CẠNH TRAN HỞ VIỆT NAM
2.3.2. Về thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật cạnh tranh
Thứ nhất, về công tác phát hiện, điều tra và xử lý các thỏa thuận ấn định giá.
Một là, nhìn chung việc phát hiện có sự tồn tại của các thỏa thuận ấn
định giá thuộc về cơ quan quản lý cạnh tranh hoặc bên khiếu nại, tuy nhiên qua thực tiễn các nước xử lý các vụ việc hạn chế cạnh tranh, việc phát hiện tồn tại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nói chung và thỏa thuận ấn định giá nói riêng nhìn chung rất khó bị phát hiện. Một nguồn để phát hiện ra sự tồn tại của các thỏa thuận ấn định giá chính một hoặc nhiều bên tham gia thỏa thuận ấn định giá hoặc được mời tham gia thỏa thuận ấn định giá, đây chính là một trong những hệ quả khi cartel bị phá vỡ khi không đảm bảo quyền lợi giữa các thành viên tham gia thỏa thuận. Theo quy định của pháp luật hiện nay, việc một hoặc các bên tham gia thỏa thuận ấn định giá tự nguyện khai báo với cơ quan cạnh tranh trước khi bị phát hiện chỉ được xem là một tình tiết giảm nhẹ trong quá trình xử lý sau này của cơ quan cạnh tranh [29, điểm a khoản 1 Điều 85]. Điều này chưa phản ánh được vai trò và công sức của một trong các bên tham gia thỏa thuận và ảnh hưởng đến sức mạnh phòng ngừa và xử lý các hành vi thỏa thuận ấn định giá của pháp luật cạnh tranh nhằm bảo vệ môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Hai là, quá trình điều tra và xử lý một vụ việc thỏa thuận ấn định giá rất
phức tạp, đòi hỏi sự hợp tác của nhiều cơ quan và thậm chí là bên bị điều tra, đòi hỏi trình độ nhất định của người tiến hành điều tra và thành viên Hội đồng
cạnh tranh. Tuy nhiên, theo quy định tiêu chuẩn điều tra viên và thành viên Hội đồng cạnh tranh hiện nay chưa có cơ hội cho những đối tượng là người chỉ có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm nhưng họ chưa có bằng cấp học vị nhất định [22, Điều 52, 55]. Ngoài ra, trong thực tiễn do ý thức pháp luật của bên bị điều tra chưa cao nên nảy sinh thái độ bất hợp tác với cơ quan cạnh tranh, mặc dù theo quy định bên bị điều tra phải có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho cơ quan quản lý cạnh tranh [22, khoản 3 Điều 66], chúng ta chưa có chế tài cho việc xử lý hành vi này trong quy định pháp luật cạnh tranh.
Thứ hai, đối tượng áp dụng và chịu sự điều chỉnh của pháp luật cạnh
tranh là rất rộng lớn trong xã hội, trong đó có bao gồm nhiều tập đoàn kinh tế lớn của Nhà nước và vai trò trách nhiệm của cơ quan quản lý cạnh tranh đòi hỏi rất nặng nề trong việc đảm bảo các quy định pháp luật cạnh tranh được thực hiện trong thực tiễn đời sống.
Cơ quan quản lý về cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay có Cục Quản lý cạnh tranh (cơ quan cấp cục), chức năng, quyền hạn, tổ chức do Bộ trưởng Bộ Công thương quy định [36] và Hội đồng cạnh tranh với các thành viên do Thủ tướng bổ nhiệm, miễn nhiệm. Chúng ta thấy rằng, với trách nhiệm nặng nề là điều tra, xử lý và tham vấn theo dõi về cạnh tranh của nền kinh tế, rõ ràng vị thế của cơ quan cạnh tranh Việt Nam chưa tương xứng với chức trách, vai trò quan trọng của mình trong việc bảo đảm cho môi trường cạnh tranh một cách lành mạnh. Đặc biệt, khi chủ thể bị điều tra là các tập đoàn kinh tế trực thuộc quản lý của Chính phủ với quyền lực hùng mạnh, vị thế của một cơ quan điều tra như Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công thương sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình điều tra xử lý vụ việc.
Hơn nữa, khi nền kinh tế phát triển mạnh, nguy cơ tiềm ẩn các hành vi phản cạnh tranh nói chung và thỏa thuận ấn định giá nói riêng ngày càng nhiều, bộ máy cơ quan quản lý cạnh tranh hiện nay là chưa đáp ứng được về
số lượng con người cũng như cơ sở vật chất phục vụ cho chức năng, nhiệm vụ của mình.
Tiểu kết Chƣơng 2
Qua khảo sát, nghiên cứu thực trạng điều chỉnh pháp luật đối với các thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam cho thấy:
Thỏa thuận ấn định giá không chỉ diễn ra ở giữa các nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối, mà ở Việt Nam phổ biến nhất là việc bắt tay cùng hành động của các doanh nghiệp dưới hình thức bình phong là hiệp hội, liên minh. Theo đó, các doanh nghiệp thường lợi dụng danh nghĩa hiệp hội nhằm tạo ra các biện pháp áp đặt giá tăng dưới hình thức này hay hình thức khác. Thị trường Việt Nam hay thường gặp những trường hợp khi giá thế giới hạ thì các doanh nghiệp trong thỏa thuận vẫn không chịu giảm giá hoặc giảm giá rất ít nên người tiêu dùng vẫn chưa được hưởng những gì đúng ra mình được hưởng.
Pháp luật cạnh tranh Việt Nam không xem thỏa thuận ấn định giá là loại thỏa thuận bị cấm tuyệt đối. Thỏa thuận ấn định giá theo quy định của pháp luật cạnh tranh Việt Nam chỉ bị coi là bất hợp pháp và phải gánh chịu các biện pháp chế tài của cơ quan quản lý cạnh tranh khi đủ hai điều kiện:
Một là, thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận ấn giá từ
30% trở lên. Hai là, thỏa thuận này không đáp ứng các điều kiện hưởng miễn trừ theo quy định tại Điều 10 Luật Cạnh tranh 2004.
Như vậy, khi bắt đầu điều tra một thỏa thuận ấn định giá, cơ quan quản lý cạnh tranh phải làm là tiến hành điều tra để xác định thị phần của từng doanh nghiệp tham gia thỏa thuận ấn định giá. Tuy nhiên, việc điều tra thị trường liên quan để xác định thị phần và thị phần kết hợp là một khâu điều tra rất phức tạp, công phu và phức tạp, đặc biệt trong trường hợp thỏa thuận ấn định giá không phải là thỏa thuận bị cấm tuyệt đối theo quy định pháp luật Việt Nam.
Các kết quả nghiên cứu của Chương 2 đã cố gắng làm rõ thực trạng các quy định pháp luật, cũng như quá trình áp dụng pháp luật cạnh tranh đối với các thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam thời gian qua, đưa ra những nhận xét, bình luận để từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này.
Chƣơng 3