Các hình thức xử lý đối với thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam

Một phần của tài liệu Thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam (Trang 48 - 53)

CẠNH TRAN HỞ VIỆT NAM

2.1.2. Các hình thức xử lý đối với thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam

chế cạnh tranh theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam

Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 và khoản 2 Điều 9 Luật Cạnh tranh năm 2004, hành vi thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh chỉ bị cấm khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp từ 30% trở lên trên thị trường liên quan.

Thị phần được coi là thông số phản ánh mức độ thành công và cơ sở để xác định khả năng chi phối của doanh nghiệp đối với thị trường, là khả năng

tác động đến giá cả thị trường của một loại hàng hóa hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp đó mua hoặc bán, hay nói cách khác là doanh nghiệp có thể tác động đến những yếu tố của thị trường theo hướng có lợi cho mình.

Sự thống nhất của các doanh nghiệp trong hành động nhằm nâng cao kinh doanh và năng lực cạnh tranh chung. Sức mạnh của thỏa thuận phụ thuộc vào nội dung thỏa thuận ấn định giá và quyền lực thị trường của các bên tham gia ấn định giá. Với những thỏa thuận mà thị phần kết hợp của tất cả các chủ thể tham gia chưa tạo ra quyền lực thị trường, thì pháp luật khơng thể cấm điều đó. Luật Cạnh tranh đưa ra mức thị phần kết hợp giữa các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận ấn định giá bị cấm là từ 30% trở lên, bởi vì, với mức thị phần này, các doanh nghiệp trong thỏa thuận đã đủ sức mạnh quyền lực thị trường và đã tác động đến quyền lựa chọn của khách hàng, với mức thị phần kết hợp này, sức mạnh hành động chung của các doanh nghiệp trong thỏa thuận sẽ có tác động rất lớn đến các doanh nghiệp còn lại trong thị trường, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ. Trong mơi trường đó, các doanh nghiệp nhỏ luôn ở vào vị trí bất lợi và một khi chúng bị tiêu diệt thì sẽ là căn nguyên hình thành các thế lực độc quyền của thị trường [20, tr. 65].

Theo Điều 10 Nghị định 120/2005/NĐ-CP ngày 30/09/2005 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh, các doanh nghiệp có một trong các hành vi thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh:

- Phạt tiền đến 5% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên

- Phạt tiền từ 5% đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên đối với

một trong các hành vi thỏa thuận ấn định giá nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Hàng hoá, dịch vụ liên quan là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, trang thiết bị y tế, thuốc phòng và chữa bệnh cho người, thuốc thú y, phân bón, thức ăn chăn ni, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi và các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ;

- Doanh nghiệp vi phạm giữ vai trị tổ chức, lơi kéo các đối tượng khác tham gia vào thoả thuận.

Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định trên, doanh nghiệp vi phạm cịn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm, bao gồm cả tịch thu toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm;

- Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh [30, Điều 10].

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 10 Luật Cạnh tranh, thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh có thể được hưởng miễn trừ trong một thời hạn. Việc miễn trừ này được đưa ra vì hai lý lẽ: Một là, tơn trọng quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Các chủ thể kinh doanh có quyền chủ động trong việc liên kết để thiết lập và thực hiện các chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả. Nhà nước với công cụ là pháp luật chỉ can thiệp vào hành động của các doanh nghiệp trong kinh doanh khi những hành động này có nguy cơ đe dọa lợi ích chung của xã hội (tức là thị trường cạnh tranh mà người tiêu dùng có thể hưởng lợi). Hai là, pháp luật cần tính tốn sự cân xứng về các lợi ích mà thỏa thuận ấn định giá này mang lại, một thỏa thuận ấn định giá nói riêng và thỏa thuận nhằm hạn chế cạnh tranh nói chung đều có hai mặt, nó

vừa đem lại khả năng gây hại làm giảm cạnh tranh, vừa đem lại nhiều tác dụng tích cực cho sự phát triển của thị trường. Vì vậy, cần phải có sự cân nhắc và tính tốn để có biện pháp thích hợp đối với từng thỏa thuận trong đó có ấn định giá.

Thỏa thuận ấn định giá sẽ được xem xét cho hưởng miễn trừ nếu thỏa mãn một trong các điều kiện sau đây nhằm hạ giá thành, có lợi cho người tiêu dùng:

- Hợp lý hoá cơ cấu tổ chức, mơ hình kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh;

- Thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, cơng nghệ, nâng cao chất lượng hàng hố, dịch vụ;

- Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm;

- Thống nhất các điều kiện kinh doanh, giao hàng, thanh tốn nhưng khơng liên quan đến giá và các yếu tố của giá;

- Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa;

- Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Thứ nhất, về chiến lược liên doanh và hợp tác phát triển. Trong nhiều

trường hợp, sự hợp tác và hỗ trợ giữa những đối thủ cạnh tranh mang lại hiệu quả cho thị trường, nâng cao khả năng kinh doanh trên thương trường. Chiến lược liên doanh và hợp tác nhằm hợp lý hoá cơ cấu tổ chức, mơ hình kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hố, dịch vụ. Các doanh nghiệp có thế mạnh ở lĩnh vực khác nhau có thể kết hợp với nhau, như doanh nghiệp có sản phẩm tốt kết hợp với doanh nghiệp có mạng lưới phân phối tốt nhằm đem lại hiệu quả cho thị trường. Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể hợp tác phát triển và thực hiện

các cơng trình nghiên cứu, ứng dụng khoa học tiến bộ mà nếu đầu tư một mình, doanh nghiệp sẽ khó đạt được như chế tạo máy bay, viễn thông.

Thứ hai, về chiến lược xây dựng các tiêu chuẩn chung về sản phẩm và

các điều kiện kinh doanh biểu hiện ở việc áp dụng thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm, thống nhất các điều kiện kinh doanh, giao hàng, thanh tốn nhưng khơng liên quan đến giá và các yếu tố của giá. Việc đặt ra các tiêu chuẩn cho sản phẩm sẽ có lợi cho xã hội, vì tạo ra mặt bằng chất lượng sản phẩm và giúp cho người tiêu dùng có thêm nhiều thơng tin để đưa ra các quyết định chính xác về sản phẩm mà họ định mua, đặc biệt các sản phẩm liên quan đến y tế. Ngoài ra, áp dụng các tiêu chuẩn này sẽ cải tiến trình độ quản lý kinh doanh của họ.

Thứ ba, chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh bao gồm tăng cường

sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa và tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ là doanh nghiệp có vốn đăng ký khơng quá 10 tỷ đồng hoặc có số lao động trung bình hằng năm khơng quá 300 người [37, Điều 3]. Hiện nay, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chiếm đại số trong các doanh nghiệp, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp này là cần thiết để tạo ra nội lực cho nền kinh tế, vì vậy, các thỏa thuận hướng đến phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn được nhà nước quan tâm thừa nhận và tạo điều kiện cho chúng thực hiện hiệu quả. Điều này càng đặc biệt ý nghĩa và cần thiết khi Việt Nam đã trở thành thành viên của các tổ chức kinh tế lớn của thế giới, bên cạnh việc bảo vệ cho nền sản xuất nội địa, còn cần phải nỗ lực xây dựng và phát triển nội lực, vì vậy, việc nâng cao khả năng kinh doanh và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước khi tham gia thị trường quốc tế. Có như vậy, hội nhập kinh tế quốc tế mới có khả năng thực hiện hiệu quả.

Một phần của tài liệu Thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)