5. Kết cấu của luận văn
3.4.1. Quy hoạch
Để thu hút và giải ngân nguồn vốn ODA chủ động và hiệu quả nhất, chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã có chính sách, giải pháp tƣơng đối toàn diện để khuyến khích và tạo động lực cho tỉnh trong quá trình thu hút nguồn vốn ODA, trong đó quan trọng là quy hoạch các chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội tinh theo ngành - lĩnh vực cũng nhƣ theo vùng. Chính việc có một quy hoạch khá cụ thể, rõ ràng là nền tảng để tạo môi trƣờng hấp dẫn và một cam kết chắc chắn đối với các nhà tài trợ song phƣơng và đa phƣơng.
Về quy hoạch vùng
Đinh hƣớng phát triển không gian vùng đƣợc chia thành ba vùng chính: vùng núi phía bắc gồm các huyện Hàm Yên, Chiêm Hoá, Lâm Bình và Na Hang; vùng trung tâm tỉnh gồm Thành phố Tuyên Quang và vùng phụ cận; vùng phía nam tỉnh gồm các huyện Sơn Dƣơng, Yên Sơn. Trong đó, tỉnh có dự kiến sẽ nâng cấp thị trấn Na Hang lên Thị xã Na Hang và tách huyện mới thành lập dự kiến trung tâm huyện mới sẽ đặt tại xã Hồng Lạc.
Đồng thời, tỉnh cũng xác định các chƣơng trình, dự án ƣu tiên đầu tƣ gồm các công trình kết cầu hạ tầng: công trình giao thông đƣờng bộ, đƣờng thủy và đƣờng sắt; công trình văn hóa thể thao trọng điểm: Quảng trƣờng tỉnh, khu liên hợp thể thao tỉnh, dự án bảo tồn, tôn tạo Di tích Quốc gia đặc
biệt Tân Trào; công trình bảo vệ môi trƣờng và nâng cao chất lƣợng cuộc sống; chƣơng trình phát triển các vùng du lịch nghỉ dƣỡng, phát triển nhà ở cho ngƣời thu nhập thấp và các khu công nghiệp tập trung.
Về quy hoạch di dân tái định cư
Mặc dù phải thực hiện chƣơng trình di dân tái định cƣ trong điều kiện khó khăn, vừa triển khai thực hiện, vừa hoàn thiện cơ chế, chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ, đồng thời tổ chức các hộ dân di chuyển, song với sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, sự đồng thuận của nhân dân, tỉnh Tuyên Quang đã tiến hành di chuyển, bố trí, sắp xếp tái định cƣ cho 4.116 hộ gia đình với trên 20.300 nhân khẩu tại 125 điểm thuộc 42 dự án tái định cƣ; ngoài ra còn 268 hộ với trên 1.300 nhân khẩu tự di chuyển trong, ngoài tỉnh.
Về kết quả giao đất cho hộ tái định cƣ đã giao đất ở cho 3.946 hộ với tổng diện tích trên 117 ha, bình quân 298 m2/hộ; đã giao đất sản xuất nông nghiệp cho 14.934 khẩu tái định cƣ, bình quân diện tích đất đã giao quy về đất 2 vụ lúa đạt 443 m2/khẩu. Các hộ dân tái định cƣ đã đƣợc hỗ trợ chăn nuôi, trồng trọt, đào tạo nghề theo quy định. Dự án đã đầu tƣ xây dựng mới và nâng cấp 217 km đƣờng giao thông nông thôn loại A, trên 41 km đƣờng giao thông nông thôn loại B, 5,4 km đƣờng nội khu đô thị. Hệ thống đƣờng tràn liên hợp, cầu bê tông cốt thép, công trình thủy lợi, công trình cung cấp nƣớc sinh hoạt, trạm biến áp cung cấp điện sinh hoạt, các công trình phúc lợi xã hội đã đƣợc đầu tƣ xây dựng đồng bộ, góp phần quan trọng ổn định đời sống của đồng bào tại các khu tái định cƣ với tổng nguồn vốn tái định cƣ là trên 1.700 tỷ đồng.
Về quy hoạch phát triển ngành - lĩnh vực
Tỉnh đã có quy hoạch cụ thể cho các ngành lĩnh vực (trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp, viễn thông, thƣơng mại và du lịch) cho từng năm, từng giai đoạn và tầm nhìn định hƣớng đến năm 2020 và 2025. Ví dụ nhƣ quy hoạch du kịch của tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn 2011 - 2015 là tỉnh tập trung quy hoạch chi tiết các điểm du lịch, các phân khu
chức năng trong các khu du lịch để làm cơ sở lập dự án đầu tƣ xây dựng các khu, điểm du lịch trên địa bàn toàn tỉnh; tập trung vốn ngân sách Nhà nƣớc và huy động các nguồn lực hợp pháp khác để đầu tƣ cơ sở hạ tầng tại các khu, điểm du lịch; tăng cƣờng chính sách ƣu đãi đầu tƣ cho các dự án đã đƣợc quy hoạch; phát triển lực lƣợng lao động trong ngành du lịch đảm bảo chất lƣợng, số lƣợng; đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động xúc tiến quảng bá trên quy mô lớn; phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phƣơng; tăng cƣờng liên kết hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố trong nƣớc và quốc tế.