ĐỂ ĐIỀU CHỈNH HIỆU QUẢ CÁC THỎA THUẬN ẤN ĐỊNH GIÁ NHẰM HẠN CHẾ CẠNH TRANH
3.2. KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG HIỆU QUẢ ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI CÁC THỎA THUẬN ẤN
QUẢ ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI CÁC THỎA THUẬN ẤN ĐỊNH GIÁ NHẰM HẠN CHẾ CẠNH TRANH
Thứ nhất, về cách tiếp cận điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh Việt Nam đối với hành vi thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh
Hiện nay, pháp luật về cạnh tranh của chúng ta vẫn xem hành vi thỏa thuận ấn định giá không phải là loại thỏa thuận đen, tức là thỏa thuận bị cấm tuyệt đối. Chúng tôi nhận thấy rằng, với mục tiêu ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước trong kinh tế là bảo vệ môi trường cạnh tranh, đảm bảo bình đẳng trong kinh doanh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thì tiêu chí cạnh tranh hàng đầu giữa các doanh nghiệp và cũng chính là lợi ích khách hàng hưởng lợi từ quá trình cạnh tranh lành mạnh là giá cả của sản phẩm trong đời sống xã hội, đặc biệt trong điều kiện giá cả sinh hoạt ngày càng tăng và Chính phủ đang ưu tiên và nỗ lực kiềm chế lạm phát bằng nhiều giải pháp trong tình hình hiện nay. Hơn nữa, theo kinh nghiệm của các nước tiên tiến có quá trình
xây dựng, thực hiện pháp luật cạnh tranh lâu đời như Hoa Kỳ, Cộng đồng Châu Âu, Nhật Bản... đều coi thỏa thuận ấn định giá là thỏa thuận bị cấm tuyệt đối. Ngoài ra, các nhà lập pháp cũng như các nhà kinh tế chưa thể chứng minh lợi ích của bất cứ hình thức thỏa thuận ấn định giá nào có lợi cho nền kinh tế, tức là lợi ích nói chung.
Vì vậy, chúng tơi đề xuất cần sửa đổi các quy định của Luật Canh tranh và các văn bản hướng dẫn thi hành về vấn đề này theo hướng "bất cứ hành vi thỏa thuận ấn định giá nào cũng phải xem đó là thỏa thuận bị cấm tuyệt đối".
Thứ hai, về cơ chế phát hiện các trƣờng hợp thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh
Bên cạnh nhiệm vụ phát hiện hành vi thỏa thuận ấn định giá của cơ quan quản lý cạnh tranh, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và người tiêu dùng, để tăng tính phịng ngừa và khuyến khích các hành vi tố giác phát hiện hành vi thỏa thuận ấn định giá, hiện nay chúng ta chỉ mới coi việc tự giác thông báo đến cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh các hành vi thỏa thuận ấn định giá như một tình tiết giảm nhẹ, thì chưa thực sự khuyến khích các bên được mời tham gia hoặc đã tham gia vào thỏa thuận ấn định giá đứng ra tố giác hành vi này. Vì vậy, chúng tơi đề xuất nên quy định các trường hợp được hưởng miễn trách nhiệm pháp lý trong pháp luật cạnh tranh và đưa hành vi tự giác báo cáo với cơ quan cạnh tranh hoặc có cơng trong việc cung cấp thơng tin, tài liệu, chứng cứ giúp cơ quan quản lý cạnh tranh phát hiện hành vi thỏa thuận ấn định giá được hưởng miễn trừ.
Thứ ba, vấn đề xác định thị trƣờng liên quan và xác định thị phần
Vấn đề thị trường liên quan và thị phần là vấn đề thường thay đổi theo thời gian và quy mơ thị trường, thường thì xác định rất khó và chỉ có tính chất tương đối. Vì vậy, để xác định chính xác mức độ nguy hại của hành vi thỏa thuận ấn định giá và có các chế tài phù hợp, chúng ta cần quy định rõ thời
điểm điều tra thị trường liên quan và thị phần là thời điểm các bên thực hiện thỏa thuận ấn định giá hoặc thời điểm bắt đầu thực hiện theo các thỏa thuận ấn định giá đó, chứ khơng phải là xác định tại thời điểm điều tra.
