu đồ 3.2. Cơ cấu thu hút nguồn vốn ODA theo ngành, lĩnh vực tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011 - 2013

(Nguồn: Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Tuyên Quang)

Theo đó, trong giai đoạn 2011- 2013, nguồn ODA thu hút của tỉnh tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, hỗ trợ “tam nông” và nâng cao chất lƣợng và điều kiện y tế, giáo dục. Trong đó, y tế - văn hóa - giáo dục thu hút đƣợc nguồn vốn ODA lớn nhất (25,83%). Đây là do Tuyên Quang là một

tỉnh vùng núi, thành phần dân tộc đa dạng và trình độ dân trí còn thấp hơn trung bình cả nƣớc, có nhiều địa bàn vùng sau vùng xa điều kiện giáo dục và y tế còn kém. Nông - lâm - ngƣ nghiệp và cơ sở hạ tầng nông thôn cũng đƣợc các nhà tài trợ quan tâm để tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội tỉnh.

3.3.1.3. Cơ cấu ODA theo nhà tài trợ

Cơ cấu ODA tỉnh Tuyên Quang theo nhà tài trợ đƣợc thể hiện trong Biểu đồ 3.15 và Biểu đồ 3.16 dƣới đây. Từ hai biểu đồ, có thể thấy rằng, Bỉ là nhà tài trợ ODA song phƣơng duy nhất cho tỉnh Tuyên Quang với số vốn tƣơng đối nhỏ (Chƣơng trình SEQAP), chiếm chƣa tới 0,5% tổng nguồn vốn ODA ký kết của tỉnh trong toàn giai đoạn. Nguồn vốn tài trợ chủ yếu từ các nhà tài trợ song phƣơng, trong đó lớn nhất là IFAD (dự án TNSP tỉnh Tuyên Quang) với 25,03 triệu USD chiếm 40,7% và ADB (dự án Xây dựng đƣờng giao thông nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc và dự án “Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc”) với 22,2 triệu USD, chiếm tới 36,1%.

Đơn vị: Triệu USD

3.47 22.2 25.03 9 0.3 1.5 0 5 10 15 20 25 30

WB ADB IFAD OFID Bỉ Khác

Biều đồ 3.3. Lƣợng vốn ODA ký kết theo nhà tài trợ tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2010 - 2013

Đơn vị: % 5.64 36.10 40.70 14.63 0.49 2.44 WB ADB IFAD OFID Bỉ Khác

Biểu đồ 3.4. Cơ cấu vốn ODA ký kết theo nhà tài trợ tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2010 - 2013

(Nguồn: Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Tuyên Quang)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ kinh tế Giải pháp thu hút nguồn vốn ODA vào tỉnh Tuyên Quang (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)