Hậu quả pháp lý của thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh và yêu cầu điều chỉnh pháp luật

Một phần của tài liệu Thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam (Trang 27 - 29)

cạnh tranh và yêu cầu điều chỉnh pháp luật

Trong thị trường cạnh tranh, người tiêu dùng có thể hưởng lợi từ việc cạnh tranh của các đối thủ với nhau về giá, khách hàng có thể có được một mức giá ngày càng rẻ hơn so với trước kia hoặc khách hàng được các doanh nghiệp mua sản phẩm của mình ngày càng cao hơn. Như vậy, khi khách hàng có quyền lựa chọn giao dịch thì ắt hẳn sẽ sinh ra cơ chế hình thành giá cạnh tranh hàng hóa và dịch vụ, trong đó các doanh nghiệp là đối thủ của nhau sẽ tranh nhau đưa ra các mức giá hấp dẫn nhất có thể để lơi kéo khách hàng giao dịch thành cơng với mình. Tuy nhiên, để đạt được điều này, cần đòi hỏi các nhà kinh doanh cần phải có sự trung thực và thái độ tích cực khi đối diện với sưc ép cạnh tranh của kinh tế thị trường. Nhưng trong thực tế, sự giục giã của lợi nhuận cũng làm xuất hiện những toan tính loại bỏ sức ép của cạnh tranh qua giá bằng cách liên kết các đối thủ cạnh tranh với một chiến lược kinh doanh thống nhất về giá [19, tr. 270, 271]

Chính việc các doanh nghiệp thỏa thuận với nhau về giá bán hoặc giá mua hàng hóa đã tước đoạt sự lựa chọn của khách hàng để có mức giá hợp lý nhất mà họ lẽ ra có thể được hưởng. Đồng thời với việc tước đoạt quyền lựa chọn cơ bản này của khách hàng trong nền kinh tế thị trường, việc thỏa thuận giữa các doanh nghiệp về giá đã bóp chết sự cạnh tranh hay xóa bỏ hẳn cạnh tranh về giá hàng hóa, dịch vụ giữa các thành viên trong thỏa thuận đó.

Các doanh nghiệp có thể có một thỏa thuận về ấn định giá cao, nhưng họ sẽ cạnh tranh tự do với nhau bởi dịch vụ và chất lượng của sản phẩm, họ có thể cung cấp sản phẩm tốt hơn, tuy nhiên điều này vẫn lấy đi sự lựa chọn của khách hàng. Hơn nữa, có một số lĩnh vực người tiêu dùng khơng thể phán xét chất lượng và độ an toàn của sản phẩm rõ ràng như ngành dược hoặc chăm sóc sức khỏe. Bởi vậy, yêu cầu điều chỉnh pháp luật đối với các thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh được xuất phát từ các căn cứ sau đây:

Thứ nhất, nhu cầu điều chỉnh pháp luật được xuất phát từ chính hậu

quả pháp lý mà các thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh đã gây ra. Xét cho cùng, các thỏa thuận ấn định giá đều nhằm mục đích triệt tiêu cạnh tranh trên thị trường, vơ hiệu hố chức năng của cạnh tranh, từ đó gây thiệt hại nghiêm trọng cho người tiêu dùng cũng như xã hội và kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.

Thứ hai, mặc dù tôn trọng sự tự do khế ước, quyền tự do kinh doanh

của các chủ thể, tuy nhiên, với chức năng quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế, Nhà nước vẫn phải can thiệp nhằm định hướng cho nền kinh tế phát triển theo một xu thế thống nhất. Thông qua việc sử dụng pháp luật là cơng cụ kiểm sốt các hành vi gây hạn chế cạnh tranh, làm triệt tiêu động lực phát triển nền kinh tế, Nhà nước đảm bảo quyền tự do kinh doanh và quyền được cạnh tranh lành mạnh của các doanh nghiệp.

Thứ ba, xét trong mối liên hệ tương quan với cạnh tranh, thì việc kiểm

sốt các thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh sẽ có vai trị tác động tích cực đến cạnh tranh, đảm bảo cho cạnh tranh công bằng và lành mạnh.

Thứ tư, điều chỉnh pháp luật đối với các thỏa thuận ấn định giá nhằm

Xuất phát từ việc đảm bảo quyền tự do kinh doanh, đảm bảo nguyên tắc tự do khế ước cộng với sự tác động của các quy luật kinh tế nên nhiều doanh nghiệp tham gia vào các thỏa thuận ấn định giá nhằm trục lợi từ người tiêu dùng. Với sự kiểm soát các thỏa thuận ấn định giá, buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, hạ giá thành để thu hút khách hàng, từ đó, người tiêu dùng có cơ hội lựa chọn các sản phẩm đích thực đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của họ.

Một phần của tài liệu Thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam (Trang 27 - 29)