Thứ tƣ, các quy định hƣớng dẫn về hành vi thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh
Việc quy định hướng dẫn các hành vi thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh (hướng dẫn khoản 1 Điều 8 Luật Canh tranh năm 2004) như trong Nghị định 116/2005/NĐ-CP gồm 08 hành vi nhằm cụ thể hóa, chi tiết các hành vi liên quan đến thỏa thuận ấn định giá giúp cho các doanh nghiệp hiểu biết các hành vi bị cấm, giúp cho cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh dễ dàng xác định các hành vi vi phạm, từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hiện và xử lý các hành vi này một cách chính xác. Tuy nhiên, việc liệt kê các hành vi này có nhược điểm là dễ bỏ lọt các hành vi có cùng bản chất liên quan đến ấn định giá cả hàng hóa, dịch vụ, ví dụ như những hành vi thỏa thuận không cạnh tranh chất lượng hoặc chiến dịch hậu mãi..., những yếu tố này đều ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa, dịch vụ.
Vì vậy, chúng ta nên học tập các quy định của pháp luật cạnh tranh các nước tiên tiến đã có q trình xây dựng và thực thi pháp luật cạnh tranh lâu đời như Hoa Kỳ, Cộng đồng Châu Âu, Nhật Bản là chỉ quy định khái niệm hành vi thỏa thuận ấn định giá, còn dành quyền giải thích, vận dụng, xác định các hành vi này tùy vào từng vụ việc cụ thể cho cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh hoặc Tòa án. Có thể với một nền kinh tế thị trường còn mới mẻ như Việt Nam, những quy định chi tiết mang tính liệt kê như vậy có thể giúp việc triển khai, thực thi một cách dễ dàng và hiệu quả, tuy nhiên, về lâu dài khi các quan hệ kinh tế càng ngày mở rộng và tính chất ngày càng phức tạp địi hỏi chúng ta phải khắc phục những hạn chế của việc bỏ lọt các hành vi thỏa thuận ấn định giá như quy định hiện nay.
Thứ năm, về cơ chế xử lý các thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh
Để đảm bảo cho quá trình điều tra, xử lý kịp thời nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong thi hành pháp luật cạnh tranh nói chung và điều chỉnh pháp luật của hành vi thỏa thuận ấn định giá nói riêng, mục đích nhằm bảo vệ mơi trường cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và chống lại các hành động bất hợp tác của các bên bị điều tra, các quy định hiện nay của Luật Cạnh tranh và văn bản hướng dẫn thi hành chưa có quy định xử lý các hành vi né tránh, không hợp tác trong việc cung cấp các tài liệu, chứng cứ của các bên bị điều tra khi có yêu cầu của cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, trong khi đó nguồn tài liệu, chứng cứ do các bên bị điều tra là rất quan trọng trong việc xác định hành vi vi phạm của các doanh nghiệp.
Vì vậy, chúng tơi đề xuất nên sửa đổi Luật Cạnh tranh năm 2004 và văn bản hướng dẫn thi hành theo hướng đưa thêm vào các quy định các hành vi không chấp hành, không chịu hợp tác, né tránh trong việc cung cấp tài liệu, chứng cứ hoặc cung cấp các tài liệu, chứng cứ sai lệch gây khó khăn cho cơng tác điều tra, xử lý hành vi thỏa thuận ấn định giá khi cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh yêu cầu. Đồng thời, cũng cần các quy định mang tính chế tài đủ sức răn đe, trừng phạt khi các doanh nghiệp có hành vi khơng chịu hợp tác với cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh trong quá trình điều tra.
