Xác định thời điểm tưới nước

Một phần của tài liệu Giáo trình nghề trồng đào lê mận mô đun trồng lê (Trang 42)

C. Ghi nhớ

1. Thời kỳ kiến thiết cơ bản

1.3.2. Xác định thời điểm tưới nước

Lê là cây ưa ẩm. Vì vậy, khi đất không đủ ẩm, khô hạn thì cần có biện pháp tưới nước.

yếu tố sau đây:

- Thời tiết: Nắng nóng, không có mưa làm cho đất bị khô hạn.

- Nguồn nước: Cần phải chủ động nguồn nước để đảm bảo khả năng cung cấp nước cho vườn lê khi cần thiết, đặc biệt là những thời kỳ cây nhạy cảm với nước.

- Một số thời điểm cần chú ý tưới nước: + Sau khi bón phân;

+ Thời kỳ ra hoa và đậu quả. + Thời kỳ quả lớn;

- Chủ động nguồn nước bằng cách:

+ Ở những vùng thấp: Đào ao để chứa nước mưa, khi khô hạn có thể bơm lên để cung cấp cho vườn lê.

+ Ở những vùng cao: Xây các bể chứa bằng bê tông để chứa nước mưa. 1.3.3. Xác định lượng nước tưới

Lượng nước tưới cho cây cần sử dụng được căn cứ vào các yếu tố sau: - Kích thước cây: Cây càng to thì phải tưới càng nhiều nước hơn. - Mức độ thường xuyên của việc tưới:

Nếu có điều kiện thường xuyên tưới được thì lượng nước tưới cho mỗi lần sẽ giảm xuống. Nếu không có điều kiện thì lượng nước tưới cho mỗi lần tăng lên.

- Tình hình thời tiết-khí hậu:

Khí hậu thời tiết ẩm, đất ẩm thì tưới ít nước hơn.

- Nguồn cung về nước: Nếu có nhiều nước để tưới cho cây thì có thể tưới nhiều hơn.

1.3.4. Phương pháp tưới

Tưới nước là biện pháp kỹ thuật quan trọng ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng kinh doanh cây lê. Sau đây là một số phương pháp tưới nước cho cây lê:

a) Tưới phun

Đây là phương pháp tưới bằng cách phun nước từ dưới mặt nước lên tán cây qua hệ thống máy bơm, ống dẫn nước với các vòi phun cố định, tự động

xoay được với góc 3600, được đặt cao khỏi mặt đất 0,5-1,0m (dưới dạng phun

sương hay phun mù).

Thường áp dụng tưới cho cây vào những ngày nắng nóng (phun vào 16-18 giờ chều) để tăng ẩm độ không khí, giảm độ nóng cho quả, cho cây, chống hiện tượng rụng quả do thời tiết khắc nghiệt.

Phương pháp này có ưu điểm là khắc phục được hiện tượng thời tiết không thuận lợi (nắng nóng, độ ẩm không khí thấp) đảm bảo năng suất, chất lượng quả và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cao trong việc nhân giống cây con (ươm, giâm cây giống).

Song lại có nhược điểm vốn đầu tư ban đầu tương đối lớn, nơi có điều kiện kinh tế mới áp dụng được. Nếu tưới nhiều bằng vòi phun cầm tay di động, hạt nước to khiến mặt đất cũng bị gí chặt, phá vỡ kết cấu mặt đất, chất dinh dưỡng bị rữa trôi theo dòng nước chảy trên mặt đất.

b) Tưới nhỏ giọt

Đây là phương pháp tưới hiện đại, thường được áp dụng đối với những vườn cây ăn quả đặc sản có hiệu quả kinh tế cao ở những vùng thiếu nước tưới.

Cách tưới này tiết kiệm lượng nước tối đa. Đất không bị gí chặt, giữ nguyên hiện trạng kết cấu đất, đất không bị bào mòn, phân bón không bị rửa trôi.

Nhưng đây là phương pháp yêu cầu đầu tư lớn nhất, khó áp dụng trong sản xuất đại trà.

c) Tưới ngầm

Tưới ngầm là phương pháp tưới nước cho cây qua hệ thống thiết bị máy bơm kèm theo hệ thống các ống dẫn nước đặc biệt nằm dưới lòng đất hoặc có sự chênh lệch mực nước của nguồn cung cấp nước.

Tưới ngầm có ưu điểm là tiết kiệm nước, đất không bị gí chặt, giữ nguyên hiện trạng kết cấu đất, đất không bị bào mòn, phân bón không bị rửa trôi.

Nhưng có nhược điểm là chi phí đầu tư ban đầu cho phương pháp này khá lớn, chỉ áp dụng được đối với các loại đất có độ xốp cần thiết cho nước thấm qua dễ dàng.

d) Tưới rãnh

Là phương pháp tưới nước để nước chảy theo các rãnh được thiết kế giữa các hàng cây. Nước được thấm dần vào đất và cung cấp cho cây trồng.

