5. Kết cấu của luận văn
3.2.3. Mối quan hệ kinh tế chính trị giữa nhà tài trợ và Tỉnh
Đối với cả nƣớc, quan hệ giữa Việt Nam và các nhà tài trợ là khá tốt, ví dụ nhƣ WB. Trong WB, Việt Nam thuộc Nhóm nƣớc Đông Nam Á gồm 11 nƣớc là Brunây, Fiji, Inđônêxia, Lào, Malaysia, Myanma, Nêpan, Singapore, Thái lan, Tông-ga và Việt Nam.
Sau một thời gian dài gián đoạn (tƣ 1978-1993), Việt Nam chính thức nối lại quan hệ với WB vào tháng 10/1993. Từ đó đến nay, mối quan hệ Việt Nam - WB ngày càng đƣợc tăng cƣờng và phát triển mạnh mẽ. Trong thời gian này, nhiều Đoàn cán bộ cấp cao của WB đã sang thăm và làm việc tại Việt Nam để trao đổi với Chính phủ về tình hình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam và tìm hiểu nhu cầu hỗ trợ giúp của Chính phủ. Ban Giám đốc Điều hành của WB cũng cam kết sẽ tiếp tục cung cấp những hỗ trợ cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của Chính phủ, góp phần hỗ trợ Việt nam thực hiện thành công Chƣơng trình Xoá đói Giảm nghèo và Phát triển Kinh tế Xã hội. Kể từ năm
1993 đến nay, mức cam kết cho Việt Nam ngày càng tăng. Hiện nay, Việt Nam là một trong những nƣớc vay ƣu đãi lớn nhất từ IDA.
Mối quan hệ tốt đẹp này chính là cơ hội để Tỉnh có thể tiếp xúc nhiều hơn với các nhà tài trợ và tự tạo ra cơ hội cho mình để nhận đƣợc các cam kết tài trợ phục vụ mục tiêu phát triển của Tỉnh.
Đối với những nhà tài trợ, bầu không khí quốc tế cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến thu hút ODA vào Việt Nam nói chung và Tuyên Quang nói riêng. Trong giai đoạn 2011 - 2013, tình hình khu vực và thế giới có nhiều biến động đã ảnh hƣởng tiêu cực tới công tác thu hút ODA của Tỉnh. Nhƣ không khí quốc tế căng thẳng khi tranh chấp trên Biển Đông và biển Hoa Nam ngày càng gay gắt khi các bên liên quan thể hiện lập trƣờng của mình cứng rắn hơn. Hay tình hình kinh tế thế giới vẫn chƣa có những chuyển biến tích cực, những nền kinh tế lớn tiếp tục khủng hoảng cũng làm cho không khí quốc tế và quan hệ chính trị - ngoại giao giữa các quốc gia trở nên căng thẳng hơn. Do đó, nguồn ODA cam kết vào Việt Nam cũng có những biến động nhất định và những ảnh hƣởng tiêu cực đến thu hút ODA của tỉnh Tuyên Quang là không thể tránh khỏi.
Tuy nhiên, những yếu tố thuận lợi trên sẽ không phát huy đƣợc hết ý nghĩa nếu Tỉnh không chủ động thể hiện và tìm kiếm nguồn vốn. Do đó, những nhân tố từ nội bộ Tỉnh, từ những thuận lợi và khó khăn trong điều kiện và trình độ kinh tế xã hội, cũng nhƣ những chính sách và giải pháp nhằm thu hút ODA của Tỉnh mới là những yếu tố quyết định đến thành công và hiệu quả của công tác thu hút vốn ODA.