CẠNH TRAN HỞ VIỆT NAM
2.2.2. Thực trạng xử lý các thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh
cạnh tranh
Sau gần 5 năm thực hiện Luật Cạnh tranh, vai trò của Luật này đã ngày càng thể hiện rõ trong việc điều tiết nền kinh tế và định hướng cho hành vi kinh doanh của các doanh nghiệp, góp phần quan trọng tạo ra mơi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh với cơ hội được san sẻ cho các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp hiện có và doanh nghiệp tiềm năng của thị trường.
Từ khi Luật Cạnh tranh có hiệu lực đến nay, đặc biệt trong giai đoạn 2009 - 2010, Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công thương đã tiếp nhận được 22 vụ việc hạn chế cạnh tranh, tăng 155% so với hai năm trước đó, trong đó Cục Quản lý cạnh tranh đã quyết định điều tra chính thức 04 vụ việc, tiến hành điều tra tiền tố tụng đối với 18 vụ việc, ra quyết định xủ lý đối với 01 vụ việc (19 doanh nghiệp tham gia thỏa thuận ấn định giá bảo hiểm phi nhân thọ) Có thể nói, với một cơ quan mới ra đời chưa lâu như Cục Quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh với trọng trách là cơ quan thi hành pháp luật cạnh tranh, những năm vừa qua cơ quan quản lý cạnh tranh đã phát huy tối đa vai trị của mình trong xã hội. Những vụ việc xử lý của các cơ quan quản lý cạnh tranh đã tạo được sự chú ý của đông đảo báo giới, dư luận xã hội và các cơ quan hữu quan khác. Những hoạt động tích cực của cơ quan quản lý cạnh tranh đã dần dần dần giúp cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có quyền lực thị trường ý thức hơn về cách hành xử của mình trong các mối quan hệ kinh doanh, điều mà các doanh nghiệp nghĩ các hành vi như vậy là bình thường và phù hợp với luật pháp.
Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, xử lý các thỏa thuận nhằm hạn chế cạnh tranh nói chung và thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh nói
riêng, cơ quan quản lý cạnh tranh đã vướng phải những khó khăn, thử thách sau đây:
Thứ nhất, theo quy định pháp luật cạnh tranh hiện hành, thỏa thuận ấn
định giá không phải là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm hồn tồn, hay nói cách khác, thỏa thuận ấn định giá chỉ bị xem bất hợp pháp nếu thị phần kết hợp giữa các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận từ 30% trở lên trên thị trường liên quan. Như vậy, khi bắt đầu điều tra một thỏa thuận ấn định giá, cơ quan quản lý cạnh tranh phải làm là tiến hành điều tra để xác định thị phần của từng doanh nghiệp tham gia thỏa thuận ấn định giá, cơ quan cạnh tranh phải xác định thị trường liên quan của sản phẩm do doanh nghiệp tham gia thỏa thuận tham gia, bao gồm thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan. Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả, thị trường địa lý liên quan là một khu vực địa lý cụ thể trong đó có những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực lân cận [22, Điều 3]. Ngoài ra còn phải điều tra để xác định doanh thu bán ra hoặc doanh số mua vào để tính thị phần của từng doanh nghiệp, từ đó mới có thị phần kết hợp của các bên tham gia thỏa thuận để xem thỏa thuận đó có hợp pháp hay khơng? [20, tr. 35, 52].