Thứ sáu, về địa vị pháp lý của cơ quan quản lý nhà nƣớc về cạnh tranh
Kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, đặc biệt khi chúng ta đã dần dần hội nhập sâu rộng vào kinh tế quốc tế, tính chất phức tạp và đa dạng của các quan hệ kinh tế ngày càng lớn hơn, đồng nghĩa là có khả năng xuất hiện các hành vi phản cạnh tranh nói chung và hành vi thỏa thuận ấn định giá nói riêng ngày càng tinh vi hơn và nhiều hơn về số lượng. Như vậy, cơ quan cạnh
tranh phải đối mặt với việc phải điều tra và xử lý các doanh nghiệp, các tập đoàn với thế lực kinh tế và các quan xã hội rất lớn. Điều này đòi hỏi vị thế cơ quan thực thi cạnh tranh phải độc lập, được giao quyền lực cao hơn nữa để phù hợp với tính chất nhiệm vụ của mình. Có thể nói, với một cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh mới thành lập chưa lâu, việc quy định như hiện nay cơ quan quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Thương mại trước đây và Bộ Công Thương hiện nay là phù hợp. Tuy nhiên, để phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh trong giai đoạn sắp tới, chúng tôi đề xuất một số giải pháp:
Một là, quy định cơ quan quản lý cạnh tranh là cơ quan trực thuộc
Chính phủ hoặc Quốc hội nhằm nâng cao vị thế và sưc mạnh quyền lực cho cơ quan này trong quá trình thực hiện chức năng của mình.
Hai là, để đảm bảo cho cơ quan cạnh tranh hoàn thành nhiệm vụ của
mình trong thời gian tới, Nhà nước cần có sự đầu tư thích hợp về cơ sở vật chất hạ tầng lẫn đầu tư về nhân lực cho cơ quan này về chất lượng lẫn số lượng.
Ba là, quá trình điều tra và xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh nói chung
và thỏa thuận ấn định giá nói riêng là rất phức tạp và đòi hỏi người thực hiện phải có năng lực chun mơn nhất định, quy định hiện nay về tiêu chí điều tra viên và thành viên Hội đồng cạnh tranh chưa có cơ hội cho những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực cạnh tranh như những đối tượng làm việc trong các hiệp hội hoặc các thương nhân giàu kinh nghiệm. Vì vậy, chúng ta nên mở rộng đối tượng này là những người không chỉ có bằng đại học, mà cịn những người có kinh nghiệm nhất định trong lĩnh vực kinh doanh ngành nghề đó như thương nhân lâu năm, có uy tín, hoặc người làm lâu năm trong hiệp hội ngành và nghề.
Thứ bảy, về quy chế phối hợp phát hiện và xử lý các thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh
Phạm vi công việc liên quan đến xủ lý các vụ việc thỏa thuận ấn định giá là rất rộng lớn vì nó liên quan tới mọi ngành nghề của nền kinh tế, đòi hỏi sự phối hợp giữa các cơ quan cạnh tranh với các cơ quan nhà nước hữu quan như cơ quan thanh tra chuyên ngành, cơ quan thuế, cơ quan kiểm toán, cơ quan cảnh sát điều tra về kinh tế. Vì vậy, chúng tơi đề xuất nên có quy định cụ thể về việc phối hợp, hỗ trợ của các cơ quan nói trên với cơ quan cạnh tranh trong quá trình điều tra các hành vi thỏa thuận ấn định giá nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.
Thứ tám, cần tăng cƣờng học tập kinh nghiệm quốc tế trong điều chỉnh pháp luật đối với các thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh
Để đảm bảo pháp luật cạnh tranh nói chung và cơ chế điều chỉnh thỏa thuận ấn định giá nói riêng được phát huy vai trò của mình và theo kịp với những thay đổi của thực tiễn kinh tế, chúng ta cần phải học hỏi các kinh nghiệm của các nước phát triển về cơ chế điều chỉnh pháp luật về thỏa thuận ấn định giá, thường xuyên rà soát sửa đổi, hủy bỏ các quy định của Luật cạnh tranh và văn bản hướng dẫn khơng cịn phù hợp. Ngồi ra, chúng ta cịn phải rà soát, sửa đổi các văn bản pháp luật chuyên ngành nhằm bảo đảm tính thống nhất trong việc hiểu và áp dụng các quy định của pháp luật cạnh tranh.
Thứ chín, tăng cƣờng thể chế để xây dựng mơi trƣờng cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh và tăng cƣờng công tác truyền thông
Nhà nước cần có chiến lược và bước đi dài hạn, phù hợp nhằm tạo dựng môi trường cạnh tranh công bằng theo pháp luật, hạn chế sử dụng các biện pháp can thiệp trực tiếp vào giá cả, nhưng phải có các biện pháp vĩ mơ
để đảm bảo bình ổn giá trên thị trường, phát hiện kịp thời các trường hợp liên minh để ấn định giá, kể cả trường hợp ấn định giá bán lại.
