Cơ chế điều chỉnh pháp luật về thỏa thuận ấn định giá gắn liền với việc đảm bảo sự công bằng lợi ích giữa Nhà nƣớc, ngƣời tiêu

Một phần của tài liệu Thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam (Trang 79 - 80)

ĐỂ ĐIỀU CHỈNH HIỆU QUẢ CÁC THỎA THUẬN ẤN ĐỊNH GIÁ NHẰM HẠN CHẾ CẠNH TRANH

3.1.3. Cơ chế điều chỉnh pháp luật về thỏa thuận ấn định giá gắn liền với việc đảm bảo sự công bằng lợi ích giữa Nhà nƣớc, ngƣời tiêu

liền với việc đảm bảo sự công bằng lợi ích giữa Nhà nƣớc, ngƣời tiêu dùng và doanh nghiệp

Chức năng của pháp luật cạnh tranh nói chung và pháp luật về cơ chế điều chỉnh thỏa thuận ấn định giá nói riêng phải bảo vệ hài hòa các lợi ích công cộng (Nhà nước), lợi ích doanh nghiệp và lợi ích người tiêu dùng. Nhà nước với công cụ pháp luật bảo đảm quyền tự do kinh doanh của các doanh nghiệp, đảm bảo cho phép quyền tự quyết, sáng tạo trong các phương án kinh doanh của mình nhằm thu lợi nhuận, điều này được thể hiện trong các văn bản pháp luật từ văn bản có giá trị pháp lý cao nhất như Hiến pháp cho đến các

văn bản pháp luật chuyên ngành. Tuy nhiên, thực tế có những doanh nghiệp đã vì mục đích cao nhất của mình là tối đa hóa lợi nhuận, những doanh nghiệp tìm mọi cách để bóp méo cạnh tranh, tăng giá, chèn ép khách hàng để thu lợi nhuận cho mình, trước tình hình đó, Nhà nước phải có trách nhiệm bảo vệ số đông người tiêu dùng cũng là bảo vệ lợi ích của xã hội bằng các quy định pháp luật, cụ thể trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng bao gồm: Ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật; Niêm yết công khai giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm kinh doanh, văn phòng dịch vụ; Cảnh báo khả năng hàng hóa, dịch vụ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của người tiêu dùng và các biện pháp phòng ngừa; Cung cấp thông tin về khả năng cung ứng linh kiện, phụ kiện thay thế của hàng hóa; Cung cấp hướng dẫn sử dụng; điều kiện, thời hạn, địa điểm, thủ tục bảo hành trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ có bảo hành; Thông báo chính xác, đầy đủ cho người tiêu dùng về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trước khi giao dịch [23, Điều 12].

Tóm lại, cơ chế pháp luật điều chỉnh thỏa thuận ấn định giá phải đảm bảo sự tự chủ, tự quyết trong việc hoạch định và thực hiện các phương án kinh doanh nhằm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, đồng thời cần phải cương tỏa, giới hạn những hành vi kinh doanh ảnh hưởng đến giá cả, gây thiệt hại cho người tiêu dùng

Một phần của tài liệu Thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)