Đây là quá trình điều tra rất phức tạp và cơng phu, địi hỏi sử dụng những phép tính đặc biệt để cho ra kết luận cuối cùng. Để hướng dẫn việc xác định thị trường sản phẩm liên quan, Nghị định 116/2005/NĐ-CP hướng dẫn xác định thị trường sản phẩm dựa trên 2 căn cứ: Một là, xem xét tính chất vật
lý, tính chất hóa học, mục đích sử dụng, tác dụng phụ với người sử dụng giống nhau. Hai là, xem xét phản ứng của người tiêu dùng khi có sự thay đổi giá cả của sản phẩm, việc xem xét này dựa trên điều tra nếu trên 50% của một lượng ngẫu nhiên 1.000 người tiêu dùng sinh sống tại khu vực địa lý liên quan
chuyển sang mua hoặc có ý định mua hàng hóa, dịch vụ khác có đặc tính, mục đích sử dụng giống với hàng hóa, dịch vụ mà họ đang sử dụng trong trường hợp giá của nó tăng lên quá 10% trong thời gian 06 tháng liên tiếp. Cũng theo hướng dẫn này, trong trường hợp không xác định thuộc tính có thể thay thế cho nhau, cơ quan cạnh tranh có thể xem xét thêm một hoặc một số yếu tố sau để làm rõ tính thay thế của sản phẩm như: tỷ lệ thay đổi của cầu đối với sản phẩm khi có sự thay đổi về giá của sản phẩm khác; thời gian cung ứng sản phẩm ra thị trường khi có sự gia tăng đột biến về cầu; thời gian sử dụng của sản phẩm; khả năng thay thế về cung [29, khoản 5 Điều 4, Điều 6].
Để việc xác định thị trường địa lý liên quan, khoản 2 Điều 7 Nghị định 116/2005/NĐ-CP hướng dẫn:
Ranh giới của khu vực địa lý liên quan được xác định theo các căn cứ sau đây: Một là, khu vực địa lý có cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp tham
gia phân phối sản phẩm liên quan. Hai là, cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp khác đóng trên khu vực địa lý liên quan để có thể tham gia phân phối sản phẩm liên quan trên khu vực địa lý đó. Ba là, chi phí vận chuyển trong khu
vực địa lý đó. Bốn là, thời gian vận chuyển hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong khu vực địa lý đó. Năm là, rào cản gia nhập thị trường.
Để đáp ứng việc điều tra thị trường liên quan một cách chính xác hơn, quy định của pháp luật cạnh tranh đòi hỏi cần phải xem xét phạm vi đối thủ cạnh tranh trên cùng một thị trường của doanh nghiệp luôn “mở”, túc là cơ quan cạnh tranh phải xác định số lượng các doanh nghiệp cùng đang kinh doanh các sản phẩm trong phạm vi có thể thay thế cho nhau, đồng thời xác định số lượng doanh nghiệp đang kinh doanh sản phẩm khác, song có khả năng chuyển sang kinh doanh sản phẩm có thể thay thế nói trên.
Sau đó, cơ quan cạnh tranh phải tính tốn thị phần từng doanh nghiệp và tổng thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận để tính
xem thỏa thuận ấn định giá có bất hợp pháp hay khơng? Thị phần của doanh nghiệp đối với một loại hàng hoá, dịch vụ nhất định là tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu bán ra của doanh nghiệp này với tổng doanh thu của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hố, dịch vụ đó trên thị trường liên quan hoặc tỷ lệ phần trăm giữa doanh số mua vào của doanh nghiệp này với tổng doanh số mua vào của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hố, dịch vụ đó trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm. Thị phần kết hợp là tổng thị phần trên thị trường liên quan của các doanh nghiệp tham gia vào thoả thuận hạn chế cạnh tranh hoặc tập trung kinh tế [22, khoản 5, 6 Điều 3]. Quá trình đánh giá này cũng không đơn giản đặc biệt trong trường hợp các doanh nghiệp bị điều tra sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau, tham gia đa ngành, đa lĩnh vực, sổ sách kế tốn và tài chính chưa thể hiện chính xác thị phần, khi đó cần phải bóc tách từng sản phẩm đang xem xét của doanh nghiệp để xác định con số chính xác. Hơn nữa, muốn có con số chính xác, cần phải có cái nhìn về thị trường liên quan trong tương lai, tức là phân tích thị phần nên cân nhắc đến các thông tin thu thập được phản ánh những khả năng xảy ra biến động thị trường bởi vì thị trường ln biến đổi theo thời gian và theo nhu cầu, mọi diễn biến trên thị trường hoặc các yếu tố khách quan khác đều có ảnh hưởng đến cấu trúc thị phần của thị trường liên quan đó [19, tr. 263, 264]
Thứ hai, các biện pháp mang tính chế tài đối với các vi phạm về thỏa
thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh chưa thực sự đủ mạnh nhằm có tác dụng răn đe và phòng ngừa vi phạm. Theo quy định tại các Điều 4,5, và 10 của Nghị định 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 về xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh thì hành vi thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh có thể bị phạt tiền cao nhất lên đến 10% doanh thu của năm tài chính trước năm thực hiện hành vi của từng doanh nghiệp tham gia thỏa thuận. Như vậy, nếu như lợi nhuận do việc tham gia thỏa thuận ấn định giá mang lại cao hơn mức
phạt này thì doanh nghiệp sẵn sàng vi phạm bằng cách tham gia thỏa thuận ấn định giá này.