Cách tưới nước này tiết kiệm và chủ động được nước tưới cho vườn cây, lớp đất mặt vẫn tơi xốp, không bị gí chặt, kết cấu đất vẫn giữ vững, đất không bị bào mòn, chất dinh dưỡng không bị rửa trôi. Đây là phương pháp tưới thông dụng thường được bà con tưới cho nhiều vườn cây ăn quả trong cả nước. Nhưng chỉ áp dụng được với nơi có địa hình tương đối bằng phẳng (độ dốc <50).

Biện pháp tưới này cũng có một số hạn chế như: lãng phí một phần nước ở cuối rãnh tưới; gặp khó khăn trong việc vận chuyển công cụ sản xuất qua rãnh; phải chi phí khá lớn nhân công và thời gian cho việc cải tạo các rãnh nước.

1.3.5. Trình tự các bước a) Tưới phun

- Nguồn nước: Sử dụng nguồn nước mặt (ao hồ, sông, suối), hoặc nước ngầm (giếng khoan đào); Song chất lượng nước tưới phải đảm bảo và trữ lượng dồi dào.

- Máy bơm để tạo áp hoặc dùng cột nước địa hình ở một số vùng núi cao

(thông qua hồ đập trên các khe suối). Kinh tế nhất là dùng được đầu nước tự nhiên so với dùng bơm. Hệ thống tưới phun như vậy gọi là hệ thống tự tạo áp lực.

- Động cơ: Có thể dùng động cơ điện hoặc động cơ diêzen

- Hệ thống đường ống: Nước từ nguồn được dẫn đến khu tưới bằng đường

ống chính và ống nhánh. Trên các ống nhánh người ta lắp các vòi phun mưa nhân tạo để cung cấp nước cho cây trồng.

Có 02 loại đường ống thường dùng: Đường ống cố định và bán cố định:

+Hệ thống tưới phun mưa với đường ống cố định:

Hệ thống ống dẫn được bố trí cố định dưới đất, vòi phun có thể bố trí cố định hoặc di động. Cách bố trí này hiệu quả cao, quản lý vận hành tiện lợi, chi phí vận hành thấp, chiếm đất ít; thuận tiện cho việc tự động hoá nhưng hiệu suất sử dụng không cao vì cần nhiều đường ống. Do đó, vốn đầu tư trên một đơn vị diện tích lớn. Cho nên, hệ thống này chỉ thích hợp cho khu vực trồng quả, cây kinh tế có số lần tưới khẩn trương, khu vực có độ dốc mặt đất lớn, địa hình cục bộ phức tạp.

+ Hệ thống tưới phun mưa bán cố định:

Ở hệ thống này, trạm bơm hoặc công trình tạo nguồn có đầu nước địa hình cố định và đường ống chính cố định, còn đường ống nhánh và vòi phun di động. Trên mỗi ống nhánh có từ 2 - 10 vòi phun. Loại này sử dụng khi tưới luân phiên. Do ống nhánh và vòi phun di động, nên việc dùng tưới luân phiên thì giảm được số lượng vòi và ống nhánh, cho nên vốn đầu tư giảm.

Nói chung, kinh phí đầu tư cho loại hệ thống bán cố định chỉ bằng 1/2 hoặc ít hơn so với kinh phí đầu tư hệ thống cố định nên được nhiều nước sử dụng.

Việc di dộng đường ống nhánh có thể bằng thủ công hoặc cơ giới. Hiện nay, phương thức cơ giới được sử dụng nhiều vì giảm được nhân lực lại có năng suất cao.

- Vòi phun: (có hai loại) + Vòi phun li tâm

Nước từ lỗ phun ra vòi với một áp lực nhất định vào đỉnh chóp và bật trở lại thành những giọt mưa phân bố trên một diện tích hình tròn. Do tốc độ li tâm và tốc độ quay sau khi tia nước tách khỏi miệng vòi sẽ phân tán đều theo các phía, dưới tác dụng của lực cản không khí, tia nước phân nhỏ thành những hạt mưa theo bốn phía của đầu phun. Đặc điểm loại này là khi áp lực không lớn;

mức độ phân bố mưa vẫn tốt. Do vậy, loại vòi phun này có thể dùng cho áp lực thấp và tầm phun gần.

+ Vòi phun tia

Nguyên lý làm việc của loại vòi phun này là dòng nước áp lực từ miệng vòi phun bắn ra gặp sức cản của không khí phân tán thành những hạt mưa phân bố đều trên một diện tích hình tròn.