Cần tạo lập hành lang pháp lý để thúc đẩy canh tranh lành mạnh trong mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề của nền kinh tế, tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh, có thể độc lập trong kinh doanh và không bị lệ thuộc các doanh nghiệp đầu mối nước ngoài.
Yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy pháp luật cạnh tranh được nghiêm chỉnh thực hiện nhằm duy trì mơi trường cạnh tranh lành mạnh như mong muốn của Nhà nước và xã hội là việc các doanh nghiệp nhận thức được các quy định của pháp luật điều chỉnh hành vi thỏa thuận ấn định giá. Để đạt được điều này, chúng ta cần phải có các hình thức tun truyền pháp luật cạnh tranh phù hợp đến cho các doanh nghiệp, các biện pháp cụ thể chúng ta có thể tiến hành như sau:
- Khuyến khích doanh nghiệp xây dựng bộ phận pháp chế trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp mình nhằm tư vấn đúng đắn cho doanh nghiệp khi thực hiện các hành vi hợp tác kinh doanh.
- Tổ chức các chương trình hội thảo, giao lưu giữa các doanh nghiệp có lồng ghép chương trình giới thiệu về pháp luật cạnh tranh.
- Khuyến khích các hiệp hội tổ chức các hoạt động của mình tuyên truyền về Luật Cạnh tranh cho doanh nghiệp biết.
- Tổ chức các hình thức tuyên truyền pháp luật cạnh tranh phù hợp và có hiệu quả trên phương tiện thơng tin đại chúng như truyền hình, báo chí, băng rơn ở nơi cơng cộng
- Xuất bản các ấn phẩm giới thiệu nội dung pháp luật cạnh tranh để doanh nghiệp có thể tiếp cận, tìm hiểu.
- Củng cố và phát triển bộ phận tư vấn, hỗ trợ thuộc cơ quan cạnh tranh nhằm giải đáp các thắc mắc của doanh nghiệp khi có yêu cầu.
Tiểu kết Chƣơng 3
Thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh là một trong các hành vi được Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định và thực hiện kiểm soát trong những trường hợp có thể gây ra hậu quả làm giảm, cản trở hoặc sai lệch việc cạnh tranh trên thị trường, tiến tới xóa bỏ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bằng sự thống nhất cùng hành động. Tuy nhiên, pháp luật cạnh tranh Việt Nam không xem thỏa thuận ấn định giá là loại thỏa thuận bị cấm tuyệt đối, mà chỉ bị coi là bất hợp pháp và phải gánh chịu các biện pháp chế tài của cơ quan quản lý cạnh tranh khi đủ hai điều kiện: (i) Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận ấn giá từ 30% trở lên; (ii) Thỏa thuận này không đáp ứng các điều kiện hưởng miễn trừ.
Từ các nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn về vấn đề này ở Chương 1 và Chương 2, đặc biệt nghiên cứu kinh nghiệm pháp luật một số nước trên thế giới, các kiến nghị và đề xuất của Chương 3 với mong muốn nhằm tăng cường hiệu quả điều chỉnh pháp luật đối với các thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam, trong đó cần có sự sửa đổi, bổ sung hợp lý các quy định pháp luật liên quan đến: Cách tiếp cận điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh Việt Nam đối với hành vi thỏa thuận ấn định giá nhằm hạn chế cạnh tranh; cơ chế phát hiện và xử lý; quy chế phối hợp phát hiện và xử lý; vấn đề điều tra để xác định thị trường liên quan và xác định thị phần; địa vị pháp lý của cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh; yêu cầu tăng cường thể chế để xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh nói chung...
KẾT LUẬN
Kinh tế Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu đáng kể từ khi chúng ta xây dựng nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trị chủ đạo và hội nhập sâu rộng, toàn diện với nền kinh tế thế giới. Cạnh tranh là quy luật tất yếu và không thể thiếu của nền kinh tế thị trường, tuy nhiên cạnh tranh bao giờ cũng có tính hai mặt của