Ngoài ra, hoạt động của cơ quan cạnh tranh khi tiến hành các biện pháp nghiệp vụ điều tra nhằm thu thập, xác minh chứng cứ, các tài liệu của doanh nghiệp, cơ quan cạnh tranh rất cần sự hỗ trợ hợp tác từ phía doanh nghiệp đang bị điều tra trong việc tỏ ra thái độ hợp tác bằng việc chủ động cung cấp các hồ sơ, tài liệu, chứng cứ phục vụ điều tra của cơ quan cạnh tranh. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn cịn tồn tại một số doanh nghiệp khơng tích cực hợp tác với Cục Quản lý cạnh tranh trong quá trình điều tra cũng như không chịu cung cấp thông tin khi cơ quan cạnh tranh yêu cầu. Điều này xuất phát từ nguyên nhân là ý thức tôn trọng pháp luật của các doanh nghiệp chưa cao, phần nữa là do chế tài đối với các hành vi không hợp tác hoặc hợp tác khơng tích cực của doanh nghiệp trong quá trình điều tra của cơ quan cạnh tranh chưa có trong quy định của pháp luật cạnh tranh, ngay cả Nghị định 120/2005/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh cũng không thấy điều khoản nào quy định về trường hợp này.
Thứ ba, việc tuân thủ các quy định của pháp luật cạnh tranh nói chung
và các hành vi vi phạm thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh nói riêng phụ thuộc vào nhận thức và hiểu biết, nắm rõ các quy định của pháp luật cạnh tranh của doanh nghiệp rất nhiều. Thực tế, trong các doanh nghiệp, nếu các doanh nghiệp nước ngồi thường có bộ phận pháp chế tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp và thường xuyên liên lạc với cơ quan hữu quan, thì các doanh nghiệp trong nước chưa chú trọng tới bộ phận này hoặc nhân lực của bộ phận pháp chế này chưa đủ khả năng theo yêu cầu để tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp luật cạnh tranh cho doanh nghiệp. Theo khảo sát gần đây của cơ quan quản lý cạnh tranh có 44.8% doanh nghiệp khơng biết có Luật cạnh tranh và 23.2% doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm hiểu nội dung
của Luật Cạnh tranh. Điều này dẫn đến việc các doanh nghiệp xem các hành vi mà Luật Cạnh tranh cấm là các hành vi kinh doanh bình thường, thậm chí, các doanh nghiệp xem mình có quyền tự chủ trong kinh doanh và xem nó như hành vi “sáng tạo trong kinh doanh”, ngồi ra nó cịn dẫn đến việc doanh nghiệp không hợp tác với Cục Quản lý cạnh tranh khi có yêu cầu như đã nói ở trên.
Thứ tư, vị thế của cơ quan cạnh tranh và đội ngũ nhân lực của cơ quan
cạnh tranh.