Để dòng nước phun được xa, trong ống phun lớn thường bố trí thiết bị chỉnh dòng. ở máy phun áp lực lớn người ta thường bố trí hai loại vòi phun. Vòi lớn có tác dụng phun xa, vòi nhỏ phun gần. Như vậy đảm bảo được mật độ phun đồng đều. Loại vòi phun này thường có áp lực lớn và tầm phun xa.

* Tiến hành

- Kiểm tra hệ thống bơm và vòi trước khi vận hành; - Kiểm tra đường dẫn điện;

- Nối điện cho hệ thống máy.

Hiện nay, thực tế ở nhiều nơi, đặc biệt ở khu vực miền núi vùng cao có đặc điểm:

- Kinh tế còn khó khăn, do đó đầu tư cả hệ thống tưới phun như trên là điều khó thực hiện, chính vì vậy người dân chọn giải pháp đầu tư rẻ hơn mà cũng hiệu quả, đó là bà con tự mua ống dẫn (bằng ống nhựa cứng hoặc vòi mềm) và đầu phun, sau đó dẫn đến từng cây để tưới phun. Tuy nhiên, biện pháp này có nhược điểm là tốn công, đặc biệt là công thu vòi dẫn.

- Địa hình cao, phân chia phức tạp, do đó khó khăn trong việc thiết kế hệ thống.

b) Tưới nhỏ giọt * Chuẩn bị

- Ống nhỏ giọt:

Ống nhỏ giọt là những ống dẫn nước bằng nhựa PE với đường kính ống và độ dày ống khác nhau được gắn chìm bên trong giọt rất đa dạng, tuỳ theo yêu cầu của cây trồng và suất đầu tư mà chúng ta có thể lựa chọn loại dây nhỏ ống những đầu nhỏ giọt với khoảng cách và lưu lượng của đầu nhỏ giọt để sử dụng.

- Hệ thống lọc:

Hệ thống lọc là phần quan trọng nhất của hệ thống tưới nhỏ giọt. Có nhiều loại lọc khác nhau: lọc màng, lọc đĩa, lọc giá thể, lọc tách cát. Các hệ thống lọc sẽ được vệ sinh lõi lọc bằng tay, bán tự động và tự động theo áp lực hoặc thời gian. Tùy theo chất lượng nguồn nước, Netafim sẽ cung cấp một hệ thống lọc đảm bảo dây nhỏ giọt hoạt động tốt, nước và phân bón hoà tan sau khi đi qua hệ thống lọc sẽ được đưa vào hệ thống nhỏ giọt cung cấp cho cây trồng.

60% công dụng của hệ thống tưới nhỏ giọt là sử dụng phân bón qua hệ thống. Phân bón hòa tan trong nước được đưa chính xác vào bộ rễ tích cực của cây trồng hàng ngày hoặc nhiều lần trong một ngày với liều lượng xác định.

Bộ định lượng và pha phân bón có thể điều khiển tự động. Các trang trại

nhỏ hoặc suất đầu tư thấp có thể sử dụng những bộ châm phân bón đơn giản bằng cơ cho từng loại phân bón với việc kiểm soát khối lượng phân cung cấp ở mức độ tương đối.

- Hệ thống điều khiển tự động:

Hệ thống tưới sẽ được điều khiển bằng lưu lượng, thời gian hay bằng những bộ phận cảm biến ẩm độ hay nhiệt độ. Hệ thống điều khiển sẽ đóng mở máy bơm và van điện để tưới theo rất nhiều những chương trình tưới được lập

trình sẵn. Hệ thống điều khiển có thể truyền tín hiệu bằng dây hay tín hiệu sóng

vô tuyến cho những diện tích lớn từ vài trăm đến hàng ngàn hecta. * Vận hành

- Kiểm tra hệ thống bơm và vòi trước khi vận hành; - Kiểm tra đường dẫn điện;

- Nối điện cho hệ thống máy. c) Tưới ngầm

Cũng tương tự như hệ thống tưới nhỏ giọt hoặc tưới phun mưa nhưng có đặc điểm khác là hệ thống ống dẫn được chôn ngầm ở dưới mặt đất.

Tưới ngầm gồm có tưới phun ngầm và tưới nhỏ giọt ngầm. d) Tưới rãnh

Đây là phương pháp áp dụng ở những nơi trồng lê có địa hình bằng phẳng.

* Chuẩn bị

- Hệ thống ống dẫn nước tới vườn hoặc bể bê tông (nếu có điều kiện). - Máy bơm.

* Vận hành

- Kiểm tra hệ thống ống dẫn, đường dẫn, máy bơm

- Để tiết kiệm nước và nước thấm đều thì lưu lượng nước đưa vào rãnh phải giảm dần, chiều sâu nước trong rãnh khống chế vừa phải. Thông thường, khi chiều sâu nước bằng 1/2÷3/4 chiều sâu rãnh và khi nước chảy đến 9/10 độ dài rãnh thì ngừng tưới.

