ĐỂ ĐIỀU CHỈNH HIỆU QUẢ CÁC THỎA THUẬN ẤN ĐỊNH GIÁ NHẰM HẠN CHẾ CẠNH TRANH
3.1.2. Cơ chế điều chỉnh pháp luật về thỏa thuận ấn định giá gắn liền với việc đảm bảo quá trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế và khu
liền với việc đảm bảo quá trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực
Từ khi thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về mở cửa, hội nhập với thế giới và khu vực, đặc biệt là đổi mới nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường bắt đầu sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12 năm 1986), thị trường Việt Nam đã nhanh chóng hịa nhập với thị trường khu vực và thế giới. Quá trình hội nhập diễn ra trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực pháp luật, đòi hỏi các quy định pháp luật trong đó có bộ phận pháp luật cạnh tranh phải theo hướng phù hợp với các thông lệ của quốc tế và pháp luật quốc gia mà chúng ta đặt quan hệ giao lưu hợp tác phát triển kinh tế.
Việt Nam trở thành thành viên của các tổ chức kinh tế lớn và uy tín của khu vực và thế giới, chúng ta là thành viên của ASEAN ngày 25/07/1995, thành viên của tổ chức Khu vực mậu dịch tự do ASEAN(AFTA ngày 01/01/1996,), tham gia ASEM vào tháng 03/1996, tham gia Diễn đàn kinh tế hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương(APEC) tháng 11/1998, chúng ta cũng thực hiện việc nâng cao quan hệ hợp tác với Hoa Kỳ bằng việc ký kết
Hiệp định Thương mại song phương vào 13/07/2000, chúng ta đánh dấu quá trình hội nhập toàn diện vao nền kinh tế toàn cầu bằng sự kiện trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới WTO.
Một trong những yêu cầu khi Việt Nam gia nhập kinh tế toàn cầu là hệ thống pháp luật Việt Nam phải đảm bảo được yếu tố cơng bằng, bình đẳng, khơng phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế đặc biệt kinh tế trong nước và kinh tế nước ngoài, khi Việt Nam cam kết mở rộng thị trường, những thị trường vốn chỉ được biết đến dành cho thành phần kinh tế Nhà nước hoặc tư nhân trong nước trước đây, giờ phải cho phép các thành phần kinh tế nước ngồi vào đầu tư, vì thế, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân trong nước phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các thành phần kinh tế nước ngoài với thế mạnh vốn, công nghệ, kinh nghiệm lâu năm. Như vậy, xuất phát từ yêu cầu này, pháp luật cạnh tranh nói chung và cơ chế điều chỉnh pháp luật về thỏa thuận ấn định giá cịn có nhiệm vụ trở thành công cụ hữu hiệu thúc đẩy và tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trước các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của nước ngồi, duy trì trật tự, bảo đảm mơi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế khác nhau.