Cơ chế điều chỉnh pháp luật về thỏa thuận ấn định giá phải gắn liền với chính sách cạnh tranh phù hợp, hiệu quả

Một phần của tài liệu Thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam (Trang 77 - 78)

ĐỂ ĐIỀU CHỈNH HIỆU QUẢ CÁC THỎA THUẬN ẤN ĐỊNH GIÁ NHẰM HẠN CHẾ CẠNH TRANH

3.1.1. Cơ chế điều chỉnh pháp luật về thỏa thuận ấn định giá phải gắn liền với chính sách cạnh tranh phù hợp, hiệu quả

gắn liền với chính sách cạnh tranh phù hợp, hiệu quả

Cạnh tranh đóng vai trị là động lực của sự phát triển xã hội, là cái thúc đẩy kinh tế phát triển. Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, đảm bảo cho các thành phần kinh tế đều được quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật, được khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, các thành phần kinh tế thực sự là những bộ phận cấu thành nền kinh tế thị trường ở Việt Nam [13, tr. 188]. Các chủ thể kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế được cạnh tranh bình đẳng với nhau và bình đẳng trước pháp luật, Nhà nước tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế nâng cao sức cạnh tranh, tuy nhiên, kinh tế của chúng ta hiện nay là một nền kinh tế đang chuyển đổi, đang làm quen với những đặc điểm của nền kinh tế thị trường, Nhà nước phải điều tiết cạnh tranh trong nền kinh tế như thế nào cho phù hợp, đảm bảo không làm méo mó mơi trường cạnh tranh, vừa đảm bảo sự hoạt động tự do của các chủ thể kinh doanh. Nhà nước cần phải xác định cạnh tranh đến mức độ nào, giới hạn đến đâu, và cạnh tranh như thế nào? [17, tr. 225, 226].

Chính vì vậy, Nhà nước mà cụ thể là cơng cụ pháp luật cạnh tranh cần phải có cơ chế kiểm sốt một cách hữu hiệu cấu trúc thị trường, điều chỉnh các hành vi kinh doanh của doanh nghệp trong q trình cạnh tranh nói chung

và trong quá trình thực hiện các phương thức kinh doanh ảnh hưởng đến giá cả sản phẩm nói riêng, Nhà nước cũng phải cần có cơ chế phù hợp đối với từng thời kỳ kinh tế cụ thể.

Có thể nói, chính sách cạnh tranh với vai trị là một chính sách kinh tế, định hướng hoạt động trong lĩnh vực quan trọng cần có sự phối hợp đồng bộ của các biện pháp Nhà nước phải được xây dựng trên nền tảng và bảo đảm cho cơ chế cạnh tranh và cơ chế kiểm soát giá cả hợp lý được vận hành trong một môi trường thực sự lành mạnh. Tức là, các doanh nghiệp được phép thực hiện các phương án kinh doanh thực sự bình đẳng, khơng bị xâm hại bởi các tiêu cực từ quá trình cạnh tranh gây ra.

Một phần của tài liệu Thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)