1.4. Bón phân

1.4.1. Các thời kỳ bón phân

- Bón định kỳ: Bón thúc làm nhiều lần vào các đợt chuẩn bị ra cành để nhanh tạo bộ khung tán. Tối thiểu phải bón làm 4 lần:

+ Lần 1: Thúc cành xuân vào tháng 1-2. + Lần 2: Thúc cành hè vào tháng 4-5. + Lần 3: Thúc cành thu vào tháng 7-8.

+ Lần 4 : Sau khi thu hoạch quả. Mục đích nhằm phục hồi sinh trưởng cho cây, tạo tiền đề sinh trưởng và tái tạo năng suất cho vụ quả sau.

- Bón phân khi cây có biểu hiện thiếu phân.

+ Cần thường xuyên theo dõi tốc độ sinh trưởng của vườn lê. Nếu thấy có biểu hiện thiếu phân, cần bổ sung kịp thời.

+ Thường xuyên thăm vườn, nếu thấy các cây trong vườn phát triển không đồng đều, cần tiến hành bón bổ sung cho những cây kém phát triển để tạo độ đồng đều trong vườn cây.

1.4.2. Xác định loại phân bón

- Cây lê cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và khoáng để sinh trưởng, phát triển và cho năng suất.

Các nguyên tố dinh dưỡng cây lê cần gồm có đạm, lân, kaly, canxi và các nguyên tố khác như Magie, Molipden,....Loại phân thường bón cho cây gồm có:

+ Vôi;

+ Phân hữu cơ (phân chuồng, phân xanh, phân bắc); + Phân vô cơ (đạm, lân, kaly);

+ Phân vi lượng (canxi, magie, kẽm, đồng, mangan).

- Ở thời kỳ kiến thiết cơ bản, mỗi thời kỳ cần bón loại phân tương ứng như sau:

+ Thúc cành xuân: Bón phân hữu cơ, lân và kaly. + Thúc cành hè: Bón phân lân, đạm và kaly. + Thúc cành thu: Bón đạm và lân.

1.4.3. Xác định lượng phân bón a) Cơ sở xác định lượng phân bón

Để xác định lượng phân bón, người trồng phải căn cứ vào các yếu tố sau đây:

- Tuổi cây: Cây càng nhiều tuổi, lượng phân bón càng phải tăng lên.

- Độ phì của đất: Đất tốt bón ít hơn đất xấu. Ví dụ như đất phù sa bón ít phân hơn đất cát.

- Tình hình sinh trưởng của cây và vườn cây: Nếu vườn cây hoặc cây trong vườn sinh trưởng chậm so với bình thường, cần bón tăng lượng phân bón so với năm trước.

Công thức bón phân cho cây lê thời kỳ kiến thiết cơ bản như sau:

- 30 kg phân chuồng cùng với 0,1 - 0,2 kg phân lân nung chảy (lân Văn Điển) bón 1 lần/năm vào cuối mùa sinh trưởng (từ tháng 11 - 1);

- 200g urê và 100 g sunfat kali bón làm 3 lần vào các tháng 1-2; tháng 4-5 và tháng 8-9.

+ Lần 1: 30% phân đạm

+ Lần 2: 40% đạm + phân kali + Lần 3: 30% đạm còn lại

Các nguyên tố vi lượng nếu thấy cần thì phun lên lá.

- Magiê: dùng Nitrat Magiê 1 kg trong 100 lít nước để phun đến ướt lá. - Kẽm: 100 g sunfat kẽm pha trong 100 lít nước phun vào thời kỳ ra lá vụ xuân.

- Giải quyết hiện tượng thiếu đồng bằng cách phun dung dịch booc đô. Trong trường hợp thiếu nghiêm trọng thì phun ôxit clorua đồng 400 g pha trong 100 lít nước.

- Nếu cây có hiện tượng thiếu Bo có thể phun dung dịch Borat nồng độ 300g/100 lít nước.

- Thiếu Mangan phun dung dịch sunfat mangan nồng độ 100 g/100 lít nước.

1.4.4. Trình tự các bước bón phân a) Chuẩn bị

- Phân bón: Đầy đủ về số lượng cho mỗi loại theo nhu cầu; - Đồ đựng phân bón: Chậu, thúng.

- Xe chuyên chở phân bón: Xe rùa, quanh gánh;

- Bảo hộ lao động: Găng tay cao su, quần áo, mũ, giầy. b) Cách bón

- Phân hữu cơ: Đào rãnh theo hình chiếu tán cây (1/2 phía trong tán, ½ phía ngoài tán), rộng 20-40, sâu 30-40cm, thả phân rồi lấp kín đất. Nếu trời nắng và đất khô thì phải tưới nước.

- Phân vô cơ:

Một phần của tài liệu Giáo trình nghề trồng đào lê mận mô đun trồng lê (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)