Ngay tại Điều 2, Luật Cạnh tranh 2004 quy định đối tượng áp dụng: Một là tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ cơng ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở Việt Nam. Hai là hiệp hội ngành nghề hoạt động ở Việt Nam. Như vậy, đối tượng chịu sự điều chỉnh của Luật này là rất rộng, nền kinh tế của Việt Nam là một nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, định hướng XHCN, kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng và toàn diện vào nền kinh tế của khu vực và trên quốc tế. Để đảm bảo cho việc định hướng XHCN kinh tế Nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế và để đảm bảo việc cạnh tranh với các tập đoàn quốc tế lớn đặc biệt khi chúng ta mở cửa thị trường theo cam kết WTO, chúng ta xây dựng các mơ hình tập đồn kinh tế, trong đó có các tập đồn kinh tế của Nhà nước nắm giữ trong tay phần lớn vốn, tài nguyên của quốc gia, vị thế của các tập đoàn này là rất quan trọng trong kinh tế đất nước và xã hội, các lãnh đạo tập đoàn thường do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ. Trong khi đó, cơ quan quản lý cạnh tranh với tư cách là một cơ quan trực thuộc Bộ Thương mại nay là Bộ Công thương, nên trong quá trình đảm bảo cho Luật cạnh tranh được thực hiện
trong thực tế và với tư cách cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh, trong quá trình thực hiện chức năng của mình cơ quan quản lý cạnh tranh không tránh khỏi những khó khăn do nhiều yếu tố chủ quan tác động.
Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển cả về chiều sâu và chiều rộng, đặc biệt từ khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, Việt Nam phải mở cửa các thị trường vốn chỉ được biết đến như thị trường độc quyền của kinh tế Nhà nước, Việt Nam trở thành một trong những nơi hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Các yếu tố đó đã làm cho thị trường Việt Nam trở nên cạnh tranh và sôi động hơn so với trước, điều này đồng nghĩa với nguy cơ xuất hiện các phương thức kinh doanh, các hành vi phản cạnh tranh ngày càng nhiều và đa dạng hơn, hay nói cách khác, số lượng các vụ việc về cạnh tranh sẽ gia tăng trong những năm tới, để xử lý kịp thời, nhanh chóng, chính xác và hiệu quả góp phần đảm bảo hiệu lực của Luật, bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp và duy trì một mơi trường cạnh tranh lành mạnh, địi hỏi chúng ta cần phải có một lực lượng con người đủ khả năng đáp ứng nhu cầu giải quyết cơng việc. Q trình điều tra xử lý các vụ việc cạnh tranh là quá trình phức tạp, tốn kém, kéo dài, địi hỏi người thực hiện phải có năng lực trình độ nhất định, tuy nhiên, hiện nay với một đội ngũ nguồn nhân lực điều tra viên và chuyên viên chuyên trách trong lĩnh vực điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh còn quá mỏng và cơ chế đãi ngộ chưa thật hợp lý cũng là một hạn chế đối với việc thực thi chính sách cạnh tranh.
Thứ năm, sự chồng chéo trong các quy định của pháp luật khác với
pháp luật cạnh tranh dẫn tới việc có nhiều cách hiểu và áp dụng khác nhau ảnh hưởng đến tính hiệu lực và mục đích của pháp luật cạnh tranh.
Trong vấn đề về quản lý giá cả hàng hóa, dịch vụ hiện nay, pháp luật có hai văn bản điều chỉnh chính là Pháp lệnh Giá năm 2002 và Luật Cạnh tranh 2004, liên quan đến việc điều chỉnh giá cả thuộc hai cơ quan là Cục Quản lý
giá thuộc Bộ Tài chính và Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Cơng thương. Xem xét dưới góc độ kinh tế, cạnh tranh của các sản phẩm thường thông qua hai yếu tố là giá cả và chất lượng, trong đó tập trung là yếu tố giá cả, việc tồn tại hai văn bản điều tiết cạnh tranh liên quan đến giá gây ra sự chồng chéo bởi vì một hành vi có bản chất như nhau như hành vi thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh và hành vi liên kết độc quyền về giá mà có tới hai văn bản là Pháp lệnh Giá và Luật Cạnh tranh 2004 [18, tr. 6, 20]. Ngoài ra, chế tài đối với hành vi thỏa thuận, cấu kết liên quan đến giá cũng được xử lý trong hai