Đối tượng cắt tỉa

Một phần của tài liệu Giáo trình nghề trồng đào lê mận mô đun trồng lê (Trang 56 - 57)

C. Ghi nhớ

2. Thời kỳ kinh doanh

2.5.3. Đối tượng cắt tỉa

- Cành già yếu: Đây là những cành hoạt động kém hiệu quả, vừa tiêu hao dinh dưỡng nhưng lại không cho quả hoặc cho quả kém chất lượng. sâu bệnh, cành khô, cành khuất ánh sáng

- Cành sâu bệnh: Các cành này không những không có hoặc ít có khả năng tổng hợp chất hữu cơ để nuôi cây mà nó còn tiêu tốn dinh dưỡng. Mặt khác, chúng còn là nguồn lây bệnh cho các cành khác trong cây.

- Cành khô: Những cành này xuất hiện nhiều trong tán sẽ gây rậm rạp, tạo nơi cư trú thuận lợi cho sâu bệnh.

- Cành mọc thẳng đứng: Để hạn chế ẩm độ, sâu bệnh trong gốc cây, người ta thường tạo tán cây có khoảng trống hình phễu ở giữa tán cây. Các cành mọc thẳng đứng gây cản trở ánh sáng xuyên vào bên trong tán. Vì vậy, cần cắt bỏ loại cành này, chỉ giữ lại các cành mọc xiên.

- Cành vượt. Đây là các cành xuất hiện trong điều kiện nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng và dinh dưỡng tốt. Những cành chiếm tỷ lệ không nhiều nhưng lại phát triển rất mạnh, che khuất ánh sáng, lấn át sự phát triển của các cành bên cạnh, tạo cho cây phát triển không đồng đều, tán mất cân đối. Về lâu dài làm giảm số lượng cành tạo quả. Vì vậy cũng cần phải cắt ngắn bớt.

- Cành la. Cành la là những cành mọc xiên hướng xuống phía dưới đất. Những cành này cũng cần phải cắt bỏ vì:

+ Chúng thường không cho quả, nếu có cho quả thì chất lượng quả cũng không cao, mã quả xấu do quả bị thiếu ánh sáng.

+ Làm cho gốc cây rậm rạp, do đó làm cho gốc cây dễ bị nhiễm sâu bệnh. + Là trung gian truyền một số loại sâu bệnh từ mặt đất chuyển lên.

- Những cành già yếu. Đây là những cành hoạt động kém hiệu quả, vừa tiêu hao dinh dưỡng nhưng lại không cho quả hoặc cho quả kém chất lượng. sâu bệnh, cành khô, cành khuất ánh sáng

Một phần của tài liệu Giáo trình nghề trồng đào lê mận mô đun trồng lê (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)