ĐỂ ĐIỀU CHỈNH HIỆU QUẢ CÁC THỎA THUẬN ẤN ĐỊNH GIÁ NHẰM HẠN CHẾ CẠNH TRANH
3.1.4. Cơ chế điều chỉnh pháp luật về thỏa thuận ấn định giá gắn liền với cơ chế kiểm soát giá cả độc quyền
liền với cơ chế kiểm soát giá cả độc quyền
Cùng với chính sách cạnh tranh, chính sách giá và cơ chế kiểm sốt giá cả độc quyền sẽ góp phần to lớn trong cơ chế điều chỉnh pháp luật đối với các thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh. Bởi lẽ, nếu chúng ta có cơ chế kiểm sốt giá đối với các hàng hóa, dịch vụ, đặc biệt là đối với các hàng
hóa dịch vụ, độc quyền một cách hữu hiệu, thì nguy cơ của các thỏa thuận ấn định giá sẽ phần nào được loại trừ. Nhà nước cần sử dụng các công cụ kiểm sốt vĩ mơ để tác động gián tiếp vào các quan hệ cung cầu nhằm bình ổn giá cả thị trường, ban hành và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp tính giá, đảm bảo tính minh bạch trong cơ chế hình thành giá cả hàng hóa và dịch vụ thiết yếu, dự liệu cả những trường hợp đột biến, từ đó có thể phát hiện kịp thời các doanh nghiệp tăng, giảm giá vô căn cứ hoặc thỏa thuận liên minh để ấn định giá. Bên cạnh đó, cần tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra, mà đặc biệt cần chú trọng đến các yếu tố hình thành giá cả, kiểm sốt các chi phí sản xuất của các doanh nghiệp.
3.1.5. Cơ chế điều chỉnh pháp luật về thỏa thuận ấn định giá gắn
liền với mối quan hệ với các quy định pháp luật khác
Muốn phát huy tính năng là điều chỉnh các quan hệ xã hội của pháp luật nói chung và cơ chế pháp luật điều chỉnh thỏa thuận ấn định giá trong pháp luật cạnh tranh nói riêng, cần phải có những quy định thống nhất trong việc xác định hành vi vi phạm và biện pháp xử lý giữa quy định của pháp luật cạnh tranh với các quy định trong các ngành luật khác như pháp luật thương mại, pháp luật kiểm tốn (để tính chi phí), pháp luật thuế (để tính doanh thu), pháp luật xử lý vi phạm hành chính, pháp luật hình sự, pháp luật bảo vệ người tiêu dùng v.v.. Chẳng hạn, các biện pháp chế tài xử lý hành chính trong thỏa thuận ấn định giá không thể trái với nguyên tắc của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật hình sự. Việc quy định về hành vi thỏa thuận ấn định giá trong nhiều văn bản khác nhau do nhiều cơ quan ban hành với hiệu lực pháp lý khác nhau dẫn đến tình trạng rối rắm, mâu thuẫn, chồng chéo của quy định pháp luật gây khó khăn cho việc các doanh nghiệp muốn tuân thủ pháp luật, kinh doanh chân chính, lành mạnh; sự lúng túng trong quá trình xử lý của cơ
quan cạnh tranh; việc phát hiện hành vi vi phạm thỏa thuân ấn định giá của xã hội.
Khi kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển với quy mô càng ngày rộng lớn với các quan hệ kinh tế ngày càng phức tạp, phong phú, việc có sự thống nhất trong cách hiểu và áp dụng các quy định pháp luật về thỏa thuận ấn định giá, chúng ta mới đảm bảo khơng có trở ngại, lúng túng trong quá trình điều tra xử lý các vụ việc thỏa thuận ấn định giá từ phía các cơ quan thực thi cạnh tranh và cũng là biện pháp chống lại các bên tham gia thỏa thuận ấn định giá vi phạm tìm cách né tránh, biện hộ hoặc lách luật hoặc tìm cách chịu chế tài nhẹ nhất do việc các quy định không thống nhất giữa pháp luật cạnh tranh và ngành